Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam”

Từ Wikivoyage
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Syum90 (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.180.79.186 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 113.161.220.139
Dòng 21: Dòng 21:
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam [[châu Á]]. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), [[Lào]] (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam [[châu Á]]. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), [[Lào]] (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.


Việt Nam có diện tích7356857237824533333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333337875bsp;km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km².
Việt Nam có diện tích 332.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km².
===Lịch sử===
===Lịch sử===
Theo truyền thuyết về thời Hồng Bàng, cách đây hơn 4000 năm các tộc người Việt cổ (Bách Việt) đã xây dựng nên nhà nước Xích Quỷ có lãnh thổ rộng lớn tại khu vực ngày nay là miền nam sông Dương Tử (Trung Quốc). Tới thế kỷ 7 trước công nguyên (TCN), người Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở phía Nam đã lập nên nhà nước Văn Lang tại khu vực mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam, và kế tiếp là nhà nước Âu Lạc vào giữa thế kỷ 3 trước công nguyên.
Theo truyền thuyết về thời Hồng Bàng, cách đây hơn 4000 năm các tộc người Việt cổ (Bách Việt) đã xây dựng nên nhà nước Xích Quỷ có lãnh thổ rộng lớn tại khu vực ngày nay là miền nam sông Dương Tử (Trung Quốc). Tới thế kỷ 7 trước công nguyên (TCN), người Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở phía Nam đã lập nên nhà nước Văn Lang tại khu vực mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam, và kế tiếp là nhà nước Âu Lạc vào giữa thế kỷ 3 trước công nguyên.

Phiên bản lúc 18:07, ngày 6 tháng 5 năm 2016

Việt Nam
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Hà Nội
Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Tiền tệ đồng (VND)
Diện tích tổng: 331.690 km2
đất: 325.360 km2
nước:
Dân số 90.549.390 (ước tính năm 2011)
Ngôn ngữ Tiếng Việt (chính thức), nhiều ngôn ngữ thiểu số
Tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo, Hòa Hảo, Công giáo, tín ngưỡng địa phương, Hồi giáo
Hệ thống điện 220V/50Hz
Mã số điện thoại +84
Internet TLD .vn
Múi giờ UTC +7


Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp với Trung Quốc, phía tây giáp LàoCampuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông.

Tổng quan

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.

Việt Nam có diện tích 332.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km².

Lịch sử

Theo truyền thuyết về thời Hồng Bàng, cách đây hơn 4000 năm các tộc người Việt cổ (Bách Việt) đã xây dựng nên nhà nước Xích Quỷ có lãnh thổ rộng lớn tại khu vực ngày nay là miền nam sông Dương Tử (Trung Quốc). Tới thế kỷ 7 trước công nguyên (TCN), người Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở phía Nam đã lập nên nhà nước Văn Lang tại khu vực mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam, và kế tiếp là nhà nước Âu Lạc vào giữa thế kỷ 3 trước công nguyên.

Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, người Việt ở đây bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong hơn 1000 năm. Sau nhiều lần khởi nghĩa không thành của Bà Triệu, Mai Thúc Loan,...hoặc chỉ giành độc lập ngắn của Hai Bà Trưng, Lý Bí... đến năm 905 Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự chủ cho người Việt, và Việt Nam chính thức giành được độc lập lâu dài sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy trước đoàn quân Nam Hán năm 938.

Sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14 dân tộc Việt Nam đã xây dựng đất nước trên cơ sở Phật giáo, tổ chức chính quyền tương tự thể chế chính trị của các triều đại Trung Quốc, ảnh hưởng của Nho giáo dần tăng lên từ thế kỷ 15. Trong suốt thời kỳ phong kiến, những lần chống lại sự xâm lược bởi các triều đại phương Bắc của người Hán, Mông Cổ, Mãn Thanh và với những lần xâm chiếm mở rộng lãnh thổ dần xuống phía nam nơi người Chăm, người Khmer sinh sống, Việt Nam có ranh giới địa lý gần như hiện nay vào năm 1757

Đến giữa thế kỷ 19, cùng với các nước ở Đông Dương, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Trong Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật chiếm Việt Nam và toàn thể Đông Dương, ngay sau khi hay tin đế quốc Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Việt Minh đã giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước tự chủ đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại.

Sau Thế chiến thứ hai, người Pháp muốn chiếm lại thuộc địa Đông Dương nhưng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người Việt Nam do lực lượng Việt Minh lãnh đạo. Sau chiến thắng của Việt Minh tại chiến trường Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương. Hiệp định Genève được ký kết đã chấm dứt ách đô hộ gần một trăm năm của thực dân Pháp tại Việt Nam, đồng thời chia nước Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự cho Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ở phía Bắc và quân đội Liên Hiệp Pháp ở phía Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, dự kiến sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử cả nước.

Tuy nhiên, vì nhiều tác nhân bên ngoài, đặc biệt là sự can thiệp chính trị của Hoa Kỳ và sự bác bỏ tổng tuyển cử toàn quốc của chính quyền Ngô Đình Diệm nên trong hoàn cảnh lịch sử đó, hiệp định Genève đã không được thực thi. Chính thể Việt Nam Cộng hòa, thành lập ở miền Nam, được Hoa Kỳ hậu thuẫn và được công nhận bởi nhiều quốc gia thân Mỹ, với một chính quyền nằm trong tay những người không tham gia chiến tranh chống xâm lược hoặc thậm chí đã từng cộng tác với Pháp. Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo mô hình xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam được Liên Xô, Trung Quốc hậu thuẫn và được các nước trong khối xã hội chủ nghĩa khác công nhận và giúp đỡ.

Năm 1960, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập từ những người kháng chiến chống Pháp cũ, xung đột ở miền Nam Việt Nam dẫn đến một cuộc chiến tranh kéo dài suốt gần hai thập kỷ. Năm 1964, Hoa Kỳ chính thức can thiệp quân sự, đưa quân Mỹ vào chiến đấu trực tiếp tại chiến trường Nam Việt Nam và thực hiện các đợt ném bom vào miền Bắc Việt Nam, đặc biệt có sử dụng máy bay B-52 vào năm 1972. Đến tháng 1 năm 1973, sau những tổn thất vượt ngưỡng chịu đựng trên chiến trường Việt Nam, cùng với những khó khăn trên chính trường Mỹ cộng với tác động của phong trào phản chiến trong nước và trên thế giới, Hoa Kỳ ký Hiệp định Paris, và rút quân khỏi Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính quyền tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng trước lực lượng Quân Giải phóng Miền Nam tiến vào Sài Gòn.

Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất đổi quốc hiệu thành nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh, do hậu quả chiến tranh lâu dài, sự cấm vận của Hoa Kỳ, và nhiều chính sách sai lầm đã đưa Việt Nam vào các khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội trong gần 10 năm. Đại hội Đảng lần VI năm 1986 chấp thuận chính sách Đổi mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội. Giữa thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Năm 1995, Việt Nam gia nhập khối ASEAN, sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ một năm trước đó. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Cộng đồng Pháp ngữ, ASEAN, APEC. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán. Vào ngày 16 tháng 10 năm 2007 Việt Nam đã được bầu làm một trong các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2008-2009.

Địa lý

Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới xavan ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu cận nhiệt đới ẩm ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông), còn miền trung có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm.

Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với phốt phát, than đá, măng gan, bô xít, chrômát,... Về tài nguyên biển có dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng khoáng sản ngoài khơi. Với hệ thống sông dốc đổ từ các cao nguyên phía tây, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển thủy điện.

Khí hậu

Khí hậu Việt Nam đủ lớn để có nhiều vùng khí hậu khác nhau.

  • Bắc Bộ có bốn mùa rõ rệt, với một mùa đông tương đối lạnh (nhiệt độ có thể xuống dưới 15 °C/59 °F tại Hà Nội), một mùa hè nóng ẩm và mùa xuân ấm áp và mùa thu (tháng 10-tháng 12). Tuy nhiên, ở Tây Bắc cả hai thái cực được khuếch đại, với thỉnh thoảng tuyết vào mùa đông và nhiệt độ chạm ngưỡng 40 °C (104 °F) vào mùa hè.
  • Trung Bộ khu vực đèo Hải Vân tách biệt hai kiểu thời tiết khác nhau của Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ bắt đầu từ Lăng Cô (nóng hơn vào mùa hè và lạnh vào mùa đông) và ôn hòa hơn bắt đầu tại Đà Nẵng. Gió mùa Đông Bắc vào tháng 9-tháng 2 với gió thường mạnh, biển động và mưa làm cho một thời gian này khó để du lịch miền Trung Việt Nam. Thông thường mùa hè nóng và khô.
  • Nam Bộ có ba mùa có phần riêng biệt: mùa nóng và khô từ tháng 3 đến tháng 3-tháng 5/6, mùa mưa từ tháng 6/tháng 7-tháng 11, và mùa mát mẻ và khô từ tháng 12 đến tháng 2. Tháng 4 là tháng nóng nhất, với nhiệt độ trung bình ngày của 33 °C (91 °F) hoặc nhiều hơn hầu hết các ngày. Trong mùa mưa, các trận mưa lớn có thể xảy ra mỗi buổi chiều thỉnh thoảng gây ngập đường ở các thành phố. Muỗi nhiều nhất trong mùa mưa. Tháng 12-tháng 2 là thời gian dễ chịu nhất du lịch khu vực Nam Bộ, với buổi tối mát mẻ xuống khoảng 20 °C (68 °F).

Chính trị

Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Trên thực tế cho đến nay (2010) các đại biểu là đảng viên trong Quốc hội có tỉ lệ từ 90% trở lên, những người đứng đầu Chính phủ, các Bộ và Quốc hội cũng như các cơ quan tư pháp đều là đảng viên kỳ cựu và được Ban Chấp hành Trung ương hoặc Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề cử.

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo trên chính trường Việt Nam theo quy định trong điều 4 của Hiến pháp 1992. Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là một Tổng bí thư.

Quốc hội, theo hiến pháp là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Nhiệm vụ của Quốc hội là giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm. Chủ tịch Quốc hội được Quốc hội bầu do đề cử của Ban Chấp hành Trung ương.

Chủ tịch nước, theo hiến pháp là người đứng đầu Nhà nước được Quốc hội bầu do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu từ đề cử của Ban Chấp hành Trung ương. Chủ tịch nước có 12 quyền hạn theo Hiến pháp trong đó quan trọng nhất là: công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 5 năm. Không có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Chủ tịch nước.

Chính phủ, theo hiến pháp là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ chịu sự giám sát và thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ Chính phủ là 5 năm. Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch nước giới thiệu từ đề cử của Ban Chấp hành Trung ương để Quốc hội bầu. Không có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ hiện nay (2010) là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Con người

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các sắc dân thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng..., mỗi dân tộc có dân số khoảng một triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời, nhưng cũng có các dân tộc chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa ở miền Nam. Trong số các dân tộc này, người Hoa và người Ngái là hai dân tộc duy nhất có dân số giảm trong giai đoạn 1999-2009. Việt Nam là một nước đông dân, tuy diện tích đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thế giới về dân số.

Văn hóa

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 53 dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.

Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.

Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.

Kinh tế

Kinh tế việt nam tùy từng miền khác nhau ,nhưng kinh tế chủ yếu tập trung chính ở các thành phố lớn như HÀ NỘI-HỒ CHÍ MINH-THÁI BÌNH-HẢI PHÒNG-HẢI DƯƠNG-BÌNH DƯƠNG-HUẾ-ĐÀ LẠT... Kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu ,du lịch,chủ yếu ở các thành phố biển như Móng cái-Hải phòng.mấy năm gần đây có sự góp mặt của du lịch đồng quê thì Thành phố THÁI BÌNH đang là thành phố tiềm năng thu hút các toủ du lịch đồng

Vùng

Bản đồ các vùng du lịch của Việt Nam
Bắc Bộ : gồm 2 tiểu vùng Đông BắcTây Bắc
Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Được bắt đầu từ vĩ độ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc với chiều dài là 1.650 km. Chiều ngang Đông - Tây là 500 km, rộng nhất so với Trung Bộ và Nam Bộ. Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp. Bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh mẽ. Có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Khu vực đồng bằng rộng lớn nằm ở lưu vực sông Hồng, có diện tích 14,8 ngàn km² và bằng 4.5% diện tích cả nước. Đồng bằng dạng hình tam giác, đỉnh là Thành phố Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển phía Đông. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai Việt Nam (sau Đồng bằng sông Cửu Long diện tích 40.000 km²) do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Phần lớn bề mặt đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 - 12m so với mực nước biển.
Ven biển Trung Bộ gồm 2 tiểu vùng Bắc Trung BộNam Trung Bộ
Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông xen kẽ các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây, thì vùng Tây Nguyên rộng 54.641,0 km².
Nam Bộ gồm hai tiểu vùng Đông Nam BộTây Nam Bộ
Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và một phần phía Tây Bắc giáp Nam Trung Bộ. Đông Nam Bộ có độ cao từ 100 - 200m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếm diện tích khoảng 6.130.000ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài lên đến 5.700 km. Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới. Có một số núi thấp ở khu vực tiếp giáp với vùng Tây Nguyên, miền Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia.

Thành phố

Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hà Nội, thủ đô, trung tâm văn hoá, lịch sử và ẩm thực. Bạn có thể đi thăm các công trình cổ kính ở đây như Nhà hát lớn, chùa Một Cột, Phố Cổ Hà Nội...nơi với rất nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam, được thưởng thức các món ăn nổi tiếng của Việt Nam (, phở, cốm làng Vòng, bún đậu mắm tôm...)
  • Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của Việt Nam
  • Đà Nẵng, thành phố lớn nhất Miền Trung, trung tâm vận chuyển hàng không Miền Trung cho du khách tham quan các di sản thế giới ở Miền Trung.
  • Huế, cố đô, trung tâm du lịch lớn ở Miền Trung với quần thể cung điện đền đài và lăng tẩm, các món ăn cung đình đặc sắc.
  • Hội An, đô thị thương cảng cổ, nơi dành cho du khách tìm kiếm không gian cổ xưa.
  • Cần Thơ, được mệnh danh là Tây Đô, trung tâm du lịch của khu vực Miền Tây.
  • Hải Phòng, thành phố lớn nhất Đông Bắc Bộ, cảng trung tâm Miền Bắc.
  • Đà Lạt, còn được mệnh danh là thành phố hoa, với nhiều cảnh đẹp thơ mộng và không khí mát mẻ.
  • Sapa, thành phố du lịch ở vùng Tây Bắc, khí hậu mát mẻ, nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng.
  • Nha Trang, thành phố biển nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh biển đảo.

Các điểm đến khác

  • Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, cảnh quan biển đảo hùng vĩ, ngoạn mục.
  • Điện Biên Phủ, di tích chiến trường lịch sử của trận đánh lớn nhất trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
  • Ninh Bình với Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, Chùa Bái Đính, di tích thành nhà Đinh-tiền Lê.
  • Phong Nha-Kẻ Bàng, hệ thống hàng chục hang động hùng vĩ.
  • Phú Quốc, đảo lớn nhất Việt Nam với các bãi tắm hoang sơ sạch đẹp.
  • Côn Đảo, đảo có các bãi tắm sạch và hoan sơ, núi ven biển hùng vĩ và di tích nhà tù Côn Đảo.
  • Phan Thiết, thành phố ven biển đầy nắng gió, nơi có nhiều resort, đặc biệt ở Mũi Né.
  • Vũng Tàu, thành phố du lịch ven biển là trung tâm dầu khí của Việt Nam

Đến bằng cách nào

Visa

Du khách từ các quốc gia không cần thị thực và có thể ở lại trong một khoảng thời gian như sau.

Các công dân các nước khác cần phải có thị thực trước nhập cảnh Việt Nam. Bạn sẽ cần phải mang theo một bức ảnh làm hộ chiếu để được cấp visa.

Để thúc đẩy du lịch, chính phủ Việt Nam quy định đảo Phú Quốc là một khu vực miễn thị thực. Những người đến Phú Quốc bằng đường hàng không quá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh hoặc đến bằng thuyền sẽ không cần phải xin thị thực trước. Quy định này không phân biệt quốc tịch của bạn. Du khách được phép ở lại 15 ngày trên Phú Quốc. Những người muốn cuộc hành trình ở nơi khác có thể xin thị thực thích hợp Việt Nam tại cơ quan nhập cảnh địa phương. Tất cả các hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 45 ngày tiếp theo nữa khi đến Phú Quốc.

Bằng đường hàng không

Khu vực Bắc Bộ:

  • Sân bay quốc tế Nội Bài, trung tâm vận chuyển hàng không của miền bắc
  • Sân bay Cát Bi phục vụ vùng thành phố Hải Phòng và đông bắc Bộ

Khu vực Trung Bộ

  • Sân bay quốc tế Đà Nẵng
  • Sân bay quốc tế Phú Bài (Huế)
  • Sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa)
  • Sân bay Đông Tác (Phú Yên)

Khu vực Nam Bộ

  • Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
  • Sân bay quốc tế Cần Thơ
  • Sân bay quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang)

Khu vực Tây Nguyên

Du khách quốc tế có thể đến Việt Nam từ các sân bay quốc tế ở các nước Úc, Campuchia, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Philippines, Nga, Singapore, Brunei, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Macau, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban NhaHoa Kỳ.

Bằng tàu hỏa

Đường sắt Việt Nam phần lớn được xây dựng thời Pháp thuộc, đường đơn, phần lớn khổ 1 m, tốc độ chạy tàu chậm. Có các tuyến tàu xuyên Việt nhanh hơn và các tuyến tàu địa phương thường gọi là tàu chợ tốc độ rất chậm. Khách đi tàu tuyến Bắc Nam có thể thưởng ngoạn các cảnh quan ven biển, đèo ngoạn mục.

Ngôn ngữ

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức với các phương ngữ Bắc Bộ, Trung BộNam Bộ. Các dân tộc thiểu số đều có ngôn ngữ riêng, nhưng có rất nhiều người nói và sử dụng tốt tiếng Việt. Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất. Ngoài ra còn có mộ bộ phận nhỏ biết tiếng Hoa, tiếng Nga, tiếng Pháp.

Y tế

Về cơ sở hạ tầng, tính đến năm 2010 trên toàn Việt Nam có 1.030 bệnh viện, 44 khu điều dưỡng phục hồi chức năng, 622 phòng khám đa khoa khu vực; với tổng số giường bệnh khoảng 246.300 giường. Bên cạnh các cơ sở y tế Nhà nước đã bắt đầu hình thành một hệ thống y tế tư nhân bao gồm 19.895 cơ sở hành nghề y, 14.048 cơ sở hành nghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y học cổ truyền, 5 bệnh viện tư có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần làm giảm bớt sự quá tải ở các bệnh viện Nhà nước.

Mạng lưới y tế cơ sở của Việt Nam hiện nay đã có 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số xã có trạm y tế trong đó gần 2/3 xã đạt chuẩn quốc gia, tuy nhiên sự phát triển chưa đồng đều ở mỗi cấp, vùng, miền. Việc đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ người dân chưa đảm bảo.

Tôn trọng

Du khách khi tham quan các khu vực dân tộc thiểu số và vùng miền khác cần lưu ý nói và hành động có thể mang đến sự kỳ thị dân tộc và vùng miền. Khi tham quan các địa điểm tôn giáo cần tôn trọng quy định của cơ sở đó.

Ngày nghỉ

Kỳ nghỉ lớn nhất của đất nước là Tết Nguyên Đán, diễn ra trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3. Trong những ngày giáp Tết, không khí vô cùng nhộn nhịp. Những khu chợ bày bán đầy những loại cây quất trồng trong chậu, cùng với hai loại hoa Tết truyền thống là hoa đào và hoa mai, ngoài ra một số nơi bán những vật trang trí ngày Tết truyền thống. Những ngày này giao thông vô cùng hỗn loạn và mức độ tai nạn giao thông là rất cao. Sau đó, trong những ngày khoảng từ Mùng 1 đến Mùng 4 Tết, hàng ngàn người dân thành phố khởi hành đi về quê hương của họ để ăn tết. Những ngày này thành phố bỗng trở nên rất yên tĩnh, gần như bỏ hoang. Các cửa hàng phần lớn đều đóng cửa. Chỉ có một số khách sạn vẫn phục vụ như thường (Với chi phí cao hơn).

Ở các thành phố lớn, đường phố được trang trí bằng đèn và những lễ hội công cộng được tổ chức thu hút hàng ngàn người dân. Nhưng đối với đa số người dân, Tết là dịp để gia đình, bạn bè sum vầy với nhau. Vào ngày đầu năm mới, mọi người thường chúc Tết lẫn nhau và trẻ con thì được "lì xì" (hay mừng tuổi). Trong ba ngày đầu tiên của năm, phần lớn thời gian ban ngày được dùng để đi thăm viếng người thân. Ngày mùng 1 thăm gia đình, mùng 2 đi thăm đồng nghiệp hay sếp cùng cơ quan, mùng 3 thăm bạn bè. Nhiều người hay đi chùa cầu may. Ban đêm mọi người thường uống rượu, đánh bài, ăn những món truyền thống hay hát karaoke, vừa trò chuyện rất vui vẻ.

Một số ngày nghỉ lễ khác bao gồm ngày Quốc Tế Lao động, ngày 2/9 quốc khánh, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, và ngày 30/4, đánh dấu sự sụp đổ của Chính quyền Sài Gòn năm 1975. Không có nghỉ lễ Giáng sinh ở Việt Nam.

Xem gì

Việt Nam là một địa điểm hoàn hảo để du lịch và tìm hiểu văn hóa Châu Á nếu bạn muốn Những cánh đồng lúa tươi tốt trên vùng cao nguyên tuyệt đẹp, các mạng lưới sông nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cuộc sống thành phố nhộn nhịp đến bất tận của Hà Nội, nơi mà bất cứ thứ gì, từ đồ chơi trẻ em ,sách vở hay thậm chí là tủ lạnh và các loại rau củ quả phần lớn được chuyên chở ở phía sau những chiếc xe máy . Mặc dù các thành phố lớn của Việt Nam đang nhanh chóng hòa nhập vào nền văn minh châu Á hiện đại, các giá trị văn hóa truyền thống vẫn không bao giờ mất đi.

Cuộc sống thành thị

Đầu tiên hãy đến Hội An với một thành phố đẹp- với những phố cổ hào nhoáng rất thú vị cho du khách tham quan nơi đây. Ngắm nhìn cảng biển hoặc đi lang thang qua những con hẻm quanh co vô tận của nó, bạn có thể lựa chọn tùy ý những nhà hàng hảo hạng ở khắp nơi , mua đồ ở cửa hàng lưu niệm hay thư giãn trên bãi biển. Từ một ngôi làng ngư dân, thị trấn này bây giờ tuyệt vời đến nỗi Chính phủ Việt Nam đã quyết định bảo vệ nó bởi luật bảo tồn. Nơi này đã và đang trở thành một điểm nóng của du khách. Hà Nội là một đô thị lớn của Châu Á và thế giới. Đây là một thành phố của sự pha trộn giữa truyền thống cổ xưa và hiện đại với âm thanh sôi động, thương mại nhộn nhịp và giao thông thực sự điên cuồng. Hỗn loạn và mê hoặc cùng một lúc - đó là cảm giác khi khám phá những giá trị văn hóa cổ xưa và đương đại của Việt Nam. Các điểm tham quan bao gồm khu phố cổ, trong đó có hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, Lăng Hồ Chí Minh, hoặc Chùa Một Cột.

Sau đó hãy đến Thành phố Hồ Chí Minh, đô thị lớn nhất của đất nước. Không nơi nào mà sự tương phản giữa cái cũ và cái mới hiện ra rõ nét hơn ở đây. Nơi bạn sẽ tìm thấy những ngôi chùa cổ kính truyền thống cùng với những tòa nhà chọc trời khổng lồ. Những địa điểm thăm quan bao gồm Dinh Thống Nhất và Chợ Bến Thành. Ngoài ra Huế cũng là nơi tuyệt vời để thưởng thức những món ăn truyền thống và thăm lăng mộ của các vua chúa trên Sông Hương.

Cảnh quan thiên nhiên

Ít đất nước nào được thiên nhiên ưu đãi với những cảnh quan quyến rũ như ở Việt Nam. Việt Nam nổi tiếng với những núi đã vôi, những bãi biển tuyệt đẹp, những hang động, những cánh đồng bao la, các dãy núi hùng vĩ tạo nên một cảnh quan du lịch tuyệt vời ở đây. Vịnh Hạ Long nổi tiếng với những dãy núi đá vôi, bạn có thể thuê 1 chiếc thuyền và ngắm cảnh quan nơi đây. Đi tới Sa Pa và thung lũng Mường Hoa để chiêm ngưỡng những khu ruộng bậc thang trên nền rừng tre. Hay Tam Cốc thuộc Ninh Bình cũng là một điểm đến thú vị.

Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất đất nước, với những bãi biển tuyệt đẹp với dừa xanh, cát trắng và những khu rừng nhiệt đới, là một điểm du lịch nóng. Nổi tiếng nhất ở Miền Nam chắc chắn phải là Đồng bằng Sông Cửu Long, tại đây Sông Mê Công được phân ra thành 9 nhánh sông nhỏ, cùng chảy ra Biển Đông. Tìm cho mình một con đò, khám phá và mua những mặt hàng tại chợ nổi trên sông, là một trải nghiệm rất kỳ thú.

Phong Nha-Kẻ Bàng là một địa điểm tuyệt vời đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, nổi tiếng với các hang động tự nhiên, những dòng sông ngầm cùng măng đá và thạch nhũ tuyệt đẹp, rất thú vị cho những ai ưa sự mạo hiểm. Còn nếu muốn chiêm ngưỡng các loài động vật hoang dã ở Việt Nam, hãy đếm Vườn quốc gia Cúc Phương.

Đi lại và tham quan

Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam. Ở đây bạn có thể bắt gặp những con đường đầy ắp xe máy, đi lại một cách hỗn loạn trên đường phố. Tai nạn có thể xảy ra bất cứ khi nào, vì vậy, hãy đề phòng.

Các dịch vụ cho thuê xe đạp có ở nhiều nơi trong các thành phố lớn. Bạn có thể tham gia Tour du lịch mạo hiểm bằng xe máy, hầu hết các tour đều phục vụ chu đáo chỗ nghỉ, xăng dầu, mũ bảo hiểm, lái xe, và phần lớn các địa điểm tham quan là vùng sâu vùng xa của đất nước. 1 số tour có cung cấp một hướng dẫn viên du lịch, thường là nói tốt Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp, phục vụ bạn. Ngoài ra còn có Tour du lịch tham quan bằng xe máy, địa điểm tham quan thường bó hẹp trong phạm vi của 1 thành phố, và chú tâm vào các hoạt động mua sắm hay tham quan hơn là khám phá mạo hiểm.

Dịch vụ xe ôm cũng có ở hầu hết các thành phố tại Việt Nam. Giá một chuyến xe ôm khá rẻ, chỉ khoảng 10000 đến 15000 đồng cho những chuyến đi không quá xa, những quãng đường dài hơn thường có phí từ 25000-30000 đồng. Một điểm đáng lưu ý là nên thông báo trước cho lái xe về địa điểm muốn đến.

Xích lô cũng là một phương tiện đi lại khá phổ biến để du lịch Việt Nam. Mức phí thường là 20000 đồng trên một chuyến đi 2 km.

Tàu thuyền là phương tiện phổ biến để đi chơi trên biển ở những nơi như vịnh Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc. Tuy nhiên chất lượng của tàu thuyền là rất kém mà giá cả lại khá cao. Nên cân nhắc nếu như bạn không mang theo nhiều tiền. Các dịch vụ trên tàu thuyền gồm hải sản và đôi khi là rượu bia và các đồ uống khác. Mức giá những dịch vụ này cũng rất đắt.

Mua sắm

Đơn vị tiền chính thức của Việt Nam là đồng, gồm các mệnh giá lần lựot là 1.000, 2.000, 5.000, 10.000, 20.000, 50.000, 100.000, 200.000 và 500.000 đồng. 1 đô la Mỹ tương đương với 21.000 đồng, tính đến tháng 2/2013. Giá các mặt hàng ở những trung tâm thương mại, hay các siêu thị thường được tính bằng USD đối với người nước ngoài, một phần vì sự bất ổn định của tiền đồng. Hầu hết các khách du lịch nước ngoài khi mua sắm đều trả bằng USD, và thường được thối lại bằng tiền đồng. Các ngân hàng ở Việt Nam cho phép bạn đổi tiền từ ngoại tệ sang nội tệ dễ dàng, kể cả các loại tiền như Euro, Rúp, Yên, Won hay Dinar. Tuy nhiên khi mua sắm ở những hàng rong hay những khu chợ nổi, nên sử dụng tiền trong nước.

Đối với thanh toán bằng thẻ tín dụng, thường phải mất khoảng 3 % phí phụ. Do đó tiền mặt có thể thuận lợi hơn trong các giao dịch lớn.

Thanh toán bằng séc được chấp nhận rộng rãi, nhưng cũng như thẻ tín dụng, bạn có thể sẽ mất một khoản phí nhỏ.

ATM có ở hầu hết các thành phố lớn và các điểm du lịch tại Việt Nam và thường cũng phải chịu một khoản phí nhỏ.

  • EXIMBANK cho phép bạn giao dịch lên tới 2.000.000 đồng và không tính phí.
  • ANZ Bank cho phép bạn giao dịch từ 4.000.000- 10.000.000 đồng với mức phí 40.000 đồng
  • Vietcombank cho phép mức giao dịch cao nhất là 2.000.000 đồng với phí 20.000 đồng.
  • Techcombank cho phép mức giao dịch cao nhất lên tới 15.000.000 đồng với mức phí 20.000 đồng.
  • BIDV Bank cho phép mức giao dịch lớn nhất là 3.000.000 đồng và phí là 20.000 đồng.
  • Agribank cho phép mức giao dịch lên tới khoảng 25.000.000 đồng với phí 20.000 đồng.

Lừa đảo

Lừa đảo từ lâu trở thành một vấn đề gai góc của du lịch Việt Nam. Đừng tỏ ra ngạc nhiên khi giá phòng khách sạn, giá một ly cà phê, một chuyến taxi, hay bữa ăn của bạn bỗng nhiên trở nên cao vọt quá mức bình thường. Các chiêu lừa đảo phổ biến kiểu như thực đơn tiếng Anh với giá cao gấp đôi trong các nhà hàng, tài xế lái xe vòng vèo để tăng giá tiền taxi... rất cần du khách đề phòng và xử lý thông minh nhằm tránh bất lợi cho mình. Khi ăn ở nhà hàng, các du khách nước ngoài nên tìm hiểu các món ăn truyền thống của Việt Nam và lưu ý nên đọc THỰC ĐƠN TIẾNG VIỆT trước, so sánh với giá các món ăn trong thực đơn tiếng Anh. Nếu phát hiện lừa đảo, lập tức rời khỏi đó và tới một nhà hàng khác.

Khi đi xe ôm, một chiêu lừa phổ biến là tài xế thường thông báo giá trước, ví dụ 20000 đồng nhưng khi kết thúc chuyến xe, ông ta lại yêu cầu 40000 đồng. Gặp trường hợp như vậy, hãy mỉm cười, trả ông ta 20000 đồng, nói lời chào tạm biệt và nếu có thể, hãy nói rằng "Tôi có trí nhớ tốt hơn ông tưởng!" Nhiều tài xế taxi ở Sài Gòn và Hanoi cài đặt gian lận mét, tính phí lên đến 2-8 lần nhiều hơn nữa.Cách tốt nhất để làm giảm cơ hội của bạn là bằng cách tham gia một xe taxi từ các công ty có uy tín như Mai Linh (+ 84 38 38 38 38) và Vinasun ở Sài Gòn và Mai Linh và du lịch Hà nội tại Hanoi (nhưng lưu ý rằng tham gia các công ty này không phải là một đảm bảo). Nếu bạn không biết những gì là một giá vé hợp lý là, nó nói chung là một ý tưởng tồi để đồng ý về một mức giá trước. Hai đề nghị công ty có hơi đáng tin cậy mét. Đề nghị cựu Saigon tourist taxi không thể được đề nghị ở tất cả.

Taxi được phong phú tại Sài Gòn và bạn có thể nhận được một xe taxi tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày hay (đêm). Bạn cũng có thể gọi một chiếc taxi, và thường người dân tại Trung tâm cuộc gọi sẽ có thể cho một trong hai trò chuyện bằng tiếng Anh, hoặc sẽ vượt qua trên điện thoại với một người có thể. Quy tắc của ngón tay cái để phát hiện kẻ lừa đảo: nếu xe taxi không có những chi phí vé viết, hoặc trình điều khiển tên và hình ảnh trên trang tổng quan, ngay lập tức yêu cầu xe taxi để ngăn chặn và nhận ra. Nó là một scam rõ ràng.

Khi rời khỏi sân bay, các lái xe taxi có thể đã nhấn mạnh rằng bạn phải trả các số điện thoại xe. Ông có thể không rất sắp tới với giá, và nếu bạn cung cấp cho anh ta tiền, ông sẽ phải trả các số điện thoại và túi phần còn lại.

Nhiều tài xế taxi ở Sài Gòn và Hanoi cố gắng sạt hơi nhiều quá mới đến gullible lẻ. Bạn nên tham khảo ý kiến một số sách hướng dẫn và du lịch diễn đàn để chuẩn bị cho mình cho những trò gian lận nhỏ mọn và để tìm hiểu thêm về làm thế nào để tránh chúng. Sân bay mieãn phí là Saigon là 10.000 đồng (tháng bảy 2012). Đây trích dẫn cùng với giá vé viết trên bảng điều khiển của xe taxi. Bạn có thể tự tin nói "xe số điện thoại chỉ 10.000 đồng" và từ chối trả bất cứ điều gì khác chẳng hạn như đậu xe, vv, (trừ khi đã có nhiều số điện thoại đường ở giữa). Thông thường, người lái xe sẽ không tranh luận nó ra. Tại Sài Gòn, một chuyến đi đến tay ba lô đường phố nên không chi phí nhiều hơn 250.000 đồng từ sân bay trong bất kỳ trường hợp nào.

Trong nhiều thành phố khác của Việt Nam, chẳng hạn như Đà Lạt, Hội An, Nha Trang, vv, không đi bởi mét. Các sân bay như xa như 30-40 km từ những nơi này và mét sẽ chi phí bạn từ 650.000 500.000 đồng. Tuy nhiên, bạn có thể đi xe buýt từ sân bay đến Trung tâm thành phố, hoặc trước khi thương lượng một tỷ lệ với xe taxi cho 200.000-300.000 đồng. Hãy chú ý đến bên của taxi. Thường một tỷ lệ nhất sân bay được viết trên cửa chính nó.

Trình điều khiển xe taxi và xích lô có thể tuyên bố rằng họ không có sự thay đổi khi chấp nhận thanh toán cho một thỏa thuận giá vé. Cách tốt nhất để xử lý này là để mang hóa đơn nhỏ hơn hoặc sẵn sàng để đứng mặt đất của bạn. Nói chung, người lái xe chỉ cố gắng để có được một đồng đô la phụ hoặc vì vậy bởi làm tròn giá vé, nhưng để ngăn chặn lừa đảo này ngày càng phổ biến nó được khuyên để giữ bình tĩnh và vững chắc về giá cả.

Khi bạn đáp ứng một trong trình điều khiển thân thiện cyclo người nói, "không bao giờ nhớ bao nhiêu, bạn sẽ chỉ phải trả" hoặc "bạn có thể phải trả bất cứ điều gì bạn thích ở phần cuối của chuyến đi". Ông có thể cố gắng để cho bạn thấy cuốn sách của các ý kiến từ khách du lịch quốc tế. Loại điều khiển đã là một người chuyên lừa gạt. Nếu bạn vẫn muốn sử dụng dịch vụ của mình, bạn nên làm cho nó rõ ràng về giá cả đã đồng ý và không phải trả nhiều hơn thế. Chỉ cần được rõ ràng những gì bạn sẵn sàng trả. Các trình điều khiển xích lô chỉ là cố gắng để kiếm sống.

Chủ sở hữu khách sạn có thể cho bạn biết rằng giá phòng là 200.000 đồng. Tuy nhiên, khi kiểm tra ra, họ có thể đã nhấn mạnh rằng mức giá là 20 đô, tính phí cho bạn gần gấp đôi. Một bí quyết là để nói với khách hàng rằng một căn phòng là một vài đô la, nhưng ngày hôm sau họ sẽ nói rằng giá cả là một fan hâm mộ phòng chỉ và nó là một giá cho một phòng máy lạnh. Những ngày này, chủ sở hữu hợp pháp khách sạn dường như được nhận thức của những trò gian lận và thường sẵn sàng giúp đỡ bằng cách viết xuống phòng bao nhiêu là mỗi người mỗi ngày (năm đô la Mỹ hoặc đồng), nếu nó có máy lạnh hay không. Các nhân viên của khách sạn hợp pháp cũng không bao giờ yêu cầu thanh toán từ một khách khi họ kiểm tra. Xem ra nếu họ nhấn mạnh rằng bạn phải trả tiền khi bạn kiểm tra nhưng từ chối để viết xuống giá trên giấy.

Một số nhà hàng được biết là có hai trình đơn, một cho người dân địa phương và một số khác cho người nước ngoài. Cách duy nhất để đối phó với nó là để tìm hiểu một vài cụm từ Việt Nam và nhấn mạnh rằng bạn sẽ được hiển thị chỉ là menu Việt Nam. Nếu họ ngần ngại để cho bạn thấy trình đơn địa phương, đi.

Ăn

Thực phẩm là rất cốt lõi của văn hóa Việt Nam: mỗi kỳ nghỉ đáng kể trên lịch văn hóa Việt Nam, tất cả các mốc quan trọng trong cuộc sống của một người Việt Nam, và quả thật vậy, hầu hết các sự kiện xã hội quan trọng hàng ngày và tương tác - thực phẩm đóng một vai trò trung tâm trong mỗi. Đặc biệt món ăn được chuẩn bị và phục vụ với chăm sóc tuyệt vời cho tất cả sinh, hôn nhân và tử vong, và giỗ tổ. Chuẩn bị thức ăn và ăn uống cùng nhau là điều thường thấy trong mỗi gia đình Việt.

Ẩm thực Việt Nam thay đổi theo từng vùng miền, mỗi khu vực có những đặc sản riêng biệt. Nói chung, ẩm thực miền Bắc Việt Nam được biết đến với vị nhạt, trong khi ẩm thực miền Nam Việt Nam được biết đến vị cay.

Cùng lúc đó, người Việt Nam đáng ngạc nhiên khiêm tốn về ẩm thực của họ. (Một câu tục ngữ cũ/trò đùa nói rằng, "một người đàn ông may mắn có một ngôi nhà Pháp, một người vợ Nhật bản, và một đầu bếp Trung Quốc.) Nhà hàng cao cấp có xu hướng phục vụ ẩm thực "châu á kết hợp", với các yếu tố của Thái Lan, Nhật bản và Trung Quốc trộn lẫn trong. Món ăn Việt Nam xác thực nhất được tìm thấy ở đường phố bên "nhà hàng" (một bộ sưu tập của nhựa đồ gỗ ngoài trời được đặt trên lối đi), với hầu hết các nhà hàng đi bộ trong là chủ yếu cho khách du lịch. Xác định phong cách khu vực tồn tại - phía bắc, Trung và Nam, mỗi với món ăn độc đáo. Trung tâm phong cách có lẽ nổi tiếng nhất, với các món ăn như mi quang (lúa mì mì với các loại thảo mộc, thịt lợn và tôm), banh canh cua (canh cua với dày lúa mì) và bun bo Hue (súp bò với các loại thảo mộc và mì).

Nhiều món ăn Việt Nam được hương vị với nước mắm, mà mùi và thị hiếu như cá cơm (khá mặn và tanh) thẳng từ chai, nhưng kết hợp vào thực phẩm rất tốt. (Trang chủ thử tham gia một chai nước mắm, và sử dụng nó thay vì muối trong hầu như bất kỳ món ăn mặn - bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả.) Mắm cũng được trộn lẫn với nước chanh, đường, nước, và các gia vị để tạo thành một dip ngon/gia vị được gọi là nước chấm, phục vụ trên bàn với hầu hết các bữa ăn. Rau, các loại thảo mộc và gia vị, đặc biệt là rau ngò, đúc (rau răm) và húng quế (rau húng), đi kèm với món ăn hầu hết và giúp làm cho món ăn Việt Nam nhẹ hơn và hơn thơm hơn so với các món ăn của các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc.

Món ăn quốc gia của Việt Nam là phở (phát âm như fu - trong buồn cười, nhưng với giai điệu), một canh súo với thịt bò hoặc thịt gà và lúa mì (một dạng của lúa mì hoặc fettuccine). Phở được bình thường phục vụ với tấm của loại thảo mộc tươi (thường bao gồm húng quế Châu á), cắt chanh, ớt nóng và scalded bean sprouts mà bạn có thể thêm theo khẩu vị của bạn, cùng với ớt, ớt sốt và nước sốt đậu nành ngọt. Phở bò, các hình thức cổ điển của phở, được thực hiện với nước luộc thịt bò mà thường được nấu trong nhiều giờ và có thể bao gồm một hoặc nhiều các loại thịt bò (váy, sườn, lòng bò, vv). Phở gà là ý tưởng tương tự, nhưng với nước luộc gà và thịt gà. Phở là Việt Nam gốc ăn nhanh, trong đó người dân địa phương lấy cho một bữa ăn nhanh chóng. Hầu hết các nơi phở chuyên phở và có thể phục vụ bạn một bát nhanh như bạn có thể nhận được một Big Mac. Nó có sẵn tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng người dân địa phương ăn nó thường xuyên nhất cho bữa ăn sáng. Nhà hàng phở nổi tiếng có thể được tìm thấy tại Hà Nội. Phở phục vụ tại các quầy hàng bên lề đường có xu hướng để rẻ hơn và hương vị tốt hơn so với những người phục vụ trong nhà hàng.

Đường phố bên món ăn ở Việt Nam thường quảng cáo phở và cơm. Mặc dù cơm theo nghĩa đen có nghĩa là gạo, các dấu hiệu có nghĩa là nhà hàng phục vụ một tấm gạo đi kèm với cá hoặc thịt và rau.Cơm được sử dụng để chỉ ra ăn nói chung, ngay cả khi gạo được không phục vụ (tức là, một chùa cơm?-có bạn ăn được) mặc dù họ có thể trông bẩn thỉu, quán ăn bên đường phố được nói chung an toàn do đó, miễn là bạn tránh theo thực phẩm nấu chín.

Tại khu vực nông thôn và khu vực là thường an toàn nhất để ăn các loại thực phẩm, trồng tại địa phương như này thường được mua mỗi ngày từ thị trường. Nó không phải là không phổ biến rằng sau khi bạn đã ra lệnh cho bữa ăn của bạn một đứa trẻ trong gia đình sẽ được nhìn thấy chạy ra phía sau hướng tới thị trường gần nhất để mua các mặt hàng.

Hầu hết nhà hàng/quán cà phê tại Việt Nam sẽ có nhiều bối rối của thức ăn có sẵn. Nó là rất phổ biến cho các menu để lên đến 10-15 trang. Chúng sẽ bao gồm tất cả các loại thực phẩm Việt Nam, cộng với một số thực phẩm Tây mã thông báo, có thể một số Trung Quốc và có lẽ một pad Thai là tốt. Đó là nói chung tốt nhất để gắn bó với các đặc sản của khu vực như thực phẩm này sẽ là tươi và cũng chuẩn bị chạy nhất.

Trong nhà hàng đó là thực tế phổ biến cho các nhân viên chờ đợi để đặt một gói nhựa (đóng dấu với tên của nhà hàng) có chứa một towelette ẩm trên bàn của bạn. Họ không phải là miễn phí. Họ chi phí giữa 2.000-4.000 đồng. Nếu bạn mở nó, bạn sẽ bị tính phí cho nó. Ngoài ra, đậu phộng hoặc hạt khác sẽ được cung cấp cho bạn trong khi bạn đang xem trình đơn Đó không phải là miễn phí, hoặc là. Nếu bạn ăn bất kỳ, bạn sẽ bị tính phí.

Ăn chay thực phẩm là khá dễ dàng để tìm bất cứ nơi nào ở Việt Nam do trong phần lớn để ảnh hưởng của Phật giáo. Các nhà hàng sẽ chạy từ cao cấp đường phố gian hàng. Bất kỳ món ăn Việt Nam với thịt có thể được thực hiện ăn chay với việc bổ sung các giả thịt. Bên cạnh việc ảnh hưởng của Phật giáo của hai ngày ăn chay một tháng, Cao Đài người ăn chay cho 16 ngày, và những người theo giáo phái Quan âm ăn chay hàng ngày. Tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu cho thấy nói Com Chay hoặc đơn giản chỉ cần nhớ cụm từ An Chay.

Baguettes, cà phêbánh ngọt được ban đầu được giới thiệu bởi thực dân Pháp, nhưng tất cả ba đã được cÎc và vẫn còn phổ biến. Thêm vào cà phê dưới đây, nhưng cửa hàng cà phê cũng phục vụ ánh sáng giá vé có thể được tìm thấy trong hầu như mỗi làng và trên nhiều góc đường phố ở các thành phố lớn. Bánh mì Hà Nội là bánh mì của Pháp, tươi nướng bánh mì trắng baguettes đầy với thịt nướng hoặc gan hoặc thịt lợn pate, cộng với loại thảo mộc tươi và rau quả. Hầu hết các cửa hàng bánh ngọt phục vụ một loạt các đồ ngọt và nhanh chóng thực phẩm.

Nước Việt Nam đang gặp nguy hiểm của sự sụp đổ hơn-đánh bắt cá. Tuy nhiên, đối với thời điểm nếu bạn thích hải sản, bạn có thể tìm thấy hạnh phúc ở Việt Nam. Kinh nghiệm cuối cùng Hải sản có thể đi du lịch đến một bên bờ biển làng hoặc bãi biển khu nghỉ mát ở phía Nam để thử các nhà hàng hải sản địa phương phục vụ tôm, cua và cá đánh bắt tại địa phương. Làm theo người dân địa phương đến một nhà hàng tốt. Thực phẩm sẽ vẫn bơi lội khi bạn đặt nó, nó sẽ được chuẩn bị tốt, rất phải chăng bởi tiêu chuẩn phương Tây, và phục vụ trong môi trường xung quanh thân thiện thường với tầm nhìn ngoạn mục.

Tất cả các nhà hàng Việt Nam được kiểm soát bởi chính phủ, và một số hoàn toàn thuộc sở hữu của chính phủ. Nhà hàng hầu hết giờ là 10:00-22:00. Một số mở lúc 07:00 đến một số lúc 06:00 hoặc 08:00. Trong nhà hàng 24 giờ, sẽ có hai mức giá. Giá cả là bình thường từ 06:00 đến 22:00, sau đó tăng gấp đôi từ 22:00 đến 06:00. Ví dụ, gạo thường chi phí 10.000 đồng, nhưng nếu bạn đặt hàng sau 22:00, sẽ có giá 20.000 đồng. Chính sách này là chính phủ uỷ thác, để ngăn cản người từ ăn muộn. Một số món ăn không được phục vụ sau 23:00.


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!