Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Thuyền chài Mũi Né
Vị trí
Địa lý
Diện tích tổng: 7.812,9 km²
Dân số 1.180.300 người (ước tính năm 2011)
Mật độ 151 người/km²
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Tôn giáo Phật giáo, Công Giáo, Cao đài, Tin lành..
Dân tộc Việt, Chăm, Hoa, Ra Glai, Cơ Ho...
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Vùng Nam Trung Bộ
Thành lập 4 năm 1992
Phân chia hành chính 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện
Hệ thống điện 220V/50Hz
Múi giờ UTC +7
Mã số điện thoại +84 (62)
Web http://www.binhthuan.gov.vn/

Bình Thuận là một tỉnh của Việt Nam.

Tổng quan[sửa]

Tượng phật trên đỉnh Tà Cú
Tháp Po Sah Inu

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía nam, cách thành phố Nha Trang khoảng 250 km, cách Hà Nội khoảng 1.518 km về phía bắc. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lịch sử[sửa]

Đất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai. Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đất Panduranga (Phan Rang), và chỉ để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành. Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại đặt tên là Thuận Phủ và năm 1694 đặt là Thuận Thành trấn. Năm 1697, lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Sau cải thành Bình Thuận Dinh. Đời vua Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến vua Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ. Năm 1827, Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Định. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa. Năm 1883, hòa ước ký với Pháp sáp nhập Bình Thuận vào Nam Kỳ. Năm 1884, Hòa ước Patenôtre lại đưa Bình Thuận về Trung Kỳ. Năm 1888, vua Đồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa. Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Đồng Nai Thượng sáp nhập vào Bình Thuận. Năm 1905, phủ Di Linh được nhập vào Bình Thuận.

Việt Nam Cộng hòa chia Bình Thuận làm 8 quận: Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Đa, Tuy Phong và Phan Lý Chàm. Đến năm 1976 Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Đến năm 1992, Thuận Hải lại chia ra thành hai tỉnh riêng là Bình Thuận và Ninh Thuận. Quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991.

Cảnh quan[sửa]

Hệ động và thực vật[sửa]

Khí hậu[sửa]

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26 - 27°C.

Đến như thế nào[sửa]

Ga Bình Thuận

Bằng hàng không[sửa]

Các chuyến bay nội địa từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng đến sân bay Cam Ranh ở Khánh Hòa hay từ Hà Nội và Đà Nẵng bay đến Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn sau đó đi xe khách tới Bình Thuận.

Bằng tàu điện/hỏa[sửa]

Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và qua 11 ga, quan trọng nhất là ga Mương Mán. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ xây mới ga Phan Thiết nhằm phục vụ du lịch.

Bằng ô tô[sửa]

Bình Thuận nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam. Bình Thuận có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28... và các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác.

Bằng buýt[sửa]

Chỉ có xe buýt số 8 (Bình Thuận) nối tới Bà Rịa - Vũng Tàu: Tuyến số 8 (La Gi - Bình Châu): Lê Lợi (La Gi) - Thống Nhất - Đinh Bộ Lĩnh - QL55 - Bình Châu (BRVT)

Bằng tàu thủy[sửa]

Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.

Chi phí/Giấy phép[sửa]

Chi phí rẻ. Không cần giấy phép.

ỉa đùn

Tham quan[sửa]

  • Tháp nước có kiến trúc đẹp (cao 32 m) do Hoàng thân Lào Xuvanuvông thiết kế (Phan Thiết)
  • Bộ xương cá voi được trưng bày ở dinh Vạn Thủy Tú (Phan Thiết)
  • Ngọn hải đăng Kê Gà (100 m) (Hàm Thuận Nam)
  • Núi Tà Cú
  • Tượng Phật trên núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam)
  • Bãi đá Cổ Thạch nhiều hình hài màu sắc nhất
  • Vùng trồng cây Thanh Long
  • Đua thuyền trên sông Cà Ty (mồng 2 Tết)
  • Lướt ván - đua thuyền bườm hàng năm (Mũi Né)
  • Chinh phục núi Tà Cú
  • Chạy việt dã vượt đồi cát Mũi Né
  • Lễ hội rước đèn Trung thu (Phan Thiết) có quy mô lớn nhất dành cho trẻ em được ghi vào sách Kỉ lục Guiness Việt Nam.
  • Lễ hội Nghinh Ông (Quan Thánh Đế Quân) vào tháng 7 âm lịch vào năm chẵn
  • Lễ hội cầu ngư
  • Lễ hội Ka-tê (Phan Rang - Phan Thiết)
  • Thác bà (Tánh Linh)

Làm[sửa]

Mua sắm[sửa]

Chợ Đức Tài
Chợ cá Cồn Chà

Một số siêu thị tại Bình Thuận:

  • Co.opMart Phan Thiết. 1A Nguyễn Tất Thành, Bình Hưng, Phan Thiết
  • Lotte Mart Phan Thiết. Khu dân cư Hùng Vương, Phú Thủy, Phan Thiết

Ngoài ra tại đây còn có các chợ địa phương.

Ăn[sửa]

Một số món ăn ẩm thực Bình Thuận như mực một nắng, cá bò hòm "thiết giáp biển", cá mú hấp Phan Thiết, dông nướng, bánh xèo, bánh căn, bánh canh chả cá, bánh quai vạc, bánh hỏi lòng heo, cá lồi xối mỡ.

Uống[sửa]

  • Góc Phố Cafe. 182A Thủ Khoa Huân, Phan Thiết
  • Net Thanh Điền. 131 Lập Phước, Tân Lập, Hàm Thuận Nam

Ngủ[sửa]

  • Khu du lịch Đồi Sứ. Thôn Thuận Thành, Thuận Quý, Hàm Thuận Nam. Điện thoại: 3683 011-012-013 Fax: 3683 015
  • Khu du lịch Vườn Đá. Tân Thành, Hàm Thuận Nam. Điện thoại: 3683 115/ 3683 117 Fax: 3683 114

An toàn[sửa]

Cao.

Điểm tiếp theo[sửa]