Quảng Nam thuộc Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tỉnh lỵ là Tam Kỳ. Tỉnh này có hai di sản văn hoá thế giới là phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.
Thành phố
[sửa]Các điểm đến khác
[sửa]- Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô của Vương quốc Chăm Pa với nhiều tháp Chàm, di sản thế giới UNESCO.
- Đèo Hải Vân, đèo nằm trên quốc lộ 1A, ranh giới giữa Quảng Nam và Thừa Thiên- Huế.
- Cù lao Chàm, đảo gần Hội An.
Tổng quan
[sửa]Quảng Nam còn là nơi có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm, nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển ở đây như một phần không thể tách rời lịch sử mỗi làng quê, thôn xóm của vùng đất này.
Lễ hội ở Quảng Nam cũng hết sức phong phú và đa dạng. Các lễ hội của người dân miền núi, miền biển, lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo,… tất cả đều mang yếu tố tín ngưỡng, tâm linh, được tổ chức đều đặn hàng năm để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; để ngợi ca những bậc tiền nhân; hướng về cội nguồn, truyền thống của dân tộc và thể hiện khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ của con người nơi đây…
Trên 220 di tích lịch sử cách mạng trong đó có 17 di tích xếp hạng quốc gia được giữ gìn và tôn tạo; xây dựng thêm hàng trăm nhà làng truyền thống (nhà Gươl, Rông…) cho đồng bào các dân tộc. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như: hội thi, hội diễn, lễ hội, giao lưu văn hóa, văn nghệ làng xã,… nhất là Lễ hội Quảng Nam - Hành trình di sản, Lễ hội Văn hóa - Thể thao các huyện miền núi được tổ chức thường kỳ, góp phần giữ gìn, tôn tạo, phát huy, giao lưu và quảng bá giá trị văn hóa xứ Quảng, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Ngôn ngữ
[sửa]Đến
[sửa]Đường bộ theo quốc lộ 1A
Đường sắt bắc nam tại ga Đà Nẵng hoặc ga Tam Kỳ.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng hoặc sân bay Chu Lai.
Đi lại
[sửa]Xem
[sửa]- Lễ hội Cầu Bông - được tổ chức vào một ngày đẹp trời của mùa xuân hằng năm tại sông Hội An, gần biển Cửa Đại.
- Lễ hội rước Cộ chợ Được - được tổ chức vào ngày 10, 11 tháng Giêng Âm lịch, tại chợ Được thuộc xã Bình Triều, huyện Thăng Bình.
- Lễ hội Bà Thu Bồn -được tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 Âm lịch, tại dinh bà Thu Bồn thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên.
- Lễ vía Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm do người Hoa kiều sinh sống ở Hội An tổ chức tại Hội quán Phúc Kiến và hội quán Ngũ Bang.
- Lễ hội Long Chu, được tổ chức vào rằm tháng Giêng Âm lịch, rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm.
- Lễ tế cá Ông, được tổ chức tại lăng Ông vào ngày kỵ (ngày mất) của cá Ông hoặc nơi có cá Ông chết.
- Lễ cúng tổ Minh Hải, được tổ chức vào ngày 7 tháng 11 Âm lịch hàng năm tại chùa Chúc Thánh (Hội An).
- Lễ hội đêm Rằm phố cổ Hội An, được tổ chức vào những đêm 14 Âm lịch hằng tháng trên khắp Hội An
- Lễ hội "Quảng Nam - Hành trình Di sản", được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003, từ đó được tiếp nối định kỳ 2 năm một lần.
Làm
[sửa]- Khám phá Địa Đạo Kỳ Anh, thuộc xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Đông Bắc.
Ăn
[sửa]- Mì Quảng
- Cao lầu
- Bánh dừa nướng: là món bánh được làm từ cơm dừa, bột vani, đường trộn đều và nướng lên cho đến khi bánh giòn thì đóng gói. Đây là món ăn được rất nhiều khách du lịch tìm mua khi ghé Đà Nẵng hoặc Quảng Nam vì độ ngon và nổi tiếng của món bánh này. Món bánh này từng lên một kênh truyền hình nổi tiếng Hàn Quốc.
- Cơm gà Tam Kỳ
Uống
[sửa]An toàn
[sửa]Liên kết tham khảo
[sửa]Thông tin tham khảo về món bánh dừa nướng: bánh dừa nướng Quảng Nam