Sơn Đông (giản thể: 山东; phồn thể: 山東; bính âm: Shāndōng (trợ giúp·chi tiết); Wade-Giles: Shan-tung) là một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc. Tên gọi "Sơn Đông" xuất phát từ vị trí của tỉnh này ở phía đông Thái Hành Sơn,[1] giản xưng của tỉnh Sơn Đông là "Lỗ", theo tên nước Lỗ thời cổ.
Các vùng
[sửa]Bản đồ | # | Tên | Thủ phủ | Hán tự Bính âm |
Dân số (2010) |
Diện tích (km²) |
Mật độ (người/km²) |
---|---|---|---|---|---|---|---|
— Thành phố cấp phó tỉnh — | |||||||
1 | Tế Nam | Thị Trung | 济南市 Jǐnán Shì |
6.814.000 | 8.177 | 833 | |
2 | Thanh Đảo | Thị Nam | 青岛市 Qīngdǎo Shì |
8.715.100 | 11.026 | 790 | |
— Thành phố cấp địa khu — | |||||||
3 | Tân Châu | Tân Thành | 滨州市 Bīnzhōu Shì |
3.748.500 | 9.447 | 397 | |
4 | Đức Châu | Đức Thành | 德州市 Dézhōu Shì |
5.568.200 | 10.356 | 538 | |
5 | Đông Dinh | Đông Dinh | 东营市 Dōngyíng Shì |
2.035.300 | 7.923 | 257 | |
6 | Hà Trạch | Mẫu Đơn | 菏泽市 Hézé Shì |
8.287.800 | 12.238 | 677 | |
7 | Tế Ninh | Thị Trung | 济宁市 Jìníng Shì |
8.081.900 | 11.285 | 716 | |
8 | Lai Vu | Lai Thành | 莱芜市 Láiwú Shì |
1.298.500 | 2.246 | 578 | |
9 | Liêu Thành | Đông Xương Phủ | 聊城市 Liáochéng Shì |
5.789.900 | 8.714 | 664 | |
10 | Lâm Nghi | Lan Sơn | 临沂市 Línyí Shì |
10.039.400 | 17.186 | 584 | |
11 | Nhật Chiếu | Đông Cảng | 日照市 Rìzhào Shì |
2.801.100 | 5.310 | 528 | |
12 | Thái An | Thái Sơn | 泰安市 Tài'ān Shì |
5.494.200 | 7.761 | 708 | |
13 | Duy Phường | Khuê Văn | 潍坊市 Wéifāng Shì |
9.086.200 | 15.829 | 574 | |
14 | Uy Hải | Hoàn Thúy | 威海市 Wēihǎi Shì |
2.804.800 | 5.436 | 516 | |
15 | Yên Đài | Lai Sơn | 烟台市 Yāntái Shì |
6.968.200 | 13.746 | 507 | |
16 | Tảo Trang | Thị Trung | 枣庄市 Zǎozhuāng Shì |
3.729.300 | 4.550 | 820 | |
17 | Truy Bác | Trương Điếm | 淄博市 Zībó Shì |
4.530.600 | 5.938 | 763 |
Thành phố
[sửa]Các điểm đến khác
[sửa]Tổng quan
[sửa]Trước thời nhà Kim, Sơn Đông về mặt khái niệm địa lý là khu vực lưu vực Hoàng Hà rộng lớn ở phía đông Hào Sơn, Hoa Sơn hoặc Thái Hành Sơn. Thời cổ, trên địa bàn tỉnh Sơn Đông ngày nay có nước Tề và nước Lỗ. Sơn Đông nằm ở duyên hải phía đông Trung Quốc, thuộc hạ du Hoàng Hà, là địa phương cực bắc của vùng Hoa Đông. Tỉnh lị của Sơn Đông là Tế Nam. Ở một nửa phía tây, Sơn Đông giáp với các tỉnh khác tại Trung Quốc, từ bắc xuống nam lần lượt là: Hà Bắc, Hà Nam, An Huy và Giang Tô. Ở trung bộ, địa hình Sơn Đông cao đột ngột với đỉnh Thái Sơn là điểm cao nhất trên địa bàn. Bán đảo Sơn Đông giáp với Hoàng Hải, cách bán đảo Liêu Đông qua eo biển Bột Hải, bảo vệ Bắc Kinh-Thiên Tân và Bột Hải, đối diện với bán đảo Triều Tiên qua Hoàng Hải, đông nam bán đảo là vùng biển Hoàng Hải rộng lớn.
Tỉnh Sơn Đông có lịch sử lâu dài và văn hóa phong phú. Các nhà sáng lập tư tưởng Nho giáo như Khổng Tử và Mạnh Tử, nhà sáng lập tư tưởng Mặc gia là Mặc Tử, các nhà quân sự nổi tiếng như Tôn Tử, Tôn Tẫn, Ngô Khởi đều được sinh ra ở Sơn Đông. Với dân số trên 90 triệu người, Sơn Đông là tỉnh có dân số đông thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Quảng Đông. Sơn Đông là một tỉnh lớn công-nông nghiệp, đóng góp một phần chín giá trị của nền kinh tế Trung Quốc, tổng GDP của Sơn Đông đứng thứ ba tại Trung Quốc.
Địa lý
[sửa]Địa hình chủ yếu của Sơn Đông là đồng bằng. Tây bắc bộ, tây bộ, tây nam bộ của tỉnh đều là một bộ phận của bình nguyên Hoa Bắc rộng lớn. Trung bộ Sơn Đông có địa hình núi non hơn, trong đó Thái Sơn được biết đến nhiều nhất. Đông bộ Sơn Đông là bán đảo Sơn Đông nhiều đồi núi kéo dài ra đến biển; bán đảo này tách Bột Hải ở phía tây bắc với Hoàng Hải ở phía đông và nam. Đỉnh cao nhất ở Sơn Đông là đỉnh Ngọc Hoàng thuộc Thái Sơn với cao độ 1.545 mét (5.069 ft).
Hoàng Hà chảy qua tây bộ Sơn Đông, đổ ra biển ở vùng bờ biển bắc bộ Sơn Đông; đoạn sông chảy qua Sơn Đông được đắp đê hai bên, do bồi tích trong một thời gian dài nên lòng sông cao hơn các khu vực đất đai ngoài đê, ngoài ra một số vùng ở tây bộ Sơn Đông cũng thuộc lưu vực Hải Hà ở phía bắc và lưu vực Hoài Hà ở phía nam. Đại Vận Hà đi vào Sơn Đông ở phía tây bắc và tây nam. Hồ Vi Sơn (微山湖) là hồ lớn nhất Sơn Đông, với diện tích 1266 km². Chiều dài đường bờ biển của Sơn Đông là khoảng 3.000 kilômét (1.900 mi). Bán đảo Sơn Đông có một đường bờ biển nhiều đá với các các vách đá, vịnh và hải đảo. Vịnh Lai Châu là vịnh cực nam trong ba vịnh lớn của Bột Hải, nằm ở phía bắc bán đảo, giữa Đông Dinh và Bồng Lai. Vịnh Giao Châu nhỏ hơn nhiều vịnh Lai Châu, nằm ở phía nam bán đảo, cạnh Thanh Đảo. Quần đảo Trường Sơn (长山列岛) kéo dài về phía bắc từ bờ biển phía bắc của bán đảo.
Sơn Đông có khí hậu ôn hòa, nằm ở vùng chuyển giao giữa khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Cwa theo phân loại khí hậu Köppen) và khí hậu lục địa ẩm (Köppen Dwa) với bốn mùa phân biệt. Mùa hè nóng và mưa nhiều (ngoại trừ một vài khu vực ven biển), trong khi mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình của Sơn Đông là −5 đến 1 °C (23 đến 34 °F) vào tháng 1 và 24 đến 28 °C (75 đến 82 °F) vào tháng 7. Lượng mưa bình quân là 550 đến 950 milimét (22 đến 37 in), phần lớn là vào những tháng mùa hè, do ảnh hưởng của gió mùa.
Sơn Đông là một phần của khối phía Đông thuộc nền cổ Hoa Bắc. Bắt đầu vào Đại Trung sinh, Sơn Đông đã trải qua một quá trình mỏng hóa vỏ trái đất, một điều khác thường của một nền cổ và nó đã khiến lớp vỏ trái đất giảm từ 200 km xuống còn 80 km. Sơn Đông do đó đã từng chịu các ảnh hưởng kéo dài của núi lửa trong Phân đại Đệ tam. Một số thành hệ địa chất tại Sơn Đông có nhiều hóa thạch. Ví dụ như tại Chư Thành ở đông nam bộ Sơn Đông, người ta đã phát hiện ra nhiều hóa thạch khủng long. Một phát hiện lớn đã tìm được 7.600 xương khủng long, bao gồm hài cốt của tyrannosaurus và ankylosaurus, được công bố vào năm 2008, và được cho là bộ sưu tập lớn nhất từng được phát hiện
Ngôn ngữ
[sửa]Đến
[sửa]Đi lại
[sửa]Xem
[sửa]Làm
[sửa]Ăn
[sửa]Uống
[sửa]An toàn
[sửa]Tiếp theo
[sửa]Wikipedia có sẵn bài viết về Sơn Đông |