Bước tới nội dung

Đi xe bên trái

Từ Wikivoyage

Giao thông bên phải và bên trái Việc phân chia đi bên phải hay trái mang tính chất chính trị. Sự giằng co giữa hai trường phái bắt đầu trước khi chiếc xe hơi đầu tiên xuất hiện. Nhiều quốc giá khác lựa chọn cách đi bên phải thì Anh quốc lại quy định đi bên trái. Ngay từ năm 1756 những người đi bên phải trên cầu London đã bị phạt tiền. Thời La Mã thịnh hành kiểu đi bên trái. Theo cách giải thích của các nhà sử học, người La Mã thường cầm vũ khí bằng tay phải, trong tư thế sẵn sàng tấn công kẻ thù từ phía đối diện thì họ phải đi bên trái đường. Bằng chứng về cách đi bên trái của người La Mã được tìm thấy vào năm 1998 tại khu mỏ đát Swindon, Anh Quốc, đường ở đây thường bị mòn bên trái nhiều hơn bên phải. Cách di chuyển cũng lệch dần sang phải bởi người ta không còn mang vũ khí khi đi trên đường. Đa số mọi người đều thuận tay phải vì thế họ có thể thực hiện các động tác khéo léo, thoải mái hơn khi dùng tay trái. Tay phải có thể đảm nhiệm tốt việc bắt tay, mua hàng, giữ dây cương hay dắt súc vật.

Nước Nga

[sửa]

Dưới thời Peter I, cách đi bên phải được coi là bình thường. Năm 1752, Nữ hoàng Elizabeth Petrovna phê chuẩn quy định các thành phố của Nga phải thực hiện đi bên phải.

Châu Âu

[sửa]

Anh là quốc gia đầu tiên ban hành luật di chuyển lệch trái. Mọi người phải đi bên trái trên cầu London, nếu đi bên phải sẽ bị phạt tiền. Một quy định tương tự cũng được áp dụng đối với tuyến đường sắt nối Manchester - Liverpool năm 1830. Anh được cho là "cha đẻ" của kiểu đi bên trái ở một số đất nước từng là thuộc địa như Ấn độ, Pakistan, Australia và một số quốc gia khác.

Sau Cách mạng Pháp 1789, Napoleon yêu cầu binh sỹ dưới quyền đi bên phải, tiếp đó là đi thành hàng, quy tắc này sau đó cũng được áp dụng cho các phương tiện giao thông. Các nước đồng minh với Pháp (Hà Lan, Đức, Thụy sỹ, Ba Lan, Italia, Tây Ban Nha) cũng thiết lập cách đi bên phải. Các thành phố của Áo có phương thức di chuyển khác nhau, nhưng sau đó quốc gia này đã thống nhất cách đi bên phải.

Châu Á

[sửa]

Sau khi thoát khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản năm 1946, cả Hàn Quốc và Triều Tiên chuyển sang cách đi bên phải. Tiệp Khắc ở đầu chế độ Hung - Áo cũng đi bên phải. Thụy Điển trở thành một trong những quốc gia muộn nhất chọn cách đi bên phải khi quy tắc này được chính thức hóa vào năm 1967.

Mỹ

[sửa]

Thời thời kỳ đầu người ta chọn cách đi bên trái, nhưng sau đó đã chuyển sang đi bên phải.

Các nước Châu Phi

[sửa]

Hình thức di chuyển bên phải hay trái của các quốc gia châu Phi có sự hưởng từ các nước láng giềng. Một số quốc gia là thuộc địa của Anh đã chuyển sang đi bên phải theo những nước vốn là thuộc địa Pháp. Một số nước trước kia bị Bồ Đào Nha thống trị lại lựa chọn cách đi của những người hàng xom là thuộc địa của Anh.

Vô lăng xe

[sửa]

Việc đặt vô-lăng bên phải mà chưa xét đến việc xe đó dùng để di chuyển bên nào là một sai lầm. Bởi khi ngồi trong xe tài xế phải nắm bắt tình huống tốt nhất. Ford Model T là chiếc xe sản xuất hàng loạt đầu tiên có vô-lăng đặt đúng với vô-lăng trái, đi bên phải. Khi đó tài xế có thể quan sát thái độ, phán đoán tình huống và giao tiếp với xe đối tiện tốt hơn

Liên kết

[sửa]

http://users.telenet.be/worldstandards/driving%20on%20the%20left.htm