Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cần Thơ”

Từ Wikivoyage
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
→‎Điểm tiếp theo: remove category:!Main category, replaced: {{SUBPAGENAME}} → {{thế:PAGENAME}} using AWB
Dòng 96: Dòng 96:


{{Wikipedia|Cần Thơ}}
{{Wikipedia|Cần Thơ}}

[[Thể loại:!Main category]]

Phiên bản lúc 22:56, ngày 12 tháng 8 năm 2013

Vị trí Cần Thơ ở Việt Nam

Cần Thơ [1] là một thành phố lớn và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ của Việt Nam . Nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau 178 km, cách thành phố Rạch Giá 128 km, cách biển khoảng 100 km theo đường sông Hậu.

Giới thiệu

Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Đến Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ. Đến cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang.

Cần Thơ là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một "đô thị miền sông nước". Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ.

Lịch sử

Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Năm 1867, thực dân Pháp vi phạm hoà ước 1862, chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.

Ngày 23 tháng 2 năm 1876, Soái phủ Sài Gòn ra Nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Năm 1889, Pháp đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và huyện đổi thành quận. Từ năm 1876 đến năm 1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi.

Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, đế quốc Mỹ đã biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Từ đó, địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ trong chế độ cũ ở miền Nam có nhiều thay đổi. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh. Về phía chính quyền cách mạng, tên gọi Cần Thơ vẫn được duy trì. Địa giới hành chính có thay đổi một phần.

Ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/NĐ-76, sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ để lập tỉnh mới với tên gọi Hậu Giang, tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ. Đến tháng 12 năm 1991, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá VIII) ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang.

Đến

Bằng đường hàng không

  • Sân bay quốc tế Cần Thơ với tuyến bay Hà Nội, Phú Quốc và Côn Đảo.

Bằng tàu điện/hỏa

  • Chưa có

Bằng ô-tô

Bằng xe khách

Xe khách Phương Trang và Mai Linh đi từ bến xe miền Tây của Thành phố Hồ Chí Minh.

Bằng tàu

Đi lại

Tham quan

Đến Cần Thơ, bạn có nhiều sự lựa chọn địa điểm tham quan, thường thì người ta nhớ đến hai địa danh nổi tiếng là Bến Ninh Kiều ở Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và chợ nổi Cái Răng, hai địa danh này đã đi vào văn chương, âm nhạc như một nét đặc trưng của miền Tây sông nước.

Có câu nói, ‘ đến Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng, thì kể như chưa biết về đất Tây Ðô này", chợ Cái Răng là nơi tập trung hầu như tất cả nông sản, trái cây của miền Tây, buôn bán với ghe xuồng tấp nập tạo nên một điểm đến vô cùng hấp dẫn.

Ngoài ra, tuỳ mục đích chuyến đi, bạn có thể đi thăm những khu du lịch sinh thái khác như những khu du lịch vườn Cần Thơ với đặc điểm nổi bật là những vườn cây xanh tươi với những đặc sản trái cây của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Có thể kể đến Vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thuỷ, vườn vòng cung, trên các tuyến sông Phong Ðiền, Phụng Hiệp và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt đang phát triển.

Từ Tp. Cần Thơ du khách theo quốc lộ 1A về hướng Sóc Trăng, qua cầu Ðầu Sáu, đến gần cầu Cái Răng rẽ phải khoảng 6 km là đến vườn du lịch Mỹ Khánh. Vườn Mỹ Khánh rộng 2,2ha với hơn 20 loại cây trái, hoa kiểng và nhiều loại động vật như chim các rùa, rắn, cua, tôm ...

Du khách đi dạo trong vườn hít thở không khí trong lành mát mẻ và được nếm các loại trái cây chín và những món ăn đặc sản miệt vườn. Dưới bóng cây xanh thấp thoáng ẩn hiện những ngôi nhà rông nhỏ xinh là nơi khách nghỉ đêm.

Khu du lịch Ba Láng ở cách Tp. Cần Thơ 9 km (trên quốc lộ 1A theo hướng Sóc Trăng, qua cầu Cái Răng) rộng 4,2ha. Nơi đây có hồ ao sen nuôi động vật, 2 hồ tắm dành cho người lớn và trẻ em, có sân khấu ngoài trời, chuồng thú, khách sạn mini. Những miệt vườn ở đây được kết hợp loại hình kinh tế vườn và du lịch đã làm phong phú thêm tuyến du lịch miền sông nước Cửu Long.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đến Vườn cò Bằng Lăng, theo đường từ Cần Thơ về thành phố Long Xuyên (An Giang), qua khỏi thị trấn Thốt Nốt chừng 5 km là đến vườn cò Bằng Lăng.

Đi dọc theo bờ sông nhỏ, dưới những hàng cây rợp bóng trước một vùng nước trắng mênh mông như biển, đó là ruộng lúa đã gặt xong vào mùa nước nổi. Du khách đến thăm vườn cò sẽ được thấy hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn con cò (cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc) chao cánh và sà xuống những cành trúc la đà, đong đưa theo gió, rối rít gọi đàn...

Nếu bạn muốn thăm những khu di tích lịch sử, văn hoá thì có thể đến Chùa Ông, Chùa Nam Nhã, hay Đình Bình Thuỷ, tại đây vào dịp lễ Thượng Điền và lễ Hạ Điền rất nhộn nhịp với các trò chơi dân gian thu hút nhiều du khách, đây cũng là lễ hội thể hiện lòng tri ân của người nông dân với Thổ thần trước và sau mùa thu hoạch. Đến Bình Thuỷ, bạn cũng có thể nghé thăm Nhà cổ Bình Thuỷ nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, đây là khu nhà được xây vào năm 1870 theo kiến trúc Pháp. Ðây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hoá cũng như tiến trình phát triển dưới tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân ÐBSCL.

Chơi

Học

Làm việc

Mua sắm

Ẩm thực

Giá tiền

Trung bình

Hạng sang

Uống

Ngủ

An ninh

Y tế

Liên lạc

Ứng phó

Điểm tiếp theo


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!