Geneva là thành phố lớn của Thụy Sĩ. Genève /ʒənɛv/ (tiếng Anh: Geneva /dʒənivə/; tiếng Đức: Genf (trợ giúp·chi tiết) /gɛnf/; tiếng Ý: Ginevra; phiên âm: Giơ-ne-vơ; Hán-Việt: Nhật Nội Ngỏa) là thành phố đông dân thứ hai ở Thụy Sĩ (sau Zürich), và là thành phố Romandy (phần nói tiếng Pháp của Thụy Sĩ) đông dân nhất.
Tổng quan
[sửa]Genève nằm nơi hồ Genève (tiếng Pháp: Lac Léman) chảy vào sông Rhône, và là thủ phủ của bang Genève. Dân số trong nội vi thành phố là 191.415 (Tháng 12 năm 2010) và của khu vực đô thị — mở rộng vào Pháp và Vaud — là khoảng 700.000. Genève được nhiều người xem như là thành phố toàn cầu, chủ yếu là do sự có mặt của nhiều tổ chức quốc tế ở đây, kể cả tổng hành dinh Châu Âu của Liên Hiệp Quốc.
Lịch sử
[sửa]Geneva là tên một vùng dân cư của người Celt của vùng Allobroges. Cái tên Genava (hay là Genua) trong tiếng Latin xuất hiện lần đầu tiên trong những bài viết của Julius Caesar trong De Bello Gallico, trong những lời bình của ông về các trận chiến Gallic. Tên của nó có thể là trùng với tên nguyên gốc trong tiếng Ligurian là Genua (Genova ngày nay), nghĩa là "đầu gối"; là, "góc", chỉ đến vị trí địa lý của nó; mặc dù có lẽ đúng hơn là nó dựa trên gốc gen- hay "sinh ra" (Genawa là nơi sinh ra dòng sông từ tử cung của hồ; có lẽ là tên đầy đủ nghĩa là "sinh ra từ nước"). Sau sự chinh phạt của La Mã nó trở thành một phần của Provincia Romana (Gallia Narbonensis). Vào năm 58 TCN, tại Genève, Caesar bao vây Helvetii trên đường hành quân về phía tây. Vào thế kỉ thứ 9 nó trở thành thủ đô của Burgundy. Mặc dù Genève bị tranh chấp giữa người Burgundian và người Frank và Thánh chế La Mã, thực tế nó được cai quản bởi các giám mục của thành phố, cho đến thời Cải cách Kháng Cách, khi Genève trở thành một nước cộng hòa.
Nhà thờ St. Pierre ở khu phố cổ của Genève Nhờ vào công sức của các nhà cải cách như là John Calvin, Genève đôi khi được mệnh danh là "Roma Kháng Cách". Vào thế kỉ 16 Genève là trung tâm của nền Thần học Calvin; Nhà thờ St. Pierre ở nơi mà bây giờ gọi là Khu phố cổ là nhà thờ riêng của John Calvin. Trong thời gian đó khi nước Anh dưới quyền cai trị của Nữ hoàng Mary I, một người đàn áp phong trào Kháng Cách (Protestant), một số lớn các học giả Kháng Cách bỏ trốn sang Genève. Trong những học giả này có William Whittingham người chỉ đạo việc biên dịch bản Kinh Thánh Genève với sự hợp tác của Miles Coverdale, Christopher Goodman, Anthony Gilby, Thomas Sampson và William Cole. Một trong những sự kiện lịch sử quan trọng ở Genève là l'Escalade (nghĩa đen: "chia lại tỉ lệ bức tường"). Đối với người dân Genève, l'Escalade là biểu tượng cho sự độc lập của họ. Nó đánh dấu cố gắng cuối cùng trong một chuỗi các tấn công được tổ chức trong suốt thế kỉ 16 bởi xứ Savoy, muốn sát nhập Genève như là thủ phủ phía bắc của dãy Alps. Lần tấn công cuối cùng này diễn ra vào đêm 11-12 tháng 12 năm 1602 và được kỉ niệm hàng năm tại Khu phố cổ với nhiều cuộc diễu hành với nhiều ngựa, súng đại bác và quân lính ăn mặc theo quân phục của thời đó. Genève, hay chính thức là "Bang & Cộng hòa Genève", trở thành một bang của Thụy Sĩ vào năm 1815. Hiệp ước Genève lần đầu tiên được kí vào năm 1864, để bảo vệ bệnh binh và thương binh trong chiến tranh.
Địa lý
[sửa]Genève nằm tại tọa độ 46°12 Bắc, 6°09' Đông, về phía cạnh tây nam của hồ Genève, nơi hồ chảy vào sông Rhône. Nó được bao quanh bởi hai dãy núi, dãy Alps và dãy Jura. Thành phố Genève có diện tích 15.86 km², trong khi diện tích của bang Genève là 282 km², tính luôn cả hai vùng đất của Céligny ở Vaud. Phần của hồ gắn liền vào Genève có diện tích 38 km² và đôi khi được nhắc đến như là Petit lac (hồ nhỏ). Tiểu bang chỉ có 4.5 km đường biên giới với phần còn lại của Thụy Sĩ; trên tổng số 107.5 km đường biên giới, phần còn lại 103 km chia chung với Pháp, với Départment de l'Ain về phía bắc và Département de la Haute-Savoie về phía nam. Độ cao của Genève là 373.6 m, và tương ứng với độ cao của phần rộng lớn nhất của Pierres du Niton, hai tảng đá lớn nhô lên trên hồ từ cuối thời băng hà. Tảng đá này được chọn bởi Tướng Guillaume Henri Dufour như là điểm chuẩn cho tất cả các việc đo đạc ở Thụy Sĩ. Con sông lớn thứ hai ở Genève là sông Arve chảy vào sông Rhône chỉ hơi về phía tây trung tâm thành phố. Genève nằm ở phía tây nam Thuỵ Sĩ. Phía nam hướng về đỉnh núi Blanc - ngọn núi cao nhất trong dãy Alps, gần bên hồ Genève là dòng sông Rhone chảy qua thành phố, chia thành phố làm hai phần, bên bờ trái là thành phố cổ kính, bên phải là thành phố hiện đại. Trên bờ sông có 8 chiếc cầu nối liền hai bờ. Genève là vùng đất phát triển quanh cây cầu lớn nhất, thành phố này được núi đồi và ao hồ bao bọc nên khí hậu quanh năm ôn hoà, non xanh nước biếc, phong cảnh đẹp như tranh nên được gọi là Thánh địa của du khách.
Khí hậu
[sửa]Khí hậu của Genève ôn hòa. Mùa đông không quá khắc nghiệt thường có sương mù nhẹ vào ban đêm. Mùa hè thì ấm áp một cách dễ chịu. Lượng mưa phân bố khá đều trong năm mặc dù mùa thu có vẻ mưa nhiều hơn các mùa khác trong năm. Genève thường có tuyết rơi vào những tháng lạnh trong năm. Những vùng núi gần thành phố thường có tuyết rơi nhiều và rất thích hợp cho môn thể thao trượt tuyết như ở Verbier và Crans-Montana là những nơi chỉ cách thành phố hơn một giờ đi xe. Núi Salève (cao 1400 m) nằm ở biên giới Pháp-Thụy Sĩ là điểm đến trượt tuyết gần nhất. Vào những năm 2000–2009, nhiệt độ trung bình trong năm là 11 °C và số giờ nắng trung bình trong năm là 2003 giờ.
Đến
[sửa]Bằng hàng không
[sửa]Sân bay quốc tế Geneva Cointrin (IATA: GVA, ICAO: LSGG) là một sân bay ở Genève, Thụy Sỹ. Tọa độ 46°15′B, 6°8′Đ, cách trung tâm thành phố 5 km và có kết nối bằng đường cao tốc, xe bus và đường sắt (SBB-CFF-FFS). Phía Bắc của sân bay bị giới hạn bởi biên giới Pháp - Thụy Sỹ và sân bay có thể đến được từ cả hai quốc gia này. Khách trên các chuyến bay đến từ và đi khỏi Pháp không cần qua thủ tục hải quan và xuất nhập cảnh của Thụy Sỹ nếu họ vẫn ở bên trong khu vực Pháp của sân bay. Việc vận chuyển hàng cũng có thế đến từ hai nước.
Bằng tàu điện/hỏa
[sửa]Bằng ô-tô
[sửa]Bằng buýt
[sửa]Bằng tàu thủy
[sửa]Đi lại
[sửa]Xem
[sửa]Làm
[sửa]Học
[sửa]Công việc
[sửa]Mua
[sửa]Ăn
[sửa]Uống
[sửa]Ngủ
[sửa]An toàn
[sửa]Ý tế
[sửa]Liên lạc
[sửa]Điểm tiếp theo
[sửa]Wikipedia có sẵn bài viết về Genève |