Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bạc Liêu”

Từ Wikivoyage
Tây Nam Bộ > Bạc Liêu
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Iosraia (thảo luận | đóng góp)
Dòng 68: Dòng 68:
*Co.opMart Bạc Liêu. 7 Trần Huỳnh, Phường 7, Thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: (0781) 371 9999
*Co.opMart Bạc Liêu. 7 Trần Huỳnh, Phường 7, Thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: (0781) 371 9999
*Siêu thị mini Lộc An. 200 A-B Hòa Bình, phường 3, Thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: (0781) 3821 818. Fax: (0781) 3821818
*Siêu thị mini Lộc An. 200 A-B Hòa Bình, phường 3, Thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: (0781) 3821 818. Fax: (0781) 3821818
Vincom Bạc Liêu
*Vincom Bạc Liêu
Ngoài ra còn có các chợ địa phương như Bạc Liêu, Ngan Dừa...
Ngoài ra còn có các chợ địa phương như Bạc Liêu, Ngan Dừa...



Phiên bản lúc 05:22, ngày 8 tháng 5 năm 2018

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc Tây Nam Bộ, Việt Nam.

Tổng quan

Vị trí Bạc Liêu ở Việt Nam
Thành phố Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km về phía bắc. Phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía đông nam giáp biển Đông, phía tây và tây nam giáp tỉnh Cà Mau, phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang và phía tây bắc giáp Kiên Giang.

Lịch sử

Năm 1680, Mạc Cửu với vai trò là một di thần nhà Minh ở Trung Quốc đến vùng Mang Khảm chiêu tập một số lưu dân người Việt, người Hoa cư trú ở Mang Khảm, Phú Quốc, Rạch Giá, Long Xuyên (Cà Mau), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hưng úc (tức Vũng Thơm hay Kompong som), Cần Bột (Campốt) lập ra những thôn xóm đầu tiên trên vùng đất Bạc Liêu. Về sau toàn bộ vùng đất phương Nam thuộc về chúa Nguyễn. Đến năm 1777, Trấn Giang, Trấn Di được bãi bỏ. Năm 1877, Nam Kỳ được Pháp điều chỉnh lại còn 20 khu tham biện. Đến năm 1882, Pháp thành lập địa hạt Bạc Liêu (Arrondissement de Bạc Liêu). Địa hạt Bạc Liêu là địa hạt thứ 21 của Nam Kỳ, lúc đầu có 2 đại lý là Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu.

Năm 1899, toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh bỏ xưng danh địa hạt, đổi thành tỉnh, đại lý đổi thành quận. Năm 1900, sắc lệnh trên được áp dụng cho toàn Nam Kỳ. Năm 1964, Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254/NV tái lập tỉnh Bạc Liêu gồm các quận Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu và Phước Long (Rạch Giá). Năm 1947, quận Hồng Dân thuộc Tỉnh Rạch Giá Giá giao hai làng Vĩnh Hưng, Vĩnh Phú về quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Năm 1948, tỉnh Bạc Liêu giao quận Vĩnh Châu và làng Hưng Hội về tỉnh Sóc Trăng, đồng thời thành lập thêm quận mới lấy tên là quận Ngọc Hiển. Ngày 13 tháng 11 năm 1948, cắt 2 làng Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi để thành lập thị xã Bạc Liêu. Cùng thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng giao làng Châu Thới về Bạc Liêu. Làng Châu Thới hợp nhất với làng Long Thạnh thành làng Thạnh Thới. Năm 1951, thành lập thêm huyện Trần Văn Thời, gồm các xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Hưng Mỹ, Khánh An, Khánh Lâm. Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận hai huyện An Biên, Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, năm 1955, huyện Vĩnh Châu được đưa về tỉnh Bạc Liêu, huyện An Biên và huyện Hồng Dân đưa về tỉnh Rạch Giá. Huyện Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu được tái lập. Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây chia các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu về tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định hợp nhất huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, thành huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu. *Năm 1962, huyện Giá Rai sáp nhập vào tỉnh Cà Mau. Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định tách huyện Vĩnh Châu khỏi huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu, thành lập huyện Vĩnh Châu. Ngày 07 tháng 03 năm 1972, nhập xã Vĩnh Hưng của quận Giá Rai vào quận Vĩnh Lợi.

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Bạc Liêu hợp nhất với tỉnh An Xuyên thành tỉnh Minh Hải, gồm thị xã Minh Hải, thị xã Cà Mau và 7 huyện là Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Minh Hải. Năm 1977, Hội đồng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định số 181-CP giải thể huyện Châu Thành. Các xã của huyện này được nhập vào các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình. Năm 1978, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 326-CP lập thêm 6 huyện mới là Phước Long, Cà Mau, U Minh, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn. Số huyện trong tỉnh tăng lên 12 huyện. Năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 94-HĐBT giải thể huyện Cà Mau, các xã của huyện này được sáp nhập vào thị xã Cà Mau và các huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước. Tỉnh còn lại 2 thị xã và 11 huyện. Năm 1984, Hội động Bộ trưởng ra nghị định số 75-HĐBT đã đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu. Hợp nhất huyện Hồng Dân và huyện Phước Long lấy tên là huyện Hồng Dân. Hợp nhất huyện Cái Nước và huyện Phú Tân thành huyện Cái Nước. Năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 168/HĐBT đổi tên huyện Năm Căn thành huyện Ngọc Hiển (mới), đồng thời đổi tên huyện Ngọc Hiển (cũ) thành huyện Đầm Dơi. Chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau. Lúc này, tỉnh Minh Hải có 11 đơn vị hành chính trực thuộc là thị xã Cà Mau, thị xã Bạc Liêu và 9 huyện là Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Ngọc Hiển. Năm 1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, ra Nghị quyết chia và điều chỉnh địa giới một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Cảnh quan

Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, không có đồi, núi chính vì lẽ đó cũng không có các chấn động địa chất lớn. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, sông rạch và kênh đào chằng chịt.

Hệ động và thực vật

Bạc Liêu thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn các rừng chủ yến như rừng tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ... Bên dưới là thảm thực vật gồm cỏ và các loài dây leo. Rừng Bạc Liêu có 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, 8 loài bò sát...

Khí hậu

Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô hay còn gọi là mùa nắng thường bắt đầu từ tháng 10, tháng 11 năm trước đến tháng 4, tháng 5 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10, tháng 11. Nhiệt độ trung bình năm 28,5°C, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 21°C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 36°C.

Đến như thế nào

Bằng hàng không

Có thể đến sân bay Cà Mau hoặc sân bay Cần Thơ rồi đi xe khách qua.

Bằng tàu điện/hỏa

Không có.

Bằng ô-tô

Có các tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Bạc Liêu, Thành phố Hồ Chí Minh - Bạc Liêu - Cà Mau, Cần Thơ - Bạc Liêu - Cà Mau với các hãng xe Phương Trang, Mai Linh...

Bằng buýt

Bằng tàu thủy

Có ít tuyến tàu tới Bạc Liêu. Chủ yếu là tàu nhỏ từ Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang qua.

Chi phí/Giấy phép

Chi phí rẻ. Không cần giấy phép.

Đi lại

Tham quan

Nhà hàng - khách sạn Công Tử Bạc Liêu
Chùa Bang
Quan Âm Phật Đài
Kênh Nhà Mát
Địa Mẫu Cung
  • Vườn chim Bạc Liêu. Cách thành phố Bạc Liêu 6 km về hướng Biển, vườn Chim Bạc Liêu, thuộc địa phận xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu. Nơi cư trú của khoảng 46 loài chim, có một số loài được ghi vào sách đỏ như giang sen, cốc đế nhỏ…
  • Vườn nhãn Bạc Liêu. Rộng khoảng 230 ha, chạy dài trên 11 km đi qua hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, thuộc thị xã Bạc Liêu.
  • Ruộng muối. Nét đặc thù của xứ muối nổi tiếng Bạc Liêu, với những cách đồng muối được chia thành từng ô, từng hàng chạy dài tít tắp
  • Khách sạn Công tử Bạc Liêu. 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu. Khu nhà cổ là nơi gia đình công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy) trú ngụ, nay đã là khách sạn với 6 phòng ngủ. 5 phòng bình thường có giá 250.000 đồng/đêm, riêng phòng công tử từng ở trước đây có giá gấp đôi. "Phòng công tử" có 1 giường đôi, ti vi, máy lạnh, 1 bàn viết, 1 tủ áo và toilet khá rộng kế bên.
  • Di tích Đồng Nọc Nạng. Ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai. Di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa, là nơi được cho đã diễn ra cuộc đấu tranh bảo vệ ruộng đất của nông dân trước địa chủ.
  • Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ấp Bà Chăng A, Châu Thới, Vĩnh Lợi.
  • Chùa Xiêm Cán. Cách thị xã Bạc Liêu 7 km về hướng Đông Nam. Ngôi chùa của người Khmer lớn nhất và đẹp nhất trong vùng, được xây dựng hồi thế kỉ 19 với kiến trúc độc đáo.
  • Phước Đức Cổ Miếu (Chùa Bang). 74 Điện Biên Phủ, Phường 3, Bạc Liêu. Ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu, được một nhóm người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1810, bàn thờ chính là thờ Ông Bổn, vị thần được coi là có công khai hoang đất đai và phù trợ cho mọi người sinh cơ lập nghiệp có cuộc sống an lành.

Làm

Mua sắm

Một số siêu thị tại Bạc Liêu:

  • Siêu thị Vinatex Bạc Liêu. Trung tâm Thương mại Bạc Liêu, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: 0781 3969677. Email: stbaclieu@vinatexmart.vn
  • Co.opMart Bạc Liêu. 7 Trần Huỳnh, Phường 7, Thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: (0781) 371 9999
  • Siêu thị mini Lộc An. 200 A-B Hòa Bình, phường 3, Thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: (0781) 3821 818. Fax: (0781) 3821818
  • Vincom Bạc Liêu

Ngoài ra còn có các chợ địa phương như Bạc Liêu, Ngan Dừa...

Ăn

Một số món ăn đặc sản:

  • Bánh tằm Ngan Dừa
  • Cốn xại, xá bấu
  • Mắm cá trắm
  • Bánh củ cải
  • Năn bộp
  • Bánh canh tôm nước cốt dừa
  • Bún Bò cay
  • Mắm chua Vĩnh Hưng

Một số nhà hàng tại Bạc Liêu:

  • Nhà hàng Hương Biển. Ấp Nhà Mát, Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu. Tel: (84-781) 383 5934
  • Nhà hàng Khánh Dũng. 12 Tân Tạo, Quốc lộ 1, phường 7, thành phố Bạc Liêu. Tel: (84-781) 382 2976
  • Nhà hàng Thanh Lịch. 182/8 Quốc lộ 1A, phường 7, thành phố Bạc Liêu. Tel: (84-781) 382 2540
  • Nhà hàng Thanh Thanh. 50/8 Quốc lộ 1A, phường 7, thành phố Bạc Liêu. Tel: (84-781) 382 4396
  • Quán 58. 58 Hoàng Diệu. Tel: (84-781) 382 4032

Uống

  • Trái cây xô. 31A Võ Thị Sáu, phường 3, thành phố Bạc Liêu
  • Cà phê Caro. 96 Hoà Bình, thành phố Bạc Liêu.
  • Cà phê Loan 2. Trần Phú, thành phố Bạc Liêu.
  • Cà phê Điệp. 95 Ngô Quang Nhã, thành phố Bạc Liêu.
  • Cà phê Duy Uyên. 110 Hòa Bình, Phước Long.
  • Cà phê Khang Nhi. 77 Ngô Quang Nhã, thành phố Bạc Liêu.
  • Cà phê Ngọc Quang. 19 Võ Thị Sáu, thành phố Bạc Liêu.
  • Cà phê Thanh Thảo. 71 Ngô Quang Nhã, thành phố Bạc Liêu.
  • Cà phê Phương Lâm. 222 Bà Triệu, thành phố Bạc Liêu.
  • Cà phê Việt Build. 72 Lý Thường Kiệt, thành phố Bạc Liêu.
  • Cà phê Moon Light. 55 Ngô Quang Nhã, thành phố Bạc Liêu.
  • Cà phê 198. 198 Hòa Bình, thành phố Bạc Liêu.
  • Cà phê Bích Ngọc. Hòa Bình, thành phố Bạc Liêu.

Ngủ

  • Khách sạn Bạc Liêu . 4-6 Hoàng Văn Thụ, thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: 3959 697 Fax: 3823 655
  • Khách sạn Đạt Ngọc**. Khu 1, Võ Thị Sáu, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: 3956 633 Fax: 3956600
  • Khách sạn Thái Hoàng Bạc Liêu**. 207 Quốc lộ 1A , Châu Hưng, Vĩnh Lợi. Điện thoại: 3830190
  • Khách sạn Á Đông. 2/8 Quốc lộ 1A, thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: 3952 099
  • Khách sạn Ánh Hồng. 91A Quốc lộ 1A, thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: 3954 699
  • Khách sạn Hải Hồ. 103/4 Quốc lộ 1A, thị xã Bạc Liêu. Điện thoại: 3952 026 / 3952 990 Fax: 3952 990
  • Khách sạn Hoàng Châu. Ấp Long Thành, Phước Long. Điện thoại: 3580 788
  • Khách sạn Kiều Hối Bạc Liêu 1. 8 Lý Tự Trọng, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: 3822 899
  • Khách sạn Kiều Hối Bạc Liêu 2. 28/2 Hòa Bình, thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: 3822 899
  • Khách sạn Lê Minh. 137 Quốc lộ 1A, phường 7, thị xã Bạc Liêu. Điện thoại: 3823 560
  • Khách sạn Nhà Tôi. 207 Quốc lộ 1, Châu Hưng, Vĩnh lợi. Điện thoại: 3830 190
  • Khách sạn Thiên Kim. 50/8 Quốc lộ 1A, thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: 3825 620 Fax: 3954 177
  • Khách sạn Trường Giang. 20, Khu Nam Hành Chính, phường 1, thành phố Bạc Liêu. Điện thoại: 3829 328 Fax: 3957552
  • Nhà hàng - Khách sạn Công tử Bạc Liêu. 13 Điện Biên Phủ, thành phố Bạc Liê. Điện thoại: 3953 304/ 3953 305 Fax: 3953 111

An toàn

Nên chuẩn bị trang phục thoải mái, thoáng mát và dễ vận động. Trang bị giày thể thao hoặc giày bệt cho việc đi bộ. Nên mang theo áo khoác, nón, kem chống nắng, kem chống muỗi cho việc tham quan rừng. Cần chuẩn bị một số loại thuốc thông dụng đề phòng trường hợp khẩn cấp.

Điểm tiếp theo