Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Zürich là thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ.

Tổng quan[sửa]

Zürich (Zürich (trợ giúp·chi tiết) [ˈtsyːʁɪç]; tiếng Đức tại Zürich: Züri [ˈtsyri]) là thành phố lớn nhất của Thụy Sỹ (dân số: 366.145 vào năm 2004; dân số vùng nội thành: 1.091.732) và là thủ đô của bang Zürich. Dân số của toàn khu đô thị là vào khoảng 1.3 triệu. Thành phố là trung tâm thương mại và văn hóa chính của Thụy Sỹ (thủ đô chính trị là Bern), và được xem như là một trong những thành phố toàn cầu trên thế giới. Theo một điều tra vào năm 2006, đây là thành phố với chất lượng cuộc sống tốt nhất trên thế giới. Nguồn gốc của tên gọi có lẽ là từ Turus trong tiếng Celt, một bằng chứng được tìm thấy trên một tấm bia mộ có niên đại từ thời bị chiếm đóng bởi Đế chế La Mã trong thế kỉ thứ 2; tên cổ của thành phố dưới dạng La Mã là Turicum.

Lịch sử[sửa]

Vào thời đại Roman, Turicum là điểm thu thuế tại biên giới với Gallia Belgica (từ năm 90 Germania superior) và Raetia buôn bán hàng hóa trên dòng sông Limmat. Một lâu đài kiểu Carolingian, được xây trên địa điểm lâu đài Roman bởi cháu nội của Charlemagne, Louis the German, được nhắc đến năm 835 ("trong castro Turicino iuxta fluvium Lindemaci"). Louis cũng thành lập tu viện Fraumünster vào năm 853 cho con gái ông ta là Hildegard. Ông hiến tặng tu viện theo dòng Benedictine nhiều đất đai của Zürich, Uri, và khu rừng Albis, và cho tu viện quyền bất khả xâm phạm, đặt nó trực tiếp dưới quyền cai quản của ông ta. Vào năm 1045, Vua Henry III cho phép tu viện quyền họp chợ, thu lộ phí, và đúc tiền xu, và do đó đã làm cho tu bà trưởng tu viện trở thành người cai quản thành phố.

Murerplan vào năm 1576 Zürich trở thành reichsunmittelbar vào năm 1218 với sự tuyệt tự của dòng chính trong gia đình Zähringer. Một tường thành được xây dựng vào những năm 1230, vây quanh 38 hecta. Hoàng đế Frederick II đã tấn phong tu viện trưởng của Fraumünster lên chức nữ công tước vào năm 1234. Nữ tu viện trưởng chỉ định thị trưởng, và bà thường xuyên giao việc đúc tiền cho công dân của thành phố. Tuy vậy, quyền lực chính trị của tu viện suy yếu dần đi trong thế kỉ 14, bắt đầu với sự thiết lập của Zunftordnung (luậtphường hội) vào năm 1336 bởi Rudolf Brun, cũng là người thị trưởng độc lập đầu tiên, nghĩa là không được chỉ định bởi bà tu viện trưởng. Zürich tham gia liên bang Thụy Sỹ (vào thời gian đó là một liên bang lỏng lẻo de facto của các nước độc lập) như là thành viên thứ năm vào năm 1351. Zürich bị khai trừ khỏi liên bang vào năm 1440 do một cuộc chiến tranh với các nước thành viên khác vì vụ tranh chấp lãnh thổ Toggenburg (Chiến tranh Zürich cổ). Zürich bị đánh bại vào năm 1446, và được chấp nhận lại vào liên bang vào năm 1450. Zwingli bắt đầu cải cách Thụy Sỹ vào thời gian ông là thầy tu chính ở Zürich. Ông sống nơi đó từ 1484 cho đến khi qua đời vào năm 1531. Vào năm 1839, thành phố phải nhường cho những yêu cầu từ các đối tượng miền quê của nó, theo sau Züriputsch vào 6 tháng 9. Đa số các thành lũy xây từ thế kỉ thứ 17 bị kéo đổ, mặc dù chưa từng bị bao vây, để làm giảm bớt mối lo ngại về quyền bá chủ của thành phố từ các miền đồng quê. Hiệp ước Zurich giữa Austria, Pháp, và Sardinia được ký kết vào năm 1859. Từ năm 1847, Spanisch-Brötli-Bahn, đường sắt đầu tiên trên đất Thụy Sỹ, nối liền Zürich với Baden, đặt nhà ga chính Zürich tại điểm gốc của mạng lưới đường sắt Thụy Sỹ. Tòa nhà hiện tai Hauptbahnhof (nhà ga đường sắt chính) xây từ 1871.

Đến[sửa]

Bằng hàng không[sửa]

Sân bay Zürich (IATA: ZRH, ICAO: LSZH) cũng gọi là Sân bay Kloten, tọa lạc tại bang Kloten, Thụy Sỹ và được quản lý bởi Unique Airport. Đây là cửa ngõ quốc tế lớn nhất Thụy Sỹ và là trung tâm của hãng Swiss International Air Lines (sớm trở thành trung tâm của Lufthansa). Skyguide chịu trách nhiệm kiểm soát không lưu tại sân bay Zürich. Năm 2003, Sân bay quốc tế Zürich đã hoàn tất một dự án mở rộng lớn, xây một ga-ra đậu xe mới, một nhà ga hàng không giữa sân, một đường tàu điện ngầm chuyển khách giữa tổ hợp nhà ga hiện hữu và nhà ga mới. Sân bay Zürich mất nhiều lưu lượng vận chuyển khi hãng Swissair ngừng hoạt động. Khi Lufthansa mua lại hãng kế nhiệm của Swissair là Swiss International Air Lines (SWISS), lưu lượng vận chuyển lại tăng. Nhà ga đường sắt của sân bay Zürich (Zürich Flughafen) nằm dưới nhà ga hành khách hàng không. Có nhiều tàu đến nhiều nơi khác nhau của Thụy Sỹ; các tuyến tàu S-Bahn thường xuyên, cộng với Inter-regio và tuyến tàu liên thành phố với Winterthur, Bern, Basel và Lucerne(Luzern). Bằng cách đổi tàu tại Zürich HB (nhà ga chính Zürich) phần lớn các địa điểm khác của Thụy Sỹ có thể đến được trong vài giờ đồng hồ.

Bằng tàu điện/hỏa[sửa]

Xe lửa thường xuyên đến và đi từ các thành phố của Thụy Sĩ và châu Âu khác để từ và đến ga Hauptbahnhof, nhà ga xe lửa chính, nằm ​​ngay tại trung tâm thành phố vào cuối Bahnhofstrasse, dễ dàng truy cập vào giao thông công cộng. Zurich Hauptbahnhof (HB) được phục vụ bởi các ga xe lửa S-Bahn địa phương, InterCity (IC và ICN) kết nối trên toàn Thụy Sĩ, Ý, ICE của Đức, TGV [6], và các dịch vụ đêm trực tiếp khác của Pháp tàu đến / từ xa như Amsterdam, Berlin, Prag, Budapest và Beograd.

Đối với dịch vụ tàu và vé, hãy truy cập các trang web của SBB hay Deutsche Bahn, mặc dù bạn có thể không có khả năng đặt những chuyến đi quốc tế trực tuyến thông qua các trang web này. Nếu bạn đã ở châu Âu, văn phòng nhà ga xe lửa địa phương của bạn thường sẽ có thể đặt các đoàn tàu. Một đường chuyền qua đường sắt có thể làm cho chuyến đi của bạn rẻ hơn. Để biết thêm cuộc hành trình quốc tế đường dài, hãy truy cập Seat61 để biết thêm thông tin.

Nhà ga xe lửa và trung tâm mua sắm dưới lòng đất kết nối có cửa hàng, nhà hàng, và một cửa hàng tạp hóa mà người dân địa phương sử dụng khi họ cần phải mua sắm Chủ nhật, vì nó không phụ thuộc vào những giờ đóng cửa theo luật nếu không có hiệu lực trong thành phố. Nó cũng tổ chức một chợ Giáng sinh vào dịp Giáng sinh.

Bằng ô-tô[sửa]

Bằng buýt[sửa]

Các trạm xe buýt bên cạnh ga xe lửa chính, gần nơi hợp lưu của Sihl và Limmat. Nhiều xe buýt đến từ các thành phố khác ở châu Âu, các điểm đến chủ yếu là phía Nam như khu vực Balkan phương Tây hoặc Tây Ban Nha. Có một xe buýt hai tuần để Banja Luka, Bosnia và Herzegovina (tìm "Cirih").

Bằng tàu thủy[sửa]

Đi lại[sửa]

Xem[sửa]

Làm[sửa]

Học[sửa]

Công việc[sửa]

Mua[sửa]

Ăn[sửa]

Uống[sửa]

Ngủ[sửa]

An toàn[sửa]

Ý tế[sửa]

Liên lạc[sửa]

Điểm tiếp theo[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!