Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

São Tomé và Príncipe
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô São Tomé
Chính phủ cộng hòa
Tiền tệ dobra (STD)
Diện tích 1.000 km2
Dân số 170.372 (ước tháng 7 năm 2002)
Ngôn ngữ Tiếng Bồ Đào Nha (chính thức)
Tôn giáo Thiên Chúa giáo 80% (Roman Catholic, Evangelical Protestant, Seventh-Day Adventist)
Hệ thống điện 220V/50Hz (ổ cắm châu Âu)
Mã số điện thoại +239
Internet TLD .st
Múi giờ UTC

São Tomé và Príncipe (phát âm tiếng Việt: Xao Tô-mê và Prin-xi-pê), tên đầy đủ: Cộng hòa Dân chủ São Tomé và Príncipe (tiếng Bồ Đào Nha: República Democrática de São Tomé e Príncipe) là một đảo quốc gần Gabon tại châu Phi. São Tomé là tên gọi Thánh Tôma trong tiếng Bồ Đào Nha.

Tổng quan[sửa]

Lịch sử[sửa]

Người N'Gola-Angolares đã sinh sống từ lâu trên lãnh thổ của São Tomé và Príncipe. Năm 1470, người Bồ Đào Nha đến và biến đảo này thành nơi quá cảnh để buôn bán nô lệ từ Tây Phi sang Brasil và châu Mỹ. Đến 1485, São Tomé và Príncipe chính thức trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha. Nhân dân liên tiếp nổi dậy chống lại ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, cùng với phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ ở châu Phi, tháng 9 năm 1960, Uỷ ban Giải phóng São Tomé và Príncipe, sau này đổi tên là Phong trào giải phóng São Tomé và Príncipe (MLSTP) do ông Manuel Pinto da Costa đứng đầu lãnh đạo nhân dân São Tomé và Príncipe đấu tranh giành độc lập. Ngày 26 tháng 11 năm 1974 tại Aler, Bồ đào Nha và MLSTP đã ký Hiệp định trao trả độc lập cho nước này vào ngày 12 tháng 7 năm 1975.

STP thông qua Hiến pháp mới, công nhận chế độ đa đảng (tháng 8 năm 1990), tiến hành bầu quốc hội và Tổng thống (tháng 3 năm 1991). Đây là cuộc bầu cử dân chủ đa đảng đầu tiên ở nước này kể từ khi độc lập. Do thất bại về chính sách kinh tế, đời sống nhân dân sa sút, Đảng MLSTP đã thất cử trước Đảng hội tụ Dân chủ (PCD) của ông Daniel Lima Dos Sangtos Daio và trở thành đảng đối lập.

Trong 3 năm dưới chế độ chính trị đa đảng, Đảng PCD không cải thiện được tình hình kinh tế, xã hội, làm cho mâu thuẫn nội bộ trở nên sâu sắc, Tổng thống hai lần thay chức Thủ tướng nhưng vẫn không giải quyết đước những vấn đề cơ bản của cuộc khủng khoảng. Trong khi đó, nhân dân ngày càng bất mãn do đời sống khó khăn, nạn thất nghiệp cao (30%), lạm phát gia tăng (40%) v.v... Thực trạng trên của São Tomé và Príncipe đã làm vai trò và uy tín của Đảng cầm quyền PCD giảm. Trong cuộc bầu cử Quốc hội (tháng 10/1994), Đảng PCD chỉ được 15/55 ghế, trong khi Đảng MLSTP được 25/55 ghế trong Quốc hội, trở thành đảng cầm quyền theo qui định của Hiến pháp. Điều này đã gây khó khăn cho việc điều hành đất nước của Tổng thống thuộc Đảng PCD.

Ngày 15 tháng 8 năm 1995, giới quân sự (theo Hiến pháp mới là phi đảng phái) do hai thiếu uý Ponte và Q.Deanmaydu cầm đầu với khẩu hiệu "Đưa São Tomé và Príncipe ra khỏi tình trạng khủng khoảng kinh tế - xã hội và nghèo đói hiện nay", đã bắt giam Tổng thống M. Trovoada, Thủ tướng C. Gracia và Bộ trưởng Quốc phòng A.Polino, thành lập Uỷ ban Cứu quốc lâm thời. Do áp lực mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế (LHQ, Mỹ, EU, Angola, Gabon...) đe doạ cắt viện trợ kinh tế cho São Tomé và Príncipe và qua vai trò trung gian hoà giải của Tổng thống Angola Dos Santos, ngày 22 tháng 8 năm 1995, Tổng thống M.Trovoada và nội các của ông đã trở lại nắm quyền.

São Tomé và Príncipe là thành viên cộng đồng 5 nước nói tiếng Bồ Đào Nha (Angola, Guinea Bissau, São Tomé và Príncipe, Mozambique và Cap Vert). Hội nghị cấp cao lần thứ 6 các nước sử dụng tiếng Pháp họp ở Cotonou (Bénin) từ 2 - 4 tháng 12 năm 1995, đã kết nạp São Tomé và Príncipe làm thành viên liên kết của Hội nghị này.

Ngày 21 tháng 7năm 1996, ông Manuel Trovoada, Đảng Hội tụ Dân chủ (PDC), đương kim Tổng thống đã thắng cử với 52,4% phiếu bầu, tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai (1996-2000), đánh bại ông Manuel Pinto da Costa, lãnh tụ Đảng MLPS, cựu Tổng thống (1975-1991), chỉ được 47,6% số phiếu.

Ngày 21 tháng 7 năm 2001, trong cuộc bầu cử đa đảng phái lần thứ 3, ông Fradique De Menezes đã được bầu làm Tổng thống mới của STP. Và ngày 22 tháng 6 năm 2008, Tổng thống đã phê chuẩn đề nghị của Quốc hội bầu Joachim Rafael Blranco là Thủ tướng mới của nước này.

Địa lý[sửa]

Khí hậu[sửa]

Chính trị[sửa]

Đến[sửa]