Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Thành phố Bến Tre
Vị trí
Địa lý
Diện tích tổng: 2360,6 km²
Dân số 1.257.800 người (ước tính năm 2011)
Mật độ người/km²
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Tôn giáo Phật giáo, Công Giáo.
Dân tộc người Kinh, Hoa, Khmer, Tày, BaNa, Thượng,...
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Vùng Tây Nam Bộ
Hệ thống điện 220V/50Hz
Múi giờ UTC +7
Mã số điện thoại +84 (75)
Web http://www.bentre.gov.vn/

Bến Tre là một tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, có tỉnh lỵ là thành phố Bến Tre. Thành phố Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 80 km, cách thành phố Mỹ Tho 15 km theo quốc lộ 60.

Tổng quan[sửa]

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây qua tỉnh Tiền Giang và Long An. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 1 đến 2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26oC - 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm.

Trước kia tỉnh Bến Tre vùng hoang vu, một thời gian sau đó có một vài nhóm người đến định cư và thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Càng ngày số người đến định cư ngày càng đông, chính sự di cư này kèm theo sự gia tăng dân số, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp.

Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa, với biệt danh là "Xứ Dừa". Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là "quê hương Đồng khởi", mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống Việt Nam Cộng hòa, khốc liệt nhất là trong năm 1960.

Đến bằng cách nào[sửa]

  • Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Bến Tre bằng quốc lộ 1A hoặc theo cao tốc Trung Lương (xe máy không được đi trên cao tốc), đi qua Mỹ Tho, theo quốc lộ 60, qua cầu Rạch Miễu.
  • Từ thành phố Vĩnh Long qua phà Đình Khao đến địa phận huyện Chợ Lách.
  • Từ thành phố Trà Vinh qua phà Cổ Chiên đến địa phận huyện Mỏ Cày Nam.

Sân bay gần Bến Tre nhất là Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay gần thứ nhì là Sân bay quốc tế Cần Thơ.

Đi lại[sửa]

Taxi[sửa]

Xe buýt[sửa]

Tất cả các tuyến xe buýt trong tỉnh đều nối với nhau tại Bến xe Bến Tre trừ tuyến 5.

  • Tuyến số 1: Từ bến xe Tiền Giang chạy theo quốc lộ 60 qua: Thị trấn Châu Thành, Tp. Bến Tre (Bến xe Bến Tre), Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc đến phà Cổ Chiên quan Trà Vinh.
  • Đi Ba Tri - đón tuyến số 2.
  • Tuyến số 3: đi Hàm Long- Tiên Thủy đến phà Tân Phú (qua Chợ Lách).
  • Tuyến số 4: Qua Mỏ Cày Bắc - Thị trấn Mỏ Cày Nam đến Thạnh Phú.
  • Tuyến số 5 từ thị trấn Châu Thành đi Bình Đại.
  • Tuyến số 7: đi Giồng Trôm.
  • Tuyến số 8: đi Ba Vát, Cái Mơn, Thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao (sang thành phố Vĩnh Long).

Xe ôm[sửa]

Phương tiện thủy[sửa]

Tham quan[sửa]

  • Cồn Phụng (Cồn Đạo Dừa) (một cù lao nổi giữa sông Tiền, ngay cửa ngõ tỉnh Bến Tre, cách trung tâm thị xã Bến Tre 12km (đường bộ) và 25km (đường sông)). Cồn Phụng có diện tích 50ha, dân cư sống chủ yếu bằng nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ từ cây dừa và trồng cây ăn trái
  • Làng du kích Đồng Khởixã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre (cách Tx. Bến Tre 15km). Làng du kích Đồng Khởi là nơi nổi dậy đầu tiên của phong trào Đồng Khởi năm 1960
  • Vườn cây ăn trái Cái Mơnxã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.. Cái Mơn là một làng quê thuần chất Nam Bộ với những con đường nhỏ hẹp bao phủ bởi rặng cây xanh nặng trĩu quả ngọt.
  • Chùa Tuyên Linhxã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Chùa Tuyên Linh được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 20/7/1994. Ngày 19/5 hàng năm, ở chùa đều diễn ra ngày hội với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa và mít-tinh kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ
  • Mộ Nguyễn Đình Chiểuxã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Mộ Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân Bến Tre xây dựng để tưởng niệm Ông.
  • Cồn Tiênxã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (trên sông Hàm Luông, cách trung tâm Tx. Bến Tre 23km (đường bộ), 15km (đường sông)). Cồn Tiên có diện tích 7ha, là một bãi cát đẹp
  • Cồn Ốc (Cồn Hưng Phong)xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre (cách Tx. Bến Tre khoảng hơn 10km). Cồn Ốc dài 8,3km, rộng hơn 1km. Trên Cồn có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả
  • Cồn Quixã Tân Thạch và Quới Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (nằm trên sông Tiền Giang giữa 2 xã Tân Thạch và Quới Sơn, cách trung tâm Tx. Bến Tre 22km đường sông.). Trên Cồn Qui là các khu vườn trồng cây ăn trái như: sa-pô-chê, nhãn, bưởi.
  • Sân chim Vàm Hồxã Mỹ Hoà và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre (cách Tp. Bến Tre khoảng 52km, cách Tp. Hồ Chí Minh 120km đường bộ, 100km đường thủy). Vàm Hồ là vùng đất ngập mặn, nhiều loại cây hoang dã mọc thành rừng, là nơi trú ngụ của hàng nghìn con cò, vạc và nhiều loại chim khác

Mua[sửa]

  • Có rất nhiều cửa hàng bày bán kẹo dừa và bánh tráng dọc theo tuyến QL 60.
  • Trung tâm thương mại lớn có tại trung tâm Tp. Bến Tre là Coop Mart Bến Tre gần đối diện Công viên Hùng Vương, tại vị trí sân vận động tỉnh cũ và cũng gần đài Truyền hình Bến Tre.
  • Dừa sáp, một loại dừa chỉ có ở Trà Vinh nhưng cũng được bày bán nhiều ở cung đường từ Vòng xoay Tân Thành (Tp. Bến Tre) đến cầu Rạch Miễu.
  • Dừa dứa, một loại dừa có hương vị dứa, là đặc sản của Bến Tre.
  • Đặc sản bánh tráng và bánh phồng ở huyện Giồng Trôm, người dân thường gọi "bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc" "Mỹ Lồng" ở đây là một tên gọi khác của xã Mỹ Thạnh còn "Sơn Đốc" là tên gọi khác của xã Hưng Nhượng.

Ăn[sửa]

  • Các loại kẹo dừa khác nhau, các sản phẩm có tiếng như: Kẹo dừa Thanh Long, Kẹo dừa Tuyết Phụng. Bạn có dịp tham quan các cơ sở sản xuất và thưởng thức kẹo mới ra lò.
  • Người Bến Tre có câu: "Bánh tráng Mỹ Lồng, báng phồng Sơn Đốc" nhắc đến hai loại đặc sản của địa danh của huyện Giồmg Trôm.
  • Sầu riêng của vùng Cái Mơn.

Uống[sửa]

  • Rượu Phú Lễ được xem là đặc sản của Bến Tre.

Bar[sửa]

Cafe[sửa]

Ngủ[sửa]

Lưu trú[sửa]

Khu du lịch và nghỉ dưỡng Forever Green Resort tại xã Phú Túc, huyện Châu Thành, Bến Tre.

An ninh[sửa]

Y tế[sửa]

Liên lạc[sửa]

Tôn trọng[sửa]

Điểm đến tiếp theo[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!