Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Bénin
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Chính phủ Cộng hòa dưới sự cai trị dân chủ đa đảng
Tiền tệ West African CFA franc (XOF), interchangeable at par with the Central African CFA franc (XAF)
Diện tích tổng cộng: 112.620 km2
nước: 2.000 km2
đất: 110.620 km2
Dân số 7.862.944 (ước tháng 7 năm 2006)
Ngôn ngữ Tiếng Pháp (chính thức), Fon, Yoruba, các ngôn ngữ bộ lạc khác
Tôn giáo Tín ngưỡng bản địa (duy linh và Voodoo) 50%, Thiên chúa giáo 30%, Hồi giáo 20%
Hệ thống điện 220
Mã số điện thoại 229
Múi giờ GMT+1

Bénin là một quốc gia thuộc châu Phi. Besnin có tên cũ là Dahomey (cho tới năm 1975) hay Dahomania. Nó có chung biên giới với Togo ở phía tây, Nigeria ở phía đông và Burkina Faso cùng Niger ở phía bắc; bờ biển ngắn ở phía nam nước này dẫn tới Eo Benin. Thủ đô của Bénin là Porto Novo, nhưng chính phủ đóng trụ sở tại Cotonou.

Tổng quan

[sửa]

Lịch sử

[sửa]

Vương quốc Dahomey tại Châu Phi được một nhóm sắc tộc bản địa thành lập tại đồng bằng Abomey. Nhà sử học IA Akinjogbin đã đưa ra lý thuyết cho rằng sự mất an ninh do tình trạng buôn bán nô lệ có thể đã góp phần vào việc di cư hàng loạt của các nhóm người khác nhau, gồm cả một thành phần gia đình hoàng gia tại thành phố Allada, tới Abomey. Các nhóm đó kết hợp xung quanh một nền văn minh quân sự chặt chẽ với mục tiêu đảm bảo an ninh và cuối cùng là mở rộng các biên giới của vương quốc nhỏ bé.

Dahomey được biết tới với nền văn hóa và các truyền thống riêng biệt của nó. Các chú bé được cho học nghề với những người lính từ khi còn rất nhỏ, và học về các truyền thống quân sự của vương quốc cho tới khi đủ tuổi gia nhập quân đội. Dahomey cũng nổi tiếng về một đội ngũ binh lính nữ ưu tú, được gọi là "Ahosi" hay "những người mẹ của chúng ta" trong tiếng Fongbe, nhưng thường được chuyển tự sang tiếng Anh là Dahomean Amazons. Sự nhấn mạnh trên nguyên tắc quân sự và thành công này khiến người Dahomey được những nhà nghiên cứu Châu Âu như Sir Richard Francis Burton đặt biệt hiệu "những Sparta đen nhỏ bé". Hiến tế người là việc thường xuyên, theo các nguồn tin đương thời; vào những ngày lễ và những dịp đặc biệt, hàng ngàn nô lệ và tù binh chiến tranh bị chém đầu trước công chúng. Một số niềm tin tôn giáo Dahomey cho rằng việc chém đầu người sẽ làm tăng uy danh và quyền lực của nhà vua Dahomey cũng như cho các chiến binh của họ.

Dù những người thành lập Dahomey dường như ban đầu đã chống lại nó, việc buôn bán nô lệ luôn có trong tôn giáo của Dahomey trong hầu như suốt ba trăm năm, dẫn tới việc vùng này được gọi là "Bờ biển Nô lệ". Những nhu cầu nghi lễ triều đình, đòi hỏi một phần tù nhân bị bắt giữ qua các trận chiến phải được đem ra chặt đầu, dẫn tới việc giảm số lượng nô lệ xuất khẩu từ vùng này. Con số này đã giảm từ 20.000 ở cuối thế kỷ 17 xuống còn 12.000 vào đầu thập niên 1800. Sự suy giảm một phần do nhiều quốc gia thuộc địa đã tuyên bố việc buôn bán nô lệ là trái pháp luật. Sự sụt giảm này tiếp tục kéo dài tới năm 1885, khi con tàu buôn cuối cùng của Bồ Đào Nha rời cảng với những người nô lệ trên boong từ một nơi thuộc Bénin ngày nay.

Cùng với vương quốc hùng mạnh Dahomey, một số lượng các quốc gia khác tại những vùng có người ở sau này sẽ trở thành Cộng hoà Bénin. Những quốc gia đáng chú ý gồm Ketu, Icha, Dassa, Anago, và các phụ nhóm của người nói tiếng Yoruba. Những nhóm này có quan hệ chặt chẽ với các phụ nhóm ở Nigeria ngày nay, và thường là kẻ đối địch với người Dahomey. Tuy nhiên, một số người lại là công dân của Dahomey và theo các tôn giáo như tại Porto Novo hiện nay, giữa hai nhóm có hôn nhân lai chủng.

Các dân tộc phía bắc là Borgu, Mahi, và nhiều nhóm sắc tộc khác tạo nên dân số hiện nay của quốc gia.

Tới giữa thế kỷ 19, Dahomey bắt đầu đánh mất vị trí và sức mạnh trong vùng, khiến người Pháp có cơ hội chiếm toàn bộ vùng này năm 1892. Năm 1899, vùng đất trở thành một phần của thuộc địa Tây Phi thuộc Pháp, vẫn giữ tên gọi là Dahomey. Năm 1958, nó được trao quyền tự trị với tên gọi Cộng hoà Dahomey, và bắt đầu có quyền độc lập hoàn toàn từ ngày 1 tháng 8 năm 1960.

Trong 12 năm tiếp theo, những xung đột sắc tộc dẫn tới một giai đoạn hỗn loạn. Nhiều cuộc đảo chính, thay đổi chế độ, với ba nhân vật chính là Sourou Apithy, Hubert Maga và Justin Ahomadegbé, mỗi người trong số họ đều đại diện cho một vùng đất trong nước. Ba người này đã quyết định thành lập hội đồng tổng thống sau khi bạo lực đã ngăn cản cuộc bầu cử năm 1970. Năm 1972, một cuộc đảo chính quân sự do Mathieu Kérékou lãnh đạo đã lật đổ hội đồng. Ông lập ra một chính phủ theo chủ nghĩa Marx dưới quyền kiểm soát của Hội đồng Quân đội Cách mạng (CNR), và đất nước được đổi tên thành Cộng hòa Nhân dân Bénin năm 1975. Năm 1979, Hội đồng Quân đội Cách mạng giải tán và cuộc bầu cử diễn ra. Tới cuối thập niên 1980, Kérékou đã từ bỏ chủ nghĩa Marx sau một cuộc khủng hoảng kinh tế và quyết định tái lập hệ thống nghị viện tư bản. Ông bị đánh bại năm 1991 trong cuộc bầu cử trước Nicéphore Soglo, trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Châu Phi thôi chức sau một cuộc bầu cử. Ông quay trở lại nắm quyền sau chiến thắng tại cuộc bầu cử năm 1996. Năm 2001, một cuộc bầu cử với kết quả sít sao khác khiến Kérékou tiếp tục thắng cử một nhiệm kỳ nữa. Những đối thủ của ông đã đưa ra một số lời buộc tội gian lận trong bầu cử.

Tổng thống Kérékou và cựu Tổng thống Soglo không ra tranh cử trong cuộc bầu cử năm 2006, cả hai đều bị hiến pháp Bénin ngăn cấm tranh cử vì tuổi tác và Tổng thống Kérékou đã giữ hai nhiệm kỳ liên tiếp trước đó. Tổng thống Kérékou được nhiều người ca ngợi vì đã không tìm cách sửa đổi hiến pháp để có thể tiếp tục tại vị hay tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, không giống như một số lãnh đạo Châu Phi khác. Một cuộc bầu cử, được cho là công bằng và tự do, đã được tổ chức ngày 5 tháng 3 năm 2006, và dẫn tới vòng loại trực tiếp giữa Yayi Boni và Adrien Houngbédji. Vòng loại trực tiếp được tổ chức ngày 19 tháng 3 với thắng lợi của Yayi Boni, ông lên nhậm chức ngày 6 tháng 4. Thắng lợi của cuộc bầu cử đa đảng tại Bénin được ca ngợi rộng rãi, và Bénin được nhiều bên coi là một hình mẫu dân chủ tại Châu Phi.

Địa lý

[sửa]

Trải dài giữa sông Niger ở phía bắc và Eo Benin ở phía nam, cao độ của Bénin hầu như bằng nhau trên toàn đất nước. Đa phần dân số sống tại những đồng bằng ven biển phía nam, nơi có những thành phố lớn nhất nước, gồm Porto Novo và Cotonou. phía bắc đất nước đa phần gồm đồng cỏ và cao nguyên bán khô cằn.

Khí hậu Bénin nóng và ẩm với lượng mưa khá nhỏ so với các nước Tây Phi khác, dù có hai mùa mưa (tháng 4, tháng 6 và tháng 9 tháng 11). Trong mùa đông gió bụi harmattan có thể khiến trời đêm lạnh hơn.

Thành phố lớn nhất và là thủ đô là Cotonou. Cái tên Cotonou xuất phát từ câu ku tɔ nu (tại hồ thần chết) trong tiếng Fon, là phá ở bên cạnh. Đây là một minh chứng cho niềm tin rằng các ngôi sao rơi xuống tượng trưng cho những linh hồn người chết ở thế giới bên kia. Chuyện kể rằng khi Cotonou được thành lập, ánh sáng của các làng ven hồ Ganvié suốt dọc phá chiếu ánh lung linh trên mặt nước, cho thấy những ngôi sao rơi bên dưới. Ganvié là một làng chài gồm những nhà sàn ven hồ ở bờ phía tây phá.

Thị trấn Ouidah là thủ đô tín ngưỡng của vodun, được dân bản địa gọi là glexwe. Đây từng là một cảng nô lệ lớn thời Bồ Đào Nha. Thị trấn Abomey là thủ đô cũ của Vương quốc Dahomey, và các vị vua Fon luôn sống ở đó.

Tại tỉnh Atakora, các khu định cư Betamaribe bên cạnh biên giới Togolese được gọi là tata somba (nhà Somba); chúng nổi tiếng vì các pháo đài, với các ngôi nhà bên trong và những người dân ngủ trong các túp lều giữa các kho thóc trên mái.

Chính trị

[sửa]

Chính trị Bénin dựa trên mô hình cộng hoà đại diện dân chủ tổng thống, theo đó Tổng thống Bénin vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ, và trên một hệ thống đa đảng đa dạng. Quyền hành pháp do chính phủ đảm nhận. Quyền lập pháp vừa do chính phủ vừa do nhánh lập pháp đảm nhận. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp. Hệ thống chính trị hiện nay được thành lập theo Hiến pháp Bénin năm 1990 và cuộc chuyển tiếp dân chủ sau đó năm 1991.

Kinh tế

[sửa]

Kinh tế Bénin còn ở tình trạng chưa phát triển và dựa chủ yếu vào nông nghiệp, sản xuất bông và thương mại vùng. Tăng trưởng sản xuất thực trung bình ở mức ổn định 5% trong sáu năm qua, nhưng mức tăng dân số quá nhanh khiến con số trên không còn mang ý nghĩa. Lạm phát đã giảm xuống trong những năm gần đây. Đề tăng mức tăng trưởng kinh tế hơn nữa, Bénin đã đưa ra các kế hoạch nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, nhấn mạnh hơn trên du lịch, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm mới và sản phẩm nông nghiệp, cũng như tăng cường công nghệ thông tin và tin học. Chính sách tư nhân hóa năm 2001 cần tiếp tục thực hiện ở cả lĩnh vực viễn thông, nước, điện, và nông nghiệp, dù chính phủ ban đầu có e ngại trong các lĩnh vực đó. Câu lạc bộ Paris và các chủ nợ đã giãn nợ cho Bénin, tuy nhiên vẫn thúc ép nước này tăng tốc cải cách cơ cấu.

Vùng

[sửa]
Bản đồ Benin
Bắc Benin
Cảnh quan khô cằn và các bộ lạc
Nam Benin
Bờ biển, thủ đô và hầu hết các điểm tham quan

Thành phố

[sửa]
  • Porto-Novo — thủ đô
  • Abomey — các cung điện hoàng gia là Di sản thế giới UNESCO
  • Cotonou — thành phố cảng, sân bay quốc tế
  • Grand Popo — Thành phố nghỉ dưỡng bãi biển thị trấn nghỉ mát gần biên giới Togo
  • Kétou
  • Parakou —thành phố lớn nhất ở miền trung
  • Malanville — thành phố lớn nhất ở viễn bắc, nằm ở biên giới với Niger
  • Natitingou — thành phố lớn nhất trên đường đến bắc Togo hay Burkina Faso.
  • Tanguiéta
  • Ganvié
    Ganvié

Các điểm đến khác

[sửa]

Đến

[sửa]

Visa

[sửa]

Công dân quốc gia sau đây không cần visa: Algeria, Bulgaria, Burkina Faso, Cape Verde, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Cộng hòa Congo, Bờ Biển Ngà, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Liberia, Madagascar, Mali, Mauritania, Niger, Nigeria, Rwanda, Senegal, Sierra Leone, Nam Phi, Đài Loan, và Togo.

Thị thực có thể là mục duy nhất (40 USD) hoặc nhập cảnh nhiều lần (45 USD) và 30 ngày. Thị thực có giá 140 USD cho công dân Mỹ. Ở Paris, một chi phí thị thực nhập cảnh € 70 cho tất cả các công dân EU.

Bằng máy bay

[sửa]

Có rất nhiều chuyến bay quốc tế đến tại sân bay chính ở Cotonou. Từ đây bạn có thể kết nối đến Paris, Amsterdam, Moscow, và một loạt các thành phố ở Tây Phi. Để nhập cảnh, bạn sẽ cần bằng chứng rằng bạn đã tiêm chủng sốt vàng da, và điều này sẽ cần phải có sẵn tại sân bay.

Xe lửa

[sửa]

Không có dịch vụ đào tạo quốc tế tới Benin.

Bằng ô tô

[sửa]

Có giao cắt đất với tất cả các nước có chung biên giới nhưng do mâu thuẫn, nó chỉ được đề nghị để vượt qua hai biên giới ven biển với TogoNigeria.

Bằng đường hàng không

[sửa]

Bằng tàu hỏa

[sửa]

Bằng ô-tô

[sửa]

Bằng buýt

[sửa]

Bằng tàu thuyền

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Ngôn ngữ

[sửa]

Mua sắm

[sửa]

Chi phí

[sửa]

Thức ăn

[sửa]

Đồ uống

[sửa]

Chỗ nghỉ

[sửa]

Học

[sửa]

Làm

[sửa]

An toàn

[sửa]

Y tế

[sửa]

Tôn trọng

[sửa]

Liên hệ

[sửa]
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!