Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Mount Cook on Lake Matheson
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Wellington
Chính phủ Dân chủ nghị viện theo đại diện và quân chủ lập hiến
Tiền tệ New Zealand dollar (NZD)
Diện tích 270.534 km2
Dân số 4.400.000
Ngôn ngữ Tiếng Anh, Māori, và New Zealand Sign Language
Tôn giáo Không xác định/không 43%, Anglican 17%, Công giáo La Mã 14%, Presbyterian 11%, Methodist 3%, Pentecostal 1.7%, Baptist 1.3%, khác Christian 9%, khác 3%
Hệ thống điện 230V/50Hz (Plug Type I - "Australian")
Mã số điện thoại +64
Internet TLD .nz
Múi giờ UTC +12
(Chathams UTC +12:45)
Khẩn cấp Quay 111

New Zealand (phiên âm tiếng Việt: Niu Di-lân, Hán-Việt: Tân Tây Lan) là một quốc gia thuộc châu Đại Dương. Thủ đô là Wellington. New Zealand là một trong những quốc gia đẹp nhất trên thế giới, một đất nước có vẻ đẹp tự nhiên tuyệt đẹp và đa dạng: núi lởm chởm, các đồng cỏ, các vịnh hẹp dốc, các hồ nguyên sơ đây cá hồi, các con sông dữ dội, những bãi biển danh lam thắng cảnh, và núi lửa hoạt động. Những hòn đảo này thành một vùng sinh thái độc đáo nơi sinh sống của các loài chim không bay được nhìn thấy ở nơi nào khác, chẳng hạn như kakapo và kiwi. New Zealand đã chọn chim kiwi làm biểu tượng quốc gia, và thậm chí đã chọn tên Kiwi làm tên cho chính mình.

Những quần đảo này được thưa thớt dân cư, đặc biệt là từ đảo Bắc, nhưng dễ dàng tiếp cạn với mạng lưới giao thông thuận lợi và hợp lý. Văn hóa Maori tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và chính phủ và biểu tượng của công ty với nhiều cơ hội cho du khách tìm hiểu và trải nghiệm các hình thức ngày lịch sử và hiện tại của cuộc sống Maori.

Tổng quan[sửa]

New Zealand là một quốc gia hải đảo nằm ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương bao gồm hai đảo chính (tên là đảo Bắc và đảo Nam) và nhiều đảo nhỏ hơn, trong số đó được biết đến nhiều nhất là đảo Stewart/Rakiura. Theo tiếng Māori bản địa, New Zealand được gọi là Aotearoa có thể dịch là "vùng đất của dải mây trắng dài". Lãnh thổ của New Zealand còn bao gồm cả quần đảo Cook và Niue (tự quản bằng một chính phủ liên kết tự do); Tokelau; và Ross Dependency (vùng lãnh thổ được New Zealand tuyên bố chủ quyền tại châu Nam cực). New Zealand được biết đến nhiều vì vị trí biệt lập về mặt địa lý của quốc gia này: lãnh thổ của New Zealand nằm cách phía Đông Nam nước Úc khoảng 2.000 kilomet (1.200 dặm) băng qua biển Tasman. Các quốc gia gần New Zealand nhất là Nouvelle Calédonie về phía bắc tây-bắc, Fiji vè phía bắc và Tonga về phía bắc đông-bắc. Trong khoảng thời gian biệt lập lâu dài, tại New Zealand đã phát triển một hệ động thực vật đặc thù riêng chiếm ưu thế bởi các loài chim. Nhiều loài này đã tuyệt chủng kể từ khi con người di cư đến nơi này và mang theo các loài hữu nhũ xâm lấn. Dân cư New Zealand phần lớn gốc người Châu Âu (tiếng Māori: Pakeha) trong khi thổ dân người Maori là thiểu số đông nhất. Những người gốc Polynesia (Đa Đảo) và Châu Á cũng là những nhóm thiểu số quan trọng, nhất là ở những vùng đô thị. Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất ở New Zealand là tiếng Anh. New Zealand làm một quốc gia phát triển được xếp hạng cao trong các bảng đánh giá quốc tế về nhiều mặt, bao gồm giáo dục, tự do kinh tế, và chỉ số nhận thức tham nhũng. Các thành phố của New Zealand cũng thường xuyên có mặt trong danh sách những thành phố dễ sống nhất thế giới. Elizabeth II là Nữ hoàng New Zealand, được đại diện bởi Toàn quyền. Chức vị Toàn quyền là một chức vị lễ nghi chứ không tham dự vào chính trị. Theo cách nói của người dân đây thì Nữ hoàng "reigns but does not rule", tức là Nữ hoàng "tại vị chứ không trực trị" cho nên hoàng gia Anh không tham chính. Thủ tướng cầm quyền chính trị và đứng đầu Chính phủ trong Nghị viện Tân Tây Lan, được dân cử theo kiểu dân chủ.

Lịch sử[sửa]

New Zealand thuộc địa bàn định cư chính của người Polynésie. Về diện tích New Zealand cũng là lãnh thổ lớn nhất của chủng tộc này. Theo những nhà nghiên cứu thì người Polynésie xâm nhập và định cư khu vực này khoảng năm 1250–1300 sau Công Nguyên. Một số nghiên cứu thì cho rằng làn sóng di cư đầu tiên có thể diễn ra sớm hơn trước đó nhiều vào khoảng 50–150 sau Công Nguyên nhưng nhóm người đó sau diệt vong hoặc thiên cư sang nơi khác, nên sau đó New Zealand lại vắng bóng con người. Sau nhiều thế kỷ, dân Polynesia ở New Zealand đã hình thành một nền văn hóa riêng biệt, nay gọi là dân Māori. Cư dân trên đảo được chia ra thành nhiều nhómiwi (bộ lạc) và hapū (phân tộc). Các nhóm này có mối quan hệ thay đổi, khi thì hợp tác, khi cạnh tranh và có khi là giao tranh. Sau đó một nhóm Māori di cư đến quần đảo Chatham và lập ra một nền văn hóa riêng biệt nữa có tên Moriori.

Những nhà thám hiểm châu Âu[sửa]Người châu Âu đầu tiên sử sách ghi nhận đã đặt chân đến New Zealand là nhà thám hiểm người Hà Lan Abel Janszoon Tasman cùng với thủy thủ đoàn của ông vào năm 1642. Trong cuộc chạm trán với thổ dân Māori, một số thủy thủ Âu châu trong đoàn của Tasman bị giết. Tasman liền sai nhổ neo rời New Zealand và không trở lại nữa. Bẵng một thời gian dài hơn 100 năm New Zealand hoàn toàn vắng bóng người Âu châu cho đến khi nhà thám hiểm người Anh James Cook trong những chuyến hành trình ở miền nam Thái Bình Dương khoảng 1768-71 cặp bến vào New Zealand. Cook đến New Zealand lần đầu vào năm 1769 và vẽ địa đồ hầu hết bờ biển của quần đảo. Sau Cook là vô số thương thuyền và ngư thuyền từ châu Âu và Bắc Mỹ ghé New Zealand để đánh bắt cá voi hoặc hải cẩu. Họ trao đổi với thổ dân các hàng hóa và thực phẩm châu Âu, và đặc biệt là dụng cụ và vũ khí kim loại để đổi lấy gỗ, lương thực, và các món hàng khác của người Māori. Sự giao lưu còn ghi nhận có cả tệ nạn mua dâm.

Với sự xâm nhập của người Âu châu, New Zealand tiếp thu một số các mặt hàng quan trọng, trong đó có khoai tây và súng hỏa mai. Hai món hàng này tác động mạnh đến lối canh tác cây lương thực và tổ chức xã hội của thổ dân Māori vì sau đó xảy ra những cuộc xung đột bằng hỏa pháo giữa các bộ lạc trên đảo.

Về mặt văn hóa bắt đầu vào thế kỷ 19, mặc dù lúc đầu đã gặp nhiều chống đối từ dân bản xứ, các nhà truyền giáo đạo Cơ Đốc dần hoạt động ngày càng mạnh ở New Zealand và truyền đạo Thiên Chúa cho thổ dân Māori. Dân theo đạo thì ngày càng đông biến đổi sắc thái văn hóa Māori.[15]

Trước cảnh dân Âu châu nhập cư đông đảo và thiếu trật tự gây xáo trộn đến xã hội thổ dân, lại thêm mối đe dọa và tham vọng lãnh thổ của người Pháp dòm ngó vùng Thái Bình Dương, chính phủ Anh liền phái William Hobson đến New Zealand để khẳng định chủ quyền của Anh và tìm cách thương lượng một thỏa thuận chính trị với người Māori.[i] Kết quả là Hiệp ước Waitangi ký tại Bay of Islands vào ngày 6 tháng 2, 1840.[16] Vì việc thảo hiệp ước có phần vội vã nên văn bản tiếng Anh và tiếng Māori có nhiều điểm bất nhất trong cách dịch thuật, gây ra nhầm lẫn trong việc thi hành. Dù vậy Hiệp ước Waitangi vẫn được xem là nền tảng khai sinh ra xứ New Zealand và nó vẫn được viện dẫn là văn bản pháp lý bảo đảm quyền lợi của người Māori.

Tình thế trở nên rối ren khi Hobson, với tư cách là Phó Toàn Quyền, ban hành hai bản tuyên cáo trên Công báo Quảng cáo và Vịnh Quần đảo New Zealand ngày 19 tháng 6, 1840. Bản thông cáo đầu tiên "khẳng định trên miền đất được Khám phá [nhấn mạnh], Chủ quyền của Nữ hoàng Tối cao đối với quần đảo Nam thuộc New Zealand, thường được gọi là 'Đảo Trung' (Đảo Nam) và 'Đảo Stewart' (đảo Stewart/Rakiura); và Đảo, thường được gọi là 'Đảo Bắc', đã được nhượng lại cho Nữ hoàng Tối cao." Bản thông cáo thứ hai miêu tả quá trình xác lập chủ quyền của của Nữ hoàng trên "Đảo Bắc" đã được nhượng lại qua hiệp ước ký vào tháng 2.[17]

Dưới chế độ cai trị của người Anh, New Zealand ban đầu là một phần của thuộc địa New South Wales, nhưng sau đó trở thành một thuộc địa riêng biệt vào năm 1841.[16] Lúc đầu, Okiato được Hobson chọn là thủ đô của thuộc địa vào năm 1840, trước khi chuyển nơi làm việc của chính phủ đến Auckland vào năm 1841. Số lượng người Anh định cư ở New Zealand đặc biệt tăng lên. Ban đầu, người Māori buôn bán thuận lợi với 'Pakeha', tên người Māori gọi người châu Âu, và nhiều iwi trở nên giàu có. Khi số lượng người định cư mới đến tăng lên, xung đột về đất đai đã nổ ra dẫn tới Chiến tranh đất đai New Zealand vào thập niên 1860 và 1870, kết quả là phần lớn đất của người Māori rơi vào tay người phương Tây. Các chi tiết về sự định cư của người Âu và sự từ bỏ đất đai của người Māori vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi.

Gustavus von Tempsky bị bắn trong chiến tranh đất đaiMột chính phủ đại diện cho thuộc địa được thành lập vào năm 1852 khi Vương Quốc Anh thông qua Đạo luật Hiến pháp New Zealand 1852. Quốc hội New Zealand lần thứ nhứt họp vào năm 1854. Năm 1856 chính quyền thuộc địa đã có thể quản lý hiệu quả và giải quyết suôn sẻ mọi vấn đề trong lãnh thổ hơn là chính sách đối với người bản xứ. Quyền lực trên phương diện này đã được chuyển giao cho chính quyền thuộc địa vào thập niên 1860.[16]

Năm 1863 Thủ Tướng Alfred Domett đi đến một quyết định rằng thủ đô sẽ được dời đến một nơi trong eo biển Cook, rõ ràng nguyên nhân là do mối quan ngại rằng Đảo Nam sẽ tách ra thành một thuộc địa riêng biệt. Những nhà truyền giáo đến từ Úc (được chọn vì vị thế trung lập của họ) đưa ra lời khuyên rằng Wellington là nơi thích hợp để đặt chính quyền do vị trí trung tâm và hải cảng ở đây, sau đó quốc hội đã chính thức dời đến nơi này lần đầu tiên vào năm 1865.[19] Năm 1893, New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.

Năm 1907 New Zealand trở thành một lãnh thổ bán tự trị của Đế quốc Anh, và là một quốc gia Thịnh vượng chung độc lập vào năm 1947 khi Đạo luật Westminster 1931 được chấp thuận,[16] mặc dù trên thực tế ảnh hưởng của người Anh lên việc điều hành New Zealand vẫn tồn tại một thời gian dài sau đó. Khi quốc gia này ngày càng trở nên độc lập về mặt chính trị, tuy nhiên, trên bình diện kinh tế, nó lại trở nên phụ thuộc; vào thập niên 1890, công nghệ đóng tàu làm lạnh cho phép xuất khẩu thịt và bơ sữa sang Anh, mối liên hệ thương mại này đã mang đến sự phát triển nền tảng cho nền kinh tế New Zealand.

New Zealand là một thành viên tích cực trong Đế quốc Anh, nước này tham chiến cùng quân đội Anh trong các cuộc chiến như chiến tranh Boer lần 2, Thế chiến I và Thế chiến II, đặc biệt là trong Trận đánh nước Anh, ngoài ra nước này còn ủng hộ Anh trong Khủng hoảng Suez. Quốc gia này đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế thế giới và đã phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của cuộc Đại Suy thoái trong thập niên 1930. Cuộc suy thoái đã dẫn đến việc chính phủ lao động đầu tiên được bầu, vốn sau đó đã xây dựng được một nhà nước phúc lợi và một nền kinh tế mang nặng tính bảo hộ mậu dịch.


Cờ Tino rangatiratanga (chủ quyền của Māori)New Zealand trải qua một thời kỳ phát triển thịnh vượng sau Thế chiến II. Tuy nhiên, một số vấn đề xã hội vẫn còn tồn tại và chưa được giải quyết thỏa đáng; người Māori đã bắt đầu rời bỏ lối sống truyền thống ở nông thôn và chuyển tới cách thành phố để tìm việc. Một phong trào phản đối của người Māori cuối cùng đã xảy ra, để phản đối chủ nghĩa trọng Âu và nhằm tìm kiếm sự công nhận xứng đáng đối với văn hóa Māori và Hiệp ước Waitangi, vốn từ lâu đã bị phớt lờ.

Năm 1975, Phiên tòa Waitangi được mở nhằm điều tra những cáo buộc vi phạm Hiệp ước, và phiên tòa này đã tạo điều kiện chi việc điều tra những bất hòa trong lịch sử vào năm 1985. Cùng với các quốc gia phát triển khác, sự phát triển về mặt xã hội trong thập niên 1970 luôn đi đôi cả sự thay đổi về mặt chính trị.

Tư cách thành viên của nước Anh trong Cộng đồng Kinh tế châu Âu được thực thi vào năm 1973 đã giúp cho các nhà xuất khẩu New Zealand hạn chế được nhiều rào cản để thâm nhập vào các thị trường lớn trước đây của họ. Sự kiện trên và cuộc khủng hoảng năng lượng thập niên 1970 đã dẫn đến những thay đổi quan trọng về mặt kinh tế và xã hội trong suốt thập niên 1980 dưới sự điều hành từ chính phủ lao động thứ tư lãnh đạo bởi Bộ trưởng Tài chính Roger Douglas, người mà các chính sách được biết đến với cái tên Rogernomics.

Địa lý[sửa]

New Zealand bao gồm hai hòn đảo chính và nhiều những đảo nhỏ hơn ở phía Nam Thái Bình Dương khoảng 1.600 km (1.000 dặm) phía đông nam của Úc. Với dân số bốn triệu trong một đất nước có kích thước bằng Vương quốc Anh hoặc Nhật Bản, nhiều khu vực có dân định cư thưa thớt.

Hãy chắc chắn để cho phép đủ thời gian để đi du lịch ở New Zealand. Có thể tham quan trong ba hoặc bốn tuần trên mỗi đảo, mặc dù bạn chắc chắn có thể thấy nổi bật trong thời gian ít. Đường giao thông gió dọc theo bờ biển và thông qua các dãy núi, đặc biệt là ở các đảo Nam.

Auckland, với dân số khoảng 1,4 triệu người, là thành phố lớn nhất ở New Zealand và Polynesia.

Vùng[sửa]

Vùng, thành phố chính và các điểm đến ở New Zealand
Đảo Bắc
Các bãi biển, đất canh tác, rừng và các đỉnh núi lửa hoạt động.
Đảo Nam
Cảnh núi và vịnh nhỏ ngoạn mục, các cánh rừng sồi lớn, các sông băng lớn.
Đảo Stewart
Rừng bản địa và cuộc sống hoang dã, phần lớn đảo tạo thành một vườn quốc gia.
Các đảo Chatham
Các đảo xa xôi ở phía đông, nơi ở truyền thống của người Maori.
Các đảo cận Nam Cực
Rất xa xôi, không có người ở và ít được khách tham quan, hiện có tàu du lịch đến cho khách chiêm ngưỡng hệ động thực vật cận Nam Cực.

Thành phố[sửa]

Các điểm đến khác[sửa]

New Zealand phong phú về vườn quốc gia, khu vực nông thôn và những nơi xa xôi có giá trị đến thăm một lần.

  • Vườn quốc gia Abel Tasman - bãi biển cát vàng, đi thuyền kayak và con đường ven biển Abel Tasman
  • Vườn quốc gia Aoraki Mount Cook - nhiều cơ hội đi bộ đường dài và ngọn núi cao nhất của New Zealand
  • Bay of Islands - vị trí đẹp ở đảo Bắc với ý nghĩa lịch sử
  • Bán đảo Coromandel - bờ biển gồ ghề với nhiều bãi biển và cơ hội chỉ là một đi bộ đường dài và một tiếng rưỡi từ Auckland
  • Vịnh Hawke - nhà máy rượu vang trong những ngọn đồi và nghệ thuật trang trí kiến trúc trong Napier
  • Milford Sound - eo biển đẹp trong vườn quốc gia Fiordland
  • Taupo - câu cá hồi và các hoạt động phiêu lưu trên Đảo Bắc
  • Vườn quốc gia Tongariro - ba ngọn núi lửa, hai bãi tuyết và một trong đường đi bộ đường dài phổ biến nhất trong cả nước
  • Vườn quốc gia Westland - nơi có các sông băng Franz Josef và sông băng Fox

Đến[sửa]

Bằng đường hàng không[sửa]

New Zealand có khoảng cách xa xôi so với từ bất cứ nơi nào khác trên thế giới, do đó, đối với hầu hết du khách, cách duy nhất thực tế để nhập New Zealand là bằng đường hàng không. Ngay cả những chuyến bay ngắn nhất giữa Australia và New Zealand cũng mất hơn 3 giờ.

Có sân bay quốc tế tại Auckland, Rotorua, Wellington, Christchurch, Dunedin và Queenstown. Các cổng chính là Auckland và Christchurch, với Auckland phục vụ hơn 20 điểm đến và hàng chục hãng hàng không, và kết nối trực tiếp từ Christchurch đến Sydney, Melbourne, Brisbane, Singapore, và Tokyo. Những sân bay khác chủ yếu giới hạn trong các chuyến bay từ Úc. Nếu bạn làm một chuyến bay qua Úc, hãy chắc chắn rằng bạn có thị thực quá cảnh trong trường hợp bạn cần để có được một. Bạn sẽ không thể có được trên chuyến bay của bạn khác. [1]

Do các cộng đồng ngoại kiều Polynesia Melanesia đông, New Zealand có các tùy chọn chuyến bay trực tiếp rộng rãi với các quốc gia Nam Thái Bình Dương như Samoa, Fiji, TongaQuần đảo Cook. Thuế khởi hành được bao gồm trong giá vé.

Visa[sửa]

Người nước ngoài của quốc gia / vùng lãnh thổ sau đây có thể nhập New Zealand được miễn thị thực như một khách tham quan miễn là họ xuất trình hộ chiếu hợp lệ:

Vô hạn định: Úc (cả công dân Úc và thường trú nhân)

Cho đến 6 tháng: Vương quốc Anh (công dân Anh và người mang hộ chiếu Anh khác, những người sản xuất bằng chứng về quyền cư trú vĩnh viễn ở Anh)

Cho đến 3 tháng: Tất cả quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, Andorra, Argentina, Bahrain, Brazil, Brunei, Canada, Chile, Hồng Kông (bao gồm cả hộ chiếu Anh Quốc (nước ngoài)), Iceland, Israel, Nhật Bản, Kuwait, Liechtenstein, Malaysia, Mexico, Monaco, Na Uy, Oman, Qatar, San Marino, Saudi Arabia, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Đài Loan, Uruguay, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Hoa KỳVatican

Ngoại trừ công dân Úc và cư dân thường trú, nhập cảnh, như một khách tham quan không được có việc làm ở New Zealand.

Để biết thêm thông tin, kiểm tra danh sách Các quốc gia được miễn visa nhập cảnh [2]. Tất cả những miễn trừ thị thực, bao gồm cả một cho người Úc, có thể bị từ chối. Đặc biệt, du khách tiềm năng với hồ sơ hình sự hoặc đã bị từ chối nhập cảnh hoặc trục xuất từ ​​bất cứ nước nào nên kiểm tra với cơ quan xuất nhập cảnh New Zealand nếu họ cần phải xin thị thực.

Du khách đến từ các quốc gia không có trong danh sách miễn thị thực hoặc những người muốn ở lại lâu hơn so với thời gian miễn thị thực tối đa đối với quốc tịch của họ sẽ cần phải nộp đơn xin thị thực thích hợp. Kiểm tra xuất nhập cảnh New Zealand [3] trang web để biết chi tiết.

Nếu bạn yêu cầu thị thực vào New Zealand, bạn có thể có thể xin visa tại một đại sứ quán Anh, hoa hồng cao hoặc lãnh sự tại quốc gia nơi bạn cư trú hợp pháp nếu không có ngoại giao New Zealand. Ví dụ, các đại sứ quán Anh ở Belgrade [4] và ripoli [5] chấp nhận đơn xin thị thực New Zealand. Anh ngoại giao phí £ 50 để xử lý một ứng dụng New Zealand thị thực và một thêm £ 70 nếu xuất nhập cảnh New Zealand yêu cầu đơn xin thị thực được giới thiệu đến họ. Nhập cư New Zealand cũng có thể quyết định trả phí bổ sung nếu họ phù hợp với bạn trực tiếp.

Nếu vào như một khách du lịch, bạn phải có một vé hoặc bằng chứng về chuyến đi tiếp sau khi nhập cảnh New Zealand và thậm chí check-in với các hãng hàng không. Nếu bạn không sau đó bạn sẽ phải mua một tại sân bay để được cho phép để kiểm tra in

Đối với những người cần xin thị thực và đang đi du lịch trong một nhóm (có kế hoạch du lịch cùng và hành trình), có thể tốt hơn xin visa nhóm rẻ hơn đáng kể / khách / specialvisitors.htm. Trong khi xin thị thực như vậy, ngoài các hình thức ứng dụng cá nhân, đơn xin visa nhóm riêng biệt (chỉ có một hình thức cho toàn bộ nhóm) cũng phải được nộp.

Đi lại[sửa]

Ngôn ngữ[sửa]

Mua sắm[sửa]

Chi phí[sửa]

Thức ăn[sửa]

Đồ uống[sửa]

Chỗ nghỉ[sửa]

Học[sửa]

Làm[sửa]

An toàn[sửa]

Y tế[sửa]

Tôn trọng[sửa]

Liên hệ[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!