Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hà Nội”

Từ Wikivoyage
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 127: Dòng 127:
*Tháp Rùa ( tháp Chó ) theo lời các "kụ" kể thì là lăng mộ của một con chó Tây , Rùa hay leo lên bãi cỏ đẻ trứng nên gọi là Tháp Rùa.
*Tháp Rùa ( tháp Chó ) theo lời các "kụ" kể thì là lăng mộ của một con chó Tây , Rùa hay leo lên bãi cỏ đẻ trứng nên gọi là Tháp Rùa.
*Đền Ngoc Son với cầu Thê Húc cảnh đẹp hồ Hoan Kiem
*Đền Ngoc Son với cầu Thê Húc cảnh đẹp hồ Hoan Kiem
===Cầu Long Bien===
Công trinh Kiến trúc sư người Phap với tháp ef-phen , Tượng nữ thần tự do Mỹ ( Do Pháp tặng ) bình minh của kỷ nguyên Sắt thép , máy móc , công nghiệp .


==Chơi==
==Chơi==

Phiên bản lúc 12:09, ngày 26 tháng 9 năm 2016

Vị trí
Địa lý
Diện tích 3328,9 km²
Dân số 6.699.600 người(ước tính 2011)
Mật độ 2013 người/km²
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Dân tộc người Kinh (99,1%)
Hành chính
Quốc gia Vietnam Việt Nam
Vùng Bắc Bộ
Thành lập 1010 - Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long
Phân chia hành chính 10 quận, 18 huyện và 1 thị xã
Hệ thống điện 220V/50Hz
Múi giờ UTC +7
Mã số điện thoại +84(4)
Web Thủ đô Hà Nội

Hà Nội là thành phố thủ đô Việt Nam, thuộc vùng Đông Bắc Bộ. Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Giới thiệu

Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của "Liên bang" Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.

Đến

Bằng đường hàng không

Chúng ta có thể di chuyển đến Hà Nội qua Sân bay Quốc tế Nội Bài, cách trung tâm thành phố khoảng 35km về hướng Bắc Tây Bắc. Sân bay có quy mô khá nhỏ so với vị trí chiến lược của thành phố nhưng vẫn đảm bảo đem lại rất nhiều tiện nghi cũng như lợi ích cho khách du lịch khi quá cảnh tại đây hay muốn tới và thăm quan Hà Nội. Một số hãng hàng không có đường bay tới Nội Bài, bao gồm:

  • Indochina Airlines 63 Ly Thuong Kiet St. – Tran Hung Đao Ward – Hoan Kiem District. ☎ +84 4 3941 1411, [10]
  • JetStar Asia/Pacific Airlines ☎ +84 4 9550550 [12] - Discount Vietnamese carrier (formerly Pacific Air) for domestic flights and low-cost flights to/from Singapore.
  • Malaysia Airlines ☎ +60 3 7843 3000 [16]- Chuyến bay mổi ngày từ Kuala Lumpur.
  • Singapore Airlines ☎ +84 4 3826 8888 [20] - Full-service airline with daily flights to/from Singapore.
  • Thai Airways International [21] - Hai chuyến bay mổi ngày tới hoặc từ Bangkok.
  • Vietnam Airlines - 25 Tràng Thi (corner of Quang Trung) ☎ +84 4 934 9660 fax: +84 4 934 9620, [24] - The primary national carrier.

Từ sân bay

  • Taxi Bạn có thể bắt taxi có sẵn ngay ở cửa ra tại sân bay, giá đi vào đến trung tâm thành phố khoảng 300.000 - 400.000 VNĐ, hầu hết các taxi có bộ đếm km hoặc bạn cũng có thể mặc cả giá trước để tránh tình trạng xe đi lòng vòng chặt khách.
  • Bus Từ sân bay Nội Bài tới trung tâm thành phố sẽ mất khoảng 1,5 giờ đi xe bus. Các tuyến xe buýt bạn có thể bắt đó là:

Xe bus 07 đi qua cầu Thăng Long tới Khách sạn Daewoo Xe bus 17 đi qua cần Chương Dương tới Phố cổ Giá: 7.000 VNĐ

Bằng tàu điện/hỏa

Các tuyến đường sắt chính

Từ Hà Nội đi

  • Tuyến Hà Nội - Sài Gòn
  • Tuyến Hà Nội - Hải Phòng
  • Tuyến Hà Nội - Lào Cai
  • Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng
  • Tuyến Hà Nội - Quan Triều (Thái Nguyên)

Đến Hà Nội

Bằng ô-tô

Bằng xe buýt

Bằng tàu thủy

  • Cảng HaNoi ( Cảng Đen )

Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông( Tham khảo Âm lịch ).

Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C. Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18 cư dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng.

Tham quan

Lăng Hồ Chí Minh, công trình được xây dựng vào thập niên 1970, trên Quảng trường Ba Đình

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do "theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân", quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm với Tháp Rùa

Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là Hồ Hoàn Gươm - Lac de Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt)]. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.

  • Tháp Rùa ( tháp Chó ) theo lời các "kụ" kể thì là lăng mộ của một con chó Tây , Rùa hay leo lên bãi cỏ đẻ trứng nên gọi là Tháp Rùa.
  • Đền Ngoc Son với cầu Thê Húc cảnh đẹp hồ Hoan Kiem

Cầu Long Bien

Công trinh Kiến trúc sư người Phap với tháp ef-phen , Tượng nữ thần tự do Mỹ ( Do Pháp tặng ) bình minh của kỷ nguyên Sắt thép , máy móc , công nghiệp .

Chơi

Học

Học tiếng Việt Học võ dân tộc Việt Nam Học các nghề canh nông Học nghề thuốc Nam Học tập quân sự Việt Nam

Làm việc

Mua sắm

Ẩm thực

Quán ăn ngon Hà Nội Phở Hà Nội : Phở 49 Bát Đàn (gần trung tâm phố cổ), Phở Thìn 11 Lò Đúc. Hai quán Phở ngon nhất xứ Hà Thành. Phở Cuốn, Xào: phố Nguyễn Khắc Hiếu Bún Chả, có rất nhiều quán. Khu vực Phố Cổ: Bún Chả phố Hàng Mành 60k/suất 2013 (gần ngã 3 Hàng Quạt và Hàng Nón), Đường Thành (gần phía Hàng Bông). Bún Chả 47C Mai Hắc Đế (xa trung tâm, nhưng mình thích quán này nhất). Bún Chả B1 Thành Công, gần nhà mình.

Bánh Cuốn : Thanh Vân 14 Hàng Gà, hoặc chuỗi cửa hàng Bánh Cuốn Gia An Vịt Cỏ, Lẩu Vịt các món : Thành Luân (Gầm câu Chương Dương, bên kia cầu địa phận Gia Lâm, quán nằm sát bờ Sông), một quán Vịt *Cỏ Vân Đình nữa gần sân bóng Long Biên (quán có thịt Dê cũng ngon). Ai ở gần Hà Đông thì ăn quán ở sau tòa nhà Be Tông Xuân Mai gần sân vận động thi đấu Hà Đông (quán này nhỏ nhưng ngon). Mở bán vào buổi tối.

  • Bún Đậu Mắm Tôm ngã 4 Phạm Đình Hổ và Hòa Mã, ngon tuyệt đỉnh, rất nên thử, bán buổi trưa. Khu phố cổ có quán Bún Đậu Mắm Tôm nổi tiếng ở ngõ Phất Lộc, gần ngã tư hàng Bè Hàng Mắm, mở buổi trưa. Cả 2 quán đều ngon.
  • Hải Sản đủ món: lên phố Nghĩa Dũng cạnh sân bóng Long Biên, có nhiều quán nhưng mình thích Hương Lan 4 Nghĩa Dũng.
  • Ốc luộc: Quán Cay phố Giảng Võ (đối diện hồ Giảng Võ), một số quán đầu phố Lương Đình Của. Nếu bạn ở gần trung tâm phố Cổ, ra phố Đinh Liệt có 1 quán mở lúc chiều muộn tầm 4h30.
  • Nầm Bò nướng: đầu phố Hàng Đậu mở vào tối, hoặc một số quán ở Bạch Mai (gần ngõ Hồng Mai) xa trung tâm.
  • Lẩu Cua Đồng và Lẩu Bò, bán buổi tối trên phố Phó Đức Chính. 66A Phó Đức Chính và Lẩu Bò sô 80 hay 86 gì đó.
  • Xôi Yến 35 Nguyễn Hữu Huân.
  • Nem Tai Bà Hồng 35 phố Hàng Thùng. Nên thử món này nhé.
  • Quẩy nóng, Bánh Gối phố Lý Quốc Sư gần Nhà Thờ.
  • Trung tâm Ẩm Thực ở Thành Công (cạnh trường Mầm Non Thành Công): ăn Nộm, Bánh Đa, Hoa quả giầm, Bún Bò Huế, trứng vịt lộn, và đặc biệt có một quán Cháo Huế ngon nổi tiếng. Khu này gần nhà mình nên đưa vào quảng cáo chút đỉnh.
  • Một món ăn kỳ dị của Hà Nội nữa là thịt chó, có rất nhiều nhà hàng và người ăn thịt chó vào mùa đông, ở quanh khu vực hồ Tây. Có một vài xu hướng vận động người Việt Nam ngừng ăn thịt chó phát sinh trong vài năm qua, nhưng chưa đạt nhiều hiệu quả, có lẽ bởi đó là nét văn hóa đặc sắc của người Việt.
  • Nhà hàng thịt rắn (Khoảng 10 phút di chuyển qua sông Hồng từ trung tâm thành phố, có thể bắt xe Bus 10, 15 hoặc 17, cách bến xe Gia Lâm 500m).
Làng Lệ Mật (hay còn gọi là làng Rắn) là làng nghề chuyên nuôi và làm những món ăn về rắn. Những con rắn được nuôi trong chuồng có thể dễ dàng bắt gặp như những con tôm hùm được nuôi trong bể nước ở những nhà hàng hải sản phương Tây. Khi bạn gọi món rượu rắn từ thực đơn, người bồi bàn sẽ đưa đến một con rắn còn sống, giết nó ngay tại chỗ, nhỏ máu nó vào một ly rượu gạo nhỏ và chặt đầu nó đi khi tim nó vẫn còn đập để cho bạn có thể nuốt gọn. Không dành cho những người yêu động vật hoặc những nhà hoạt động sinh thái. Thịt rắn không rẻ, giá vào khoảng 400.000 - 1.000.000 đồng ~ 30-50 USD một con rắn có thể chia ra đủ cho 3-4 người thưởng thức.

Giá tiền

Trung bình

Hạng sang

Uống

Ngủ

Giá

Trung bình

Hạng sang

An ninh

Y tế

Liên lạc

Các đại sứ quán và lãnh sự

Ứng phó

Trang thông tin Du Lịch


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!