Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Vinh là một một thành phố thuộc tỉnh Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Tổng quan

[sửa]

Vinh có diện tích 104,96 km², dân số: 435.208 người (dân số quy đổi) 2010. Theo quy hoạch mở rộng của chính phủ Việt Nam, diện tích của thành phố Vinh sẽ bao gồm thành phố Vinh hiện nay và toàn bộ diện tích thị xã Cửa Lò, phần phía Nam huyện Nghi Lộc, phía Bắc huyện Hưng Nguyên. Ranh giới thành phố mới sẽ là phía Bắc là đường Nam Cấm, phía Tây là đường tránh Vinh, phía Nam là sông Lam và phía Đông là biển Đông.

Lịch sử

[sửa]
Vinh

Thế kỷ XVII thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Ninh Quận Công Trịnh Toàn nhiều năm đã đóng đại bản doanh ở Núi Quyết. Huy động nhân dân và binh lính xây thành ông Ninh, đào kênh nối sông Cồn Mộc (tức sông Vinh) với sông Lam.

Ngày 1 tháng 10 năm 1788 Hoàng đế Quang Trung đã quyết định cho xây dựng đế đô tại vùng đất Yên Trường, nay thuộc phường Trung Đô - thành phố Vinh - Nghệ An và đặt tên là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Và bằng việc xây dựng đơn vị hành chính: Phượng Hoàng - Trung Đô đã khẳng định vị thế của đất Yên Trường trong sự cân đối hài hòa với Đông Đô ở miền Bắc, Tây Đô ở miền Nam và trong chiến lược lâu dài của Hoàng đế Quang Trung là sẽ xây dựng Yên Trường thành kinh đô của đất Việt. Dù rằng, chưa được xây dựng hoàn tất do sự nghiệp nhà Tây Sơn quá ngắn ngủi, nhưng Phượng Hoàng Trung Đô là một dấu son chói lọi trên chặng đường phát triển của đô thị Vinh.


Đại lộ Lê NinTừ đời vua Gia Long đến các đời vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định vùng đất Yên Trường tiếp tục được coi trọng xây dựng. Dấu tích các cổng thành cổ Nghệ An đã là một minh chứng cho công cuộc xây dựng và phát triển vùng đất này.

Ngày 20 tháng 10 năm 1898, vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập thị xã Vinh cùng với các thị xã Thanh Hóa, Huế, Fai-Fo (Hội An ngày nay), Quy Nhơn và Phan Thiết. Ngày 30 tháng 8 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương chuẩn y đạo dụ này. Thị xã lúc đầu bao quanh thành Nghệ An, sau dần dần phát triển về phía Nam.

Ngày 10 tháng 12 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định hợp nhất thị xã Vinh, thị xã Bến Thủy (thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1914) và thị xã Trường Thi (thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1917) thành Thành phố Vinh - Bến Thủy, do Công sứ Nghệ An kiêm chức đốc lý (tức thị trưởng).

Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thể kỷ trước, Vinh được biết đến như một đô thị với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, hãng buôn, nhà băng... nổi tiếng của người Pháp, Hoa Kiều, Ấn Kiều... Vinh cũng là thành phố của thợ thuyền với hàng vạn công nhân. Đó cũng là cái nôi của phong trào yêu nước và cách mạng.

Khi Việt Nam độc lập năm 1945, Vinh trở thành thị xã tỉnh lị tỉnh Nghệ An. Ngày 28-12-1961, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 32 về việc thành lập thành phố Vinh. Ngày 10-10-1963, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 148/CP thành lập thành phố Vinh. Vinh lúc này được coi là một trong 5 thành phố công nghiệp lớn nhất của miền Bắc Việt Nam. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Vinh là một trong những thành phố miền Bắc bị không quân Mỹ ném bom tàn phá nặng nề nhất, toàn thành phố hầu như bị san phẳng. Ngày 1-5-1974, Phó Thủ tướng Đỗ Mười đã đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lại Thành phố. Thành phố được xây dựng lại theo kiểu thiết kế đô thị của Đông Đức và Liên Xô như các đại lộ lớn, rộng và các dãy nhà chung cư. Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 20 năm đổi mới vừa qua, Vinh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cơ sở hạ tầng được xây dựng vững chắc, hệ thống giao thông phát triển. Nhiều công trình kinh tế, kỹ thuật, văn hoá lớn được xây dựng, nhiều khu đô thị mới đã mọc lên. Kinh tế phát triển ổn định, thường xuyên giữ mức tăng trưởng cao. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đợc cải thiện, nâng cao. Từ năm 1975, Vinh là tỉnh lị tỉnh Nghệ Tĩnh. Và từ năm 1991, trở lại tỉnh lị tỉnh Nghệ An.

Vị trí địa lý

[sửa]

Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50" đến 18°43’38" vĩ độ Bắc, từ 105°56’30" đến 105°49’50" kinh độ Đông, nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, là đồng bằng rộng thứ 3 của Việt Nam. Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.

Địa hình

[sửa]

Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt.

Khí hậu

[sửa]

Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác. Nhiệt độ trung bình 24 °C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1 °C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4 °C. Độ ẩm trung bình 85-90%. Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.

Có hai mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 và gió Đông Bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Đến bằng cách nào

[sửa]

Hàng không

[sửa]

Sân bay Vinh cách trung tâm thành phố 2 km. Có các tuyến bay với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột.

Đường sắt

[sửa]

Tuyến đường sắt bắc nam chạy qua thành phố này, ga Vinh là một ga chính, cách trung tâm thành phố km.

Đường bộ

[sửa]

Tuyến quốc lộ 1A chạy qua thành phố này. Cự ly thành phố này là 195 km về phía nam Hà Nội là 195 km, 1424 km về phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh.

Đi lại

[sửa]

Xem

[sửa]

Ăn

[sửa]

Tới Vinh du khách sẽ được thưởng thức các đặc sản của vùng đất này như: Cam Vinh, Cháo lươn Vinh, Món hến, Chả rươi, Nộm chợ Vinh, Kẹo Cu Đơ. Canh hến là đặc sản có vị đậm đà không thể thiếu trong những bữa cơm trưa hè. Thông thường người ta xào ruột hến thật thơm bỏ vào nước hến cùng với món rau nào đó, mà thường là các loại rau vặt như: rau bầu, rau lang, mồng tơi, rau dềnh, rau muống..v..v.. thành một món canh rất ngọt, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là rất mát. Bên cạnh món canh hến du khách còn có thể dùng món hến xúc bánh tráng. Hến được xào với mỡ hành, rắc thêm rau thơm và một ít lạc rang giã dập cùng vài lát ớt cắt mỏng ăn với bánh tráng là một món ăn ngon lý tưởng. Rươi là thức ăn nhiều đạm. Du khách có thể ăn rươi với trứng gà mà người dân nơi đây gọi là chả rươi hoặc ăn canh rươi, mắm rươi.. đến mùa rươi người ta còn có thể phơi khô ăn dần. Nói nộm chợ Vinh tức là nói món nộm được bán ở các chợ tại thành phố Vinh. Như chúng ta đã biết, có nhiều món nộm khác nhau: nộm đu đủ, nộm hoa chuối, nộm khế, nộm cà, nôm mướp đắng. Tại chợ Vinh còn có nộm măng, nộm dưa chuột, nộm rau muống.

Uống

[sửa]

Ngủ

[sửa]
  • Khách sạn Phương ĐôngĐường Trường Thi - Vinh 3562299. 177 phòng, 311 giường.
  • Khách sạn Xanh Nghệ AnĐường Mai Hắc Đế - Vinh 3844788. 84 phòng, 179 giường
  • Khách sạn Thành phố Hồ Chí Minh - Kim liênĐường Quang trung - Vinh 3838899. 66 phòng, 121 giường
  • Khách sạn Thượng Hải Vinh26 Lê Lợi 3589486. 86 phòng, 156 giường
  • Khách sạn M.Thanh TN74 Lê Hồng phong-Vinh 3588686. 77 phòng, 153 giường
  • Khách sạn Hữu NghịĐường Lê lợi - Vinh 3842343. 32 phòng, 120 giường
  • Khách sạn Mường ThanhSố 01 Phan Bội Châu -Vinh 3536683. 84 phòng, 145 giường
  • Khách sạn Bến ThuỷĐường Nguyễn Du - Tp.Vinh 3855 163. 76 phòng, 186 giường
  • Khách sạn Hoa Phượng ĐỏĐường Lê Lợi - Tp.Vinh 3841236. 92 phòng, 185 giường
  • Khách sạn Giao tếĐường Hồ Tùng Mậu - Vinh 3843175. 80 phòng, 169 giường
  • Khách sạn Thương Mại VinhĐường Quang Trung - Tp.Vinh 3830215. 33 phòng, 56 giường
  • Khách sạn Thành VinhĐường Lê Lợi - Tp.Vinh 3847222. 2o phòng, 36 giường
  • Khách sạn Phú Nguyên HảiĐường Lê Lợi - Tp.Vinh 3848429. 21 phòng, 25 giường
  • Khách sạn Vương Hoàn40,Trần Quang Diệu, Vinh 3844747. 21 phòng, 32 giường
  • Khách sạn Á Châu4B, Phan Bội Châu,Vinh 3843506. 33 phòng, 55 giường
  • Khách sạn Phượng Hoàng119 Đường Lê Duẩn - Vinh 3848 584. 23 phòng, 46 giường
  • Khách sạn Mường Thanh Sông LamĐường Quang Trung, Vinh.

An toàn

[sửa]

Điểm tiếp theo

[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!