Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Chiết Giang (浙江) là một tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc. Tên gọi Chiết Giang lấy theo tên cũ của con sông Tiền Đường chảy qua Hàng Châu - tỉnh lỵ Chiết Giang. Tên gọi tắt của tỉnh này là Chiết. Chiết Giang giáp giới với tỉnh Giang Tô và thành phố Thượng Hải về phía bắc, An Huy và Giang Tây về phía tây và Phúc Kiến về phía nam, phía đông giáp biển Hoa Đông

Các vùng[sửa]

Thành phố[sửa]

  • Hàng Châu - thủ phủ Chiết Giang, cố đô của Trung Quốc, điểm đến nhộn nhịp nhất của Trung Quốc đối với du lịch trong nước, nổi tiếng với trà, lụa và các hồ lớn phương Tây.
  • Hồ Châu - bao gồm các khu lịch sử của Anji
  • Ninh Ba
  • Thiệu Hưng - thành phố văn hóa truyền thống Trung Quốc
  • Ôn Châu - trung tâm công nghiệp lớn, gần biển và ranh giới tỉnh Phúc Kiến
  • Yiwu - sôi động với hương vị Trung Đông do cộng đồng người Hồi giáo lớn.
  • Zhoushan

Các điểm đến khác[sửa]

Tổng quan[sửa]

Lịch sử[sửa]

Địa lý[sửa]

Chiết Giang là tỉnh duyên hải đông nam Trung Quốc, ở phía nam của đồng bằng châu thổ Trường Giang, phía bắc liền kề với Thượng Hải và tỉnh Giang Tây, phía tây giáp với tỉnh An Huy và tỉnh Giang Tây, phía nam giáp với tỉnh Phúc Kiến, phía đông giáp với biển Hoa Đông. Đại bộ phận đường bờ biển của Chiết Giang khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển và đảo. Diện tích đất liền của Chiết Giang chiếm 1,02% diện tích toàn quốc, là một trong các tỉnh có diện tích nhỏ nhất Trung Quốc. Địa hình của Chiết Giang phức tạp, có thuyết nói là "thất sơn nhất thủy lưỡng phần điền", trong thực tế đồi núi chiếm 70,4% tổng diện tích của Giang Tây, đồng bằng và bồn địa chiếm 23,2%. Đỉnh Hoàng Mao Tiêm (黄茅尖, 1929 m) tại Long Tuyền, Lệ Thủy là đỉnh cao nhất tại tỉnh Chiết Giang. Lưu vực sông lớn nhất chảy trên địa bàn tỉnh là sông Tiền Đường, song dòng chảy lại nhiều uốn khúc, nên còn gọi là Chi Giang [sông hình chữ chi (之)], ngoài ra sông Tiền Đường cũng được gọi là Chiết Giang và là nguồn gốc của tên tỉnh. Tỉnh lị Hàng Châu chỉ cách Thương Hải hơn 130 km đường cao tốc. Các phương tiện truyền thông thường ám chỉ thủy triều ở sông Tiền Đường giống người Chiết Giang có "tinh thần chiến đấu cùng với tất cả sức mạnh" (拼搏精神, bính bác tinh thần).

Đồng bằng tại Chiết Giang đa phần nằm ở hạ du các con sông lớn. Ở bắc bộ Chiết Giang là đồng bằng Hàng-Gia-Hồ, là một bộ phận của đồng bằng châu thổ Trường Giang với địa thế rất thấp, bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, có kênh Đại Vận Hà đi qua. Ngoài ra, tại vùng ven biển và ven sông trên địa bàn tỉnh có không ít các đồng bằng và bồn địa nhỏ, chủ yếu là có hình dạng dài và hẹp. Đồng bằng Ninh-Thiệu nằm ở duyên hải phía đông Chiết Giang, do phù sa của các sông Tiền Đường, sông Phổ Dương (浦陽江), sông Tào Nga (曹娥江) và sông Dũng (甬江) bồi đắp nên. Ở hạ du sông Linh (灵江) là đồng bằng Ôn-Hoàng, nằm trên địa phận các khu thị của Thai Châu. Ở phía hạ du sông Âu (瓯江) và sông Phi Vân (飞云江) là đồng bằng Ôn-Thụy, thuộc địa phận các khu thị của Ôn Châu. Ở tả ngạn hạ du sông Ngao (鳌江) thuộc huyện Bình Dương là đồng bằng Tiểu Nam, ở phía hữu ngạn thuộc huyện Thương Nam là đồng bằng Giang Nam. Các vùng đồng bằng này đều có đất đai phì nhiêu, sông sâu, sản lượng ngũ cốc dồi dào. Bồn địa Kim-Cù trải dài dọc theo sông Cù (衢江), sông Lan (兰江), sông Tân An (新安江), sông Kim Hoa (金华江) trên địa phận Kim Hoa và Cù Châu, là bồn địa lớn nhất tỉnh Chiết Giang. Ngoài ra, tại Chiết Giang, còn có bồn địa Chư-Kỵ, bồn địa Tân-Thặng, bồn địa Thiên-Thai và bồn địa Cổ Tùng.

Khí hậu[sửa]

Chiết Giang nằm ở vùng chuyển tiếp khí hậu giữa đại lục Âu-Á và vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa điển hình, bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5, mưa nhiều và khí hậu cũng biến đổi lớn; mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, mưa kéo dài và nhiệt độ rất nóng, ẩm; mùa thu có khí hậu ấm áp và khô; mùa đông không kéo dài song nhiệt độ lạnh (nam bộ Ôn Châu có mùa đông ấm). Nhiệt độ trung bình năm là 15°C-18°C, nhiệt độ trung bình tháng 1 (tháng lạnh nhất) là 2°C-8°C và có thể xuống thấp đến -2,2°C đến -17,4°C, nhiệt độ trung bình tháng 7 (tháng nóng nhất) là 27°C-30°C và có thể lên cao đến 33°C-43°C.

Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Á, nên hướng gió và lượng mưa có sự thay đổi đáng kể giữa mùa hè và mùa đông. Lượng giáng thủy hàng năm là 980–2000 mm, số giờ nắng trung bình năm là 1.710-2.100 giờ. Vào đầu mùa hè có lượng mưa lớn, thường gọi là "Mai vũ quý tiết" (梅雨季节, mùa mưa gió mùa Đông Á), song tỉnh thường chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới từ Thái Bình Dương vào cuối hè. Vào mùa hè, gió đông nam chiếm ưu thế, các vùng núi phía đông núi Quát Thương (括苍山), núi Nhạn Đãng (雁荡山) và núi Tứ Minh (四明山) có lượng mưa lớn, vùng hải đảo và khu vực trung bộ Chiết Giang có lượng mưa thấp hơn tương đối, nhiệt độ ở vùng bồn địa Kim-Cù tại trung bộ của tỉnh rất cao, các vùng xung quanh thấp hơn rõ rệt. Vào mùa đông, hướng gió lại chuyển thành hướng tây bắc, nhiệt độ cao dần từ bắc xuống nam.

Do nằm trên vùng chuyển tiếp giữa vùng có vĩ độ thấp và trung bình, nằm ở ven biển, kết hợp với việc có địa hình nhấp nhô lớn, lại phải chịu ảnh hưởng kép của gió mùa nhiệt đới và khối khí lạnh lục địa, Chiết Giang là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của các cơn bão tại Trung Quốc.[24] Tuy nhiên, tấn suất các thảm họa tự nhiên diễn ra thì nhỏ hơn.

Ngôn ngữ[sửa]

Ngôn ngữ bản địa của đại bộ phận cư dân Chiết Giang là tiếng Ngô. Số người sử dụng tiếng Ngô tại Chiết Giang ước tính vào khoảng 41,81 triệu người. Tại Chiết Giang, tiếng Ngô có nhiều phương ngữ, đa phần thuộc đại phương ngữ Thái Hồ như phương ngữ Tô-Gia-Hồ, phương ngữ Hàng Châu, phương ngữ Lâm-Thiệu, phương ngữ Dũng-Giang, các phương ngữ tiếng Ngô phương Nam có phương ngữ Thai Châu, phương ngữ Kim-Cù, phương ngữ Thượng Lệ, phương ngữ Âu Giang và phương ngữ Tuyên Châu. Giữa các phương ngữ của tiếng Ngô có sự khác biệt đáng kể. Tiếng Ngô có phụ âm, nguyên âm, thanh điệu, ngữ pháp, từ vựng hoàn toàn khác so với các phương ngôn phương Bắc Trung Quốc. Ngoài ra, trên địa bàn Chiết Giang cũng có những vùng không nói tiếng Ngô, trong đó tiếng Mân Nam là phương ngôn lớn thứ hai tại tỉnh với khoảng 1-2 triệu người nói, tập trung ở phía nam. Tiếng Huy là phương ngôn lớn thứ ba tại Chiết Giang, chủ yếu được nói tại Thuần An và Kiến Đức. Cư dân tại phía nam huyện Thái Thuận sử dụng phương ngôn Man Giảng của tiếng Mân Đông. Có 200.000 cư dân tại vùng đồng bằng ven biển phía đông huyện Thương Nam nói phương ngôn Man Giảng. Tại Chiết Giang cũng có một bộ phận người Khách Gia. Quan thoại chủ yếu được các di dân và hậu duệ của họ sử dụng, tiếng Phổ Thông là ngôn ngữ giáo dục.

Đến[sửa]

Đi lại[sửa]

Xem[sửa]

Làm[sửa]

Ăn[sửa]

Uống[sửa]

An toàn[sửa]

Tiếp theo[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!