Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

View of Bujumbura, Burundi, looking east from the cathedral spire
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Bujumbura
Chính phủ Cộng hòa
Tiền tệ Burundi franc (BIF)
Diện tích tổng số: 27,830 km2
nước: 2,180 km2
đất: 25,650 km2
Dân số 10,888,321
Ngôn ngữ Kirundi (chính thức), French (chính thức), tiếng Swahili (cùng hồ Tanganyika và trong khu vực Bujumbura)
Tôn giáo Kitô hữu 67% (Công giáo La Mã 62%, Tin Lành 5%), tín ngưỡng bản địa 23%, Hồi Giáo 10%

Cộng hòa Burundi [1] là một quốc gia ở đông châu Phi.

Tổng quan[sửa]

Map of Burundi
Map of Burundi

Lịch sử[sửa]

Vào thế kỉ 15, những người du mục Watutsi, được xem là dân tộc từ Ethiopia (Ethiopia) đến, bắt đầu cuộc chinh phục người Hutu. Họ thành lập vương quốc Mwami và thống trị theo thể chế quân chủ chuyên chế. Những người châu Âu đầu tiên đến thám hiểm vùng hồ Tanganyika từ năm 1858.

Vùng lãnh thổ này bị sáp nhập vào Đông Phi thuộc Đức (1891) và cùng nước láng giềng tạo thành lãnh thổ Rwanda-Urundi đặt dưới sự ủy trị của Bỉ từ sau Chiến tranh thế giới thứ I.

Năm 1962, Burundi giành được độc lập và trở thành vương quốc dưới sự cai trị của Quốc vương Mwami Mwambutsa IV thuộc sắc tộc Tutsi. Cuộc nổi loạn của người Hutu diễn ra vào năm 1965 dẫn đến sự trả đũa man rợ của người Tutsi. Năm 1966, Mwambutsa bị con trai là Ntaré truất phế. Đến lượt người này, Quốc vương Ntaré, lại bị một sĩ quan người Tutsi là Michel Micombero lật đổ trong cùng năm ấy. Cuộc xung đột sắc tộc giữa người Hutu và nhóm thiểu số người Tutsi dẫn đến tàn sát lẫn nhau (1972-1973). Năm 1976, trung tá J. B. Bagaza chỉ huy nhóm sĩ quan người Tutsi lật đổ Tổng thống M. Micombero. Năm 1987, Tổng thống J. B. Bagaza bị một sĩ quan người Tutsi là P. Buyoya lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự. Cuộc xung đột sắc tộc lại xảy ra năm 1988.

Tiến trình dân chủ hóa được xúc tiến từ năm 1988, cán cân quyền lực giữa người Hutu và người Tutsi được quân bình.

Hiến pháp năm 1992 thông qua thể chế đa đảng. Năm 1993, Melchi N'Dadaye, đại diện đầu tiên của người Hutu đắc cử Tổng thống, nhưng N'Dadaye bị quân đội thuộc nhóm người Tutsi ám sát. Người kế nhiệm là Tổng thống C. Ntaryamira cùng Tổng thống Juvénal Habyarimana của Rwanda bị chết trong vụ nổ máy bay tại thủ đô Kigali (Rwanda) năm 1994. Bạo lực lại bùng nổ giữa quân đội người Tutsi và người Hutu.[2]

Năm 1996, quân đội tiến hành cuộc đảo chính và đưa Tổng thống P. Buyoya trở lại cầm quyền. Hơn 200.000 người bị giết kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, cả quân đội người Tutsi và lực lượng nổi loạn người Hutu phải chịu trách nhiệm cuộc tàn sát này. Ông Nelson Mandela được chỉ định làm người trung gian hòa giải cho cuộc chiến này vào đầu năm 2000. Tháng 7 năm 2001, một Hiệp định hòa bình mong manh và thỏa thuận chia sẻ quyền lực được kí kết giữa Chính phủ và 18 phe nhóm chính trị, nhưng phe nổi loạn Hutu đấu tranh chống Chính phủ không đồng ý tham dự. Nội chiến lại tiếp tục trong năm 2002, những cố gắng nhằm kí một hiệp định ngừng bắn không đạt được thành công nào.

Tháng 7 năm 2005, Bu-run-di đã bầu Hạ viện và Thượng viện theo chế độ đa đảng. Ngày 19 tháng 8 năm 2005 Hạ viện đã bầu ông Pierre Nkurunziza làm Tổng thống.[3]

Địa lý[sửa]

Khí hậu[sửa]

Vùng[sửa]

Thành phố[sửa]

  • Bujumbura - thủ đô và thành phố lớn nhất, nằm ​​trên bờ biển phía đông bắc của hồ Tanganyika.
  • Bururi - thành phố phía Nam.
  • Cibitoke - thành phố phía tây bắc.
  • Gitega - Gitega (trước đây là Kitega) là thành phố lớn thứ hai trong Burundi.
  • Muyinga - thành phố phía đông bắc.
  • Ngozi - thành phố phía Bắc.

Các điểm đến khác[sửa]

Đến[sửa]

Bằng đường hàng không[sửa]

Bằng tàu hỏa[sửa]

Bằng ô-tô[sửa]

Bằng buýt[sửa]

Bằng tàu thuyền[sửa]

Đi lại[sửa]

Ngôn ngữ[sửa]

Tiếng Anh Tiếng kirundi Tiếng pháp

Mua sắm[sửa]

Chi phí[sửa]

Thức ăn[sửa]

Đồ uống[sửa]

Chỗ nghỉ[sửa]

Học[sửa]

Làm[sửa]

An toàn[sửa]

Y tế[sửa]

Tôn trọng[sửa]

Liên hệ[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!