Vị trí | |
Quốc kỳ | |
Thông tin cơ bản | |
Thủ đô | Beirut |
Chính phủ | Confessionalist republic |
Tiền tệ | Lebanese pound (LBP) |
Diện tích | tổng: 10.452 km2 nước: 170 km2 đất: 10.230 km2 |
Dân số | 4.424.050 (ước tính năm 2006) |
Ngôn ngữ | Arabic (official), French, English, Armenian |
Hệ thống điện | 110-220V/50Hz (ổ cắm kiểu châu Âu và Anh) |
Mã số điện thoại | 961 |
Internet TLD | .lb |
Múi giờ | UTC +2 |
Cộng hòa Liban (tiếng Pháp: Liban; tiếng Ả Rập: الجمهوريّة اللبنانيّة Al-Jumhuriyah al-Lubnaniya, phiên âm tiếng Việt: Li-băng; âm Hán-Việt là Lê Ba Nộn) là một quốc gia nhỏ tại vùng Trung Đông. Liban có nhiều núi, nằm cạnh bờ biển đông của Địa Trung Hải. Nó giáp với Syria về phía Bắc và Đông, và Israel về phía Nam, có bờ biển hẹp dọc theo ranh giới Tây. Quốc kỳ Liban có cây tuyết tùng Liban màu xanh trên nền trắng, và hai đường sọc đỏ có chiều cao một phần tư.
Tổng quan
[sửa]Lịch sử
[sửa]Từ đầu thiên niên kỉ 3 TCN, người Canaan và người Phoenicia đến xâm chiếm các vùng ven biển và lập các thành bang (Babylon, Berytos, Sidon và Tyr). Từ thế kỉ 7 TCN, đến thế kỉ 1 TCN, vùng lãnh thổ này lần lượt rơi vào ách thống trị của các đế quốc Assyria, Babylon, Ba Tư và Hi Lạp, rồi sáp nhập vào tỉnh Syria thuộc quyền kiểm soát của người La Mã (Thế kỷ 1 TCN), người Byzantin. Vào thế kỉ 7, cuộc chinh phục của người Ả Rậpã đẩy lùi những cộng đồng người Kitô giáo về phía các miền núi. Vùng này bị người Franc chiếm đóng (1098-1291), rồi đến người Ai Cập trước khi hoàn toàn rơi vào sự thống trị của đế quốc Ottoman (1516).
Từ thế kỉ 17, các tiểu vương quốc Hồi giáo người Druze đã thống nhất vùng núi Liban và tìm cách giành quyền tự trị, trong khi ảnh hưởng của cộng đồng Công giáo Maronite ngày càng lớn mạnh. Năm 1861, tiếp theo những xung đột giữa cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng Công giáo, Pháp đã can thiệp nhằm bảo vệ người Công giáo và thành lập vùng tự trị Mont-Liban cho người Công giáo năm 1864. Sau Chiến tranh thế giới thứ I, Liban trở thành lãnh thổ ủy trị của Pháp. Năm 1943, Liban tuyên bố độc lập. Một "Hiệp ước dân tộc" được kí kết nhằm duy trì sự cân bằng quyền lực chính trị giữa các cộng đồng Hồi giáo Sunni, Shia và người Druze, Chính thống Hi lạp và Chính thống Armenia. Chức vụ Tổng thống thuộc về một thành viên thuộc cộng đồng người Maronite nhờ ưu thế đa số của người Cơ Đốc giáo, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là một người Hồi giáo Shia; Chủ tịch Quốc hội là một người Hồi giáo Sunni.
Năm 1945, Liban tham gia thành lập Liên minh Ả Rập.
Thịnh vượng kinh tế đi kèm theo những gia tăng bất công xã hội làm phát sinh những căng thẳng giữa các cộng đồng, dẫn đến cuộc nội chiến đầu tiên năm 1958. Quân đội Hoa Kỳ được gởi đến theo yêu cầu của Tổng thống Camille Chamoun và rút quân sau khi thành lập chính quyền mới.
Năm 1967, sau cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948, người Palestine ồ ạt chạy sang lánh nạn ở Liban. Sự hiện diện của khoảng 350.000 người tị nạn Palestine và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) bị Jordan trục xuất (1970- 1971) đã khiến cho cuộc nội chiến lần thứ hai bùng nổ năm 1976. Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi quân đội Syria hiện diện ở một phần lãnh thổ Liban (1976) và sự can thiệp quân sự của Israel (1978). Năm 1982, quân đội Israel phong tỏa thủ đô Beyrouth và đánh đuổi lực lượng vũ trang của tổ chức PLO. Năm 1985, quân đội Israel rút khỏi Liban, nhưng vẫn duy trì sự hiện diện ở phần lãnh thổ phía nam, được gọi là "vùng an toàn". Cuộc nội chiến vẫn tiếp tục kéo dài tình hình càng trở nên phức tạp hơn do những cuộc đối đầu giữa các khuynh hướng Hồi giáo khác nhau. Từ năm 1985, nhóm Hồi giáo Hezbollah gia tăng các vụ bắt cóc con tin người phương Tây. Tình hình này đã khiến cho quân đội Syria quay trở lại chiếm đóng ở Tây Beyrouth năm 1987. Nhiệm kì của Tổng thống Amine Gemayel kết thúc năm 1988 nhưng không có cuộc bầu cử người kế nhiệm. Hai chính phủ được hình thành: một chính phủ thuộc dân sự và Hồi giáo do Selim Hoss lãnh đạo đặt trụ sở tại Tây Beyrouth, chính phủ còn lại thuộc về giới quân sự và người Cơ Đốc giáo do Tướng Michel Aoun lãnh đạo có trụ sở ở Đông Beyrouth. Năm 1989, Elias Hraoui trở thành Tổng thống. Hiến pháp mới năm 1990 thành lập Đệ nhị Cộng hòa ở Liban đồng thời thừa nhận lại các thỏa thuận được kí kết tại Taif năm 1989. Thoả thuận được kí kết tại Taif dự kiến lập lại sự cân bằng đại diện hợp pháp giữa các cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng Cơ Đốc giáo trong đó quân đội Liban được sự ủng hộ của Syria đã chấm dứt cuộc đối đầu của tướng Aoun. Năm 1991, hiệp ước Damascus lập quyền bảo hộ của Syria tại Liban. Năm 1996, cuộc chiến giữa tổ chức Hezbollah và quân đội Israel lại diễn ra ác liệt ở miền Nam Liban. Tháng 5 năm 2000, quân đội Israel rút quân khỏi miền Nam Liban, nhưng tình trạng xung đột giữa Israel và tổ chức Hồi giáo Hezbollah vẫn tiếp tục diễn ra.
Vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri ngày 2 tháng 2 năm 2005 làm dấy lên các cuộc biểu tình chống lại sự hiện diện của quân đội Syria tại Liban và buộc Syria rút hết quân khỏi Liban tháng 4 năm 2005. Tháng 5 và tháng 6 năm 2005, Liban tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên sau nội chiến không có sự can dự của nước ngoài dẫn đến thắng lợi cho liên minh của Saad Hariri (con trai cựu Thủ tướng Hariri bị sát hại) chiếm gần 2/3 số ghế Quốc hội. Sau 18 tháng khủng hoảng chính trị và 6 tháng bỏ trống ghế tổng thống, ngày 25 tháng 5 năm 2008. Quốc hội Liban đã bầu ông Michel Suleiman làm Tổng thống mới, chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị nói trên.
Vùng
[sửa]Li Băng được chia thành 5 vùng:
Thành phố
[sửa]- Beirut (tiếng Ả Rập: بيروت, chuyển tự: Bayrūt), đôi khi được gọi bằng tên tiếng Pháp của nó là Beyrouth là thủ đô và là thành phố lớn nhất Liban.
- Baalbek - di chỉ khảo cổ La Mã và Phoenicia
- Byblos (Joubeil) - thành phố có nhiều di tích, lâu đài và bảo tàng
- Jezzine - thành phố du lịch miền nam La Năng với nhiều resort mùa hè
- Jounieh - nhiều resort ven biển và hộp đêm
- Sidon (Saida) - có nhiều di tích Trung Cổ
- Tripoli (Trablus) - vẫn được bảo tồn dù có một lượng lớn khách du lịch
- Tyre (Sour) - có nhiều di chỉ cổ, gồm Hippodrome La Mã là một di sản UNESCO
- Zahle - thủ phủ vùng thung lu4nh Bekaa
Các điểm đến khác
[sửa]- Batroûn - một thành phố cổ trên bờ biển Địa Trung Hải, với một trung tâm thành phố cung cấp nhiều nhà hàng, quán cà phê, quán bar, câu lạc bộ đêm và.
- Bcharre - Được bao quanh bởi các dãy núi, đó là một cửa ngõ vào Cedars rừng Thiên Chúa và sườn núi trượt tuyết Cedars.
- Ehden - thị trấn miền núi có cảnh quan đẹp và một số điểm tham quan. Đó là nhà để Ehden bảo tồn thiên nhiên.
- Barouk - Nổi tiếng với rừng tuyết tùng của nó.
- Jeita - Được biết đến với hang động
- Kadisha Valley - Bạn có thể ghé thăm nhà của cố nhà thơ Lebanon Khalil Gibran.
- Beiteddine - Nổi tiếng với cung điện
- Deir el Qamar - làng truyền thống ở huyện Chouf.
- Baskinta - làng ở chân núi Sannine.
- Qornet El-Sawda - đỉnh cao nhất trong cả nước.
- Mzaar Kfardebiane - Được biết đến với độ dốc trượt tuyết của nó.
- Qaraoun - Được biết đến bởi những hồ nước nằm trong thung lũng Beqaa.
- Kefraya - Được biết đến với những vườn nho của mình.
- Brummana - Một thị trấn truyền thống thường được coi là một khu nghỉ mát mùa hè với thời tiết dễ chịu, quan điểm ngoạn mục của Beirut và một cuộc sống về đêm tốt.
- Al Shouf Cedar bảo tồn thiên nhiên - bảo tồn thiên nhiên này rộng 550 km2. Đến từ Niha, Barouk, Maaser el Shouf, Ain Zhalta và Aammiq.
Đến
[sửa]Bằng đường hàng không
[sửa]Bằng tàu hỏa
[sửa]Bằng ô-tô
[sửa]Bằng buýt
[sửa]Bằng tàu thuyền
[sửa]Đi lại
[sửa]Ngôn ngữ
[sửa]Ngôn ngữ chính thức của Lebanon là tiếng Ả Rập chuẩn và tiếng Ả Rập bản địa của người Leban, nó tương tự với tiếng Ả rập của Syria, Jordan và Palestine.
Phần lớn người Leban nói tiếng Ả rập chuẩn trong khi nhiều người khác nói tiếng Pháp hoăc tiếng Anh.
Mua sắm
[sửa]Chi phí
[sửa]Thức ăn
[sửa]Đồ uống
[sửa]Chỗ nghỉ
[sửa]Học
[sửa]Làm
[sửa]An toàn
[sửa]Y tế
[sửa]Tôn trọng
[sửa]Liên hệ
[sửa]Wikipedia có sẵn bài viết về Li Băng |