Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Phố Đông Thượng Hải và tháp Minh Châu

Thượng Hải là một thành phố lớn của Trung Quốc. Thượng Hải là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Diện tích: 6.340,5 km2 Theo điều tra dân số năm 2010 của Trung Quốc, Thượng Hải có tổng dân số 23.019.148 người (trong đó nội ô là 20,6 triệu người). Năm 2010, GDP của Thượng Hải là 1.687 tỷ nhân dân tệ (tương đương 256,3 tỷ USD) với GDP đầu người đạt 76.000 nhân dân tệ (tương đương11.540 USD). Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc.

Ngày nay, Thượng Hải có hải cảng sầm uất nhất thế giới, hơn cả cảng Singapore và Rotterdam. Xuất phát là một làng chài hẻo lánh, Thượng Hải đã trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất cho đến Thế kỷ 20, và là trung tâm văn hóa phổ thông, các mưu đồ chính trị và nơi tụ họp của giới trí thức trong thời kỳ Trung Hoa dân quốc. Thượng Hải đã từng một thời là trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Thành phố New York và Luân Đôn, và là trung tâm thương mại lớn nhất Viễn Đông cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Sau khi Mao Trạch Đông cầm quyền Trung Quốc kể từ năm 1949, Thượng Hải đã đi vào thời kỳ sụt giảm tốc độ phát triển do chế độ thuế má cao và do sự triệt thoát kinh tế tư bản của chính quyền mới. Nhờ sự cải cách, mở cửa theo mô hình kinh tế thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và lãnh đạo mà đặc biệt là từ năm 1992, Thượng Hải đã có những bước bứt phá ngoạn mục về phát triển kinh tế và nhanh chóng vượt qua Thâm Quyến và Quảng Châu - một thành phố đặc khu được tự do hóa sớm nhất Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành đầu tàu kinh tế Trung Quốc. Vẫn còn nhiều thách thức cho thành phố này đầu thế kỷ 21 như nạn di dân ồ ạt và sự phân hóa giàu nghèo. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức đó, các khu nhà chọc trời và cuộc sống đô thị sôi động của Thượng Hải vẫn là biểu tượng của sự thần kỳ kinh tế Trung Quốc.

Các khu vực[sửa]

     Trung tâm Shanghai (上海市区-Thượng Hải thị khu), hay Puxi, trung tâm thành phố (市中心-thị trung tâm), là vùng lõi của Thượng Hải. Khu vực này gồm thành phố Trung Quốc cổ có hàng trăm năm lịch sử, và khu vực định cư quốc tế bắt đầu từ thập niên 1840 và cho đến thập niên 1930.

Ngày nay khu vực này vẫn làa trung tâm thành phố. Nhiều tuyến tàu điệ ngầm — 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9 và 10 — chạy qua, và các tuyến 12 và 13 sẽ được đưa vào sử dụng. Một vài tuyến chủ yếu chạy ở ngoại ô— 11 và 22 — chỉ có 1 điểm dừng ở trung tâm. Hầu hết các điểm du lịch và nhiều khách sạn cũng ở đây.

Khu vực trung tâm có 8 khu:

  • Changning (长宁区; Chángníngqū) gồm sân bay quốc tế Hongqiao và vườn thú Thượng Hải. Changning rất lớn, chủ yếu là khu vực dân cư nhưng những năm gần đây đã có nhiều trung tâm thương mại và giải trí mọc lên, đặc biệt khu vực quanh công viên Zhongshan (Trung Sơn?).
  • Huangpu (黄浦区; Huángpǔqū) Trung tâm truyền thống của Thượng Hải, với quảng trường Nhân dân, Bund, phố mua sắm Tây Nanjing và nhiều điểm thăm quan khác.
Khu vực này gồm Phố cổ, khu vực là thành phố đóng kính của Thượng Hải trước khi được hiện đại hóa.
  • Hongkou (虹口区; Hóngkǒuqū) gồm công viên Lu Xun, sân vận động.
  • Jing'an (静安区; Jìngānqū) gồm chùa Jing'an, khu vực đã có người định cư liên tục từ thế kỷ 3. Khu thương mại của Tây Nanjing Road kéo dài từ trung tâm Jing'an đến Quảng trường Nhân dân.
  • Putuo (普陀区; Pǔtuóqū) Chủ yếu là khu định cư..
  • Xuhui (徐汇区; Xúhuìqū) Trung tân của phố Pháp, với 5 nhà thờ các các công trình tôn giáo k hác, hiện là khu vực mua sắm với nhiều tòa nhà cao tầng cho định cư và thuơng mại.
  • Yangpu (杨浦区; Yángpǔqū) gồm Đại học Fudan và Tongji, gồm cả công viên rừng Gongqing. Đối với khách mua sắm, Wujiaochang (五角场) cũng nằm ở đây.
  • Zhabei (闸北区; Zháběiqū) Zhabei là khu vực cổ hơn của Thượng Hải và nằm gần Ga đường sắt Thượng Hải. Có công viên lớn Daning-Lingshi, ở phía bắc nhà ga, cũng như nhà xiếc Thượng Hải.

Giới thiệu[sửa]

Xuất phát là một làng chài hẻo lánh, Thượng Hải đã trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất cho đến Thế kỷ 20, và là trung tâm văn hóa phổ thông, các mưu đồ chính trị và nơi tụ họp của giới trí thức trong thời kỳ Trung Hoa dân quốc. Thượng Hải đã từng một thời là trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Thành phố New York và Luân Đôn, và là trung tâm thương mại lớn nhất Viễn Đông cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20

Lịch sử[sửa]

Trước khi thành lập thành phố Thượng Hải, Thượng Hải là một phần của huyện Tùng Giang (松江縣), thuộc phủ Tô Châu (蘇州府). Từ thời Nhà Tống (960-1279), Thượng Hải dần trở thành một hải cảng sầm uất, vượt lên trên vai trò chính trị là một địa phương thuộc huyện. Ngày nay, Tùng Giang (淞江) là 1 quận thuộc thành phố Thượng Hải.

Một bức tường thành được xây dựng năm 1553 Công nguyên - thời điểm được xem như bắt đầu hình thành thành phố Thượng Hải. Tuy nhiên, trước thế kỷ 19, Thượng Hải không được xem là thành phố lớn của Trung Hoa. Do đó, so với phần lớn các thành phố khác của Trung Quốc, có rất ít công trình cổ tiêu biểu ở thành phố này ngày nay. Một vài địa điểm văn hóa ít ỏi có thể thấy ở Thượng Hải ngày nay rất cổ kính và tiêu biểu thời Tam Quốc do địa điểm này nằm trong trung tâm văn hóa lịch sử của Đông Ngô (222-280).

Trong thời kỳ Càn Long nhà Thanh, Thượng Hải đã trở thành một cảng khu vực quan trọng của khu vực sông Trường Giang và sông Hoàng Phố. Thành phố cũng trở thành hải cảng chính của các tỉnh Giang Tô và Triết Giang gần đấy dù trao đổi mậu dịch với nước ngoài thời kỳ này bị triều đình cấm. Một khu vực lịch sử quan trọng của thời kỳ này là Ngũ Giác Trường (五角场) (ngày nay là quận Dương Phố) - là nền tảng của trung tâm thành phố. Khoảng cuối thời Càn Long, Thập Lục Phố (ngày nay là quận Hoàng Phố) trở thành cảng lớn nhất Đông Á. Địa bàn hoạt động của các bang hội tại Thượng Hải những năm 1980Tầm quan trọng của Thượng Hải tăng lên nhanh chóng vào thế kỷ 19 do vị trí chiến lược của thành phố này ở cửa sông Dương Tử khiến cho nó có vị trí lý tưởng để buôn bán với phương Tây. Trong cuộc chiến tranh nha phiến thứ nhất vào đầu thế kỷ 19, các lực lượng của Anh đã tạm thời chiếm giữ Thượng Hải. Cuộc chiến kết thúc năm 1842 với hòa ước Nam Kinh với kết quả là các cảng nhượng quyền trong đó có Thượng Hải, mở cửa cho các nước buôn bán. Hiệp ước Bogue được ký năm 1843 và Hiệp ước Wangsia Trung-Mỹ ký năm 1844 khiến cho phương Tây giành được có đặc quyền ngoại giao trên đất Trung Hoa và chính thức tồn tại cho đến năm 1943 nhưng về bản chất không còn tồn tại từ cuối những năm 1930. Từ những năm 20 đến cuối những năm 30 của thế kỷ 20, Thượng Hải được gọi là thành phố tội phạm. Các băng nhóm chiếm giữ quyền lực và điều hành các sòng bạc và các nhà thổ.

Thái Bình Thiên Quốc nổ ra năm 1850 và năm 1853 Thượng Hải bị chiếm giữ bởi hội Tam Hoàng gọi là Tiểu Đao hội (Small Swords Society). Các cuộc thanh trừng phá hủy các miền quê nhưng không đụng chạm đến các khu định cư của phương Tây. Mặc dù trước đó người Hoa bị cấm sống trong các khu định cư của người nước ngoài, năm 1854 các quy định mới đã cho phép người Hoa được đến ở. Giá đất tăng lên đáng kể.

Trong năm 1854, cuộc họp thường niên đầu tiên của Hội đồng thành phố Thượng Hải đã họp, Hội đồng này được tạo ra để quản lý các khu định cư của dân ngoại quốc. Năm 1863, khu định cư của Anh, tọa lạc dọc theo bờ Tây sông Hoàng Phố đến phía nam nhánh sông Tô Châu (quận Hoàng Phố) và khu định cư người Mỹ tọa lạc ở bờ Tây sông Hoàng Phố đến phía Bắc của nhánh sông Tô Châu (quận Hán Khẩu) sát nhập với nhau thành Khu định cư quốc tế. Người Pháp chọn lựa phương án ra khỏi Hội đồng thành phố Thượng Hải và thay vào đấy là duy trì Khu nhượng địa Pháp, tọa lạc ở phía Tây của Khu định cư quốc tế. Thời kỳ này có một lượng lớn dân di cư từ châu Âu và Bắc Mỹ, những người tự gọi mình là "Shanghighlanders".

Chiến tranh Thanh Nhật nổ ra năm 1894-1895 với kết quả là Nhật Bản giành quyền kiểm soát Triều Tiên theo hiệp ước Shimonoseki, cùng với đó nước này nổi lên như là một cường quốc bổ sung ở Thượng Hải, và ngay sau đó các cường quốc khác cũng theo gương.

Khí hậu[sửa]

 Khí hậu T. Một T. Hai T. Ba T. Tư T. Năm T. Sáu T. Bảy T. Tám T. Chín T. Mười Mười một Mười hai
Cao ngày (°C) 8 9 13 19 24 28 32 31 27 23 17 11
Thấp đêm (°C) 1 2 6 11 16 21 25 25 21 15 9 3
Giáng thủy (mm) 51 57 99 89 102 170 156 158 137 63 46 37

Humidity is high year-round and can exacerbate temperature extremes

Vĩ độ của Thượng Hải là về giống như New Orleans, Brisbane, hoặc Cairo, khí hậu được phân loại là cận nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ mùa hè thường nhận được hơn 35 °C (95 °F) có độ ẩm rất cao, có nghĩa là bạn sẽ đổ mồ hôi rất nhiều và cần phải thay quần áo suốt. Dông cũng xảy ra tương đối thường xuyên trong mùa hè, vì vậy một chiếc ô nên được đưa (hoặc mua sau khi đến) chỉ trong trường hợp. Có một số rủi ro của các trận bão trong mùa tháng 7-tháng 9, nhưng không phải là phổ biến.

Ngược lại, trong mùa đông, nhiệt độ hiếm khi tăng lên trên 10 °C (50 °F) trong ngày, và thường giảm xuống dưới 0 °C (32 °F) vào ban đêm. Tuyết rơi là rất hiếm, nhưng mạng lưới giao thông đôi khi có thể bị gián đoạn trong trường hợp một cơn bão tuyết bất ngờ. Mặc dù thực tế rằng nhiệt độ mùa đông ở Thượng Hải không phải là đặc biệt thấp, yếu tố gió lạnh kết hợp với độ ẩm cao có thể thực sự làm cho nó cảm thấy ít thoải mái hơn so với một số nơi lạnh hơn nhiều mà gặp tuyết rơi thường xuyên. Mùa Xuân có thể có thời gian có mây kéo dài, thường mưa, thời tiết, trong khi mùa thu nói chung là nhẹ đến ấm áp và đầy nắng.

Đến[sửa]

Bằng đường hàng không[sửa]

Thượng Hải là một trong những trung tâm du lịch chính của Trung Quốc nên đến/đi rất dễ dàng. Thượng Hải có hai sân bay chính, với Phố Đông là cửa ngõ quốc tế chính và Hồng Kiều chủ yếu phục vụ các chuyến bay nội địa nhưng cũng có một số điểm đến quốc tế ở châu Á, vì vậy hãy chắc chắn để kiểm tra một chuyến bay của bạn để lại từ. Chuyển giao giữa hai mất khoảng 1 giờ đi bằng taxi. Ngoài ra còn có xe buýt đưa đón trực tiếp.

Bạn có thể có được giữa hai sân bay trong gần hai tiếng đồng hồ bằng tàu điện ngầm. Cả hai sân bay nằm trên tuyến đường hai, tuyến đường Đông-Tây thông qua trung tâm thành phố Thượng Hải, nhưng ở hai đầu của nó. Bạn có thể giảm thời gian bằng cách đi tàu Maglev (mô tả trong phần kế tiếp) một phần của con đường. Bạn có thể thực hiện một chuyến du lịch trong một vài giờ rảnh rỗi và mong muốn có được một cái nhìn nhanh chóng tại Thượng Hải (và không quá nhiều hành lý) có thể xuống xe ở đường Nam Kinh Đông và đi bộ một vài khối đến Bến Thượng Hải.

Cả hai sân bay cũng có dịch vụ xe buýt trực tiếp đến các thành phố lớn lân cận như Hàng Châu, Tô Châu và Nam Kinh, mặc dù các đoàn tàu nhanh mới có thể thích hợp, đặc biệt là từ Sân bay Hồng Kiều trong đó có ga Hồng Kiều khá gần đó (một ga tàu điện ngầm hoặc đi bộ khá lâu).

Vé máy bay nội địa được đặt tốt nhất trước tại một trong các hãng du lịch nhiều hoặc trực tuyến, nhưng cũng có thể được mua tại sân bay vào ngày khởi hành. Giá vé thường rẻ, nhưng thay đổi tùy theo mùa, con số trên ¥ 400-1200 cho Bắc Kinh-Thượng Hải. Các hãng hàng không chi phí thấp Spring Airlines dựa ra khỏi Thượng Hải với các tuyến đường đến hầu hết các điểm du lịch lớn của Trung Quốc, và thường xuyên cung cấp giảm giá lớn cho vé đặt qua trang web chính thức của nó. [4] Đối với du khách ngân sách, nó thường là rẻ hơn để đặt một chuyến bay dọc theo một đường giao thông lớn (Thượng Hải-Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến, vv) và phần còn lại đi du lịch bằng xe buýt hoặc xe lửa.

Thành phố Hàng Châu, về một chuyến xe lửa 45 phút từ Thượng Hải, cũng nên được xem xét nếu có một thời gian khó khăn tìm kiếm vé đến Pudong hoặc Hồng Kiều. Còn nếu đến từ Đông Nam Á, kể từ khi Air Asia có một chuyến bay giá rẻ từ Quốc tế Kuala Lumpur đến Hàng Châu. Xem các hãng hàng không giảm giá ở châu Á.

Sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải cách trung tâm thành phố 19 km, còn sân bay quốc tế Hồng Kiều Thượng Hải cách trung tâm thành phố 13 km về phía tây.

Bằng tàu điện/hỏa[sửa]

Bằng ô-tô[sửa]

Bằng xe buýt[sửa]

Bằng tàu[sửa]

Phương tiện đi lại[sửa]

Tham quan[sửa]

  • Tháp truyền hình Minh Châu bên cạnh dòng sông Hoàng Phố. Ở độ cao 263 mét là một khu sân hình tròn. Đây là nơi để du khách ngắm toàn cảnh Thượng Hải

Chơi[sửa]

Học[sửa]

Khi bạn muốn học tiếng Trung tại Thượng Hải, bạn có thể đăng ký vào ₫ại học hoạc trường học ngôn ngữ.

Trường học tiếng Trung tại Thượng Hải:

Làm việc[sửa]

Mua sắm[sửa]

Ẩm thực[sửa]

Giá tiền[sửa]

Trung bình[sửa]

Hạng sang[sửa]

Uống[sửa]

Ngủ[sửa]

Giá[sửa]

Trung bình[sửa]

Hạng sang[sửa]

An ninh[sửa]

Y tế[sửa]

Liên lạc[sửa]

Ứng phó[sửa]

Điểm tiếp theo[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!