Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Cù lao Chàm

Cù lao Chàm là một hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Đây là một thành phố cổ của ngày xưa, đây cũng là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Cù lao Chàm cách bờ biển cửa Đại, Hội An 15 km.

Tổng quan

[sửa]

Địa hình

[sửa]

Địa hình Cù lao Chàm chủ yếu là núi, không có sông ngoại trừ Hòn Lao có các suối nhỏ với rừng tự nhiên. Điểm cao nhất là đỉnh Hòn Lao cao 570 m, các đỉnh khác có độ cao thấp hơn từ 70-200m. Địa chất của Cù Lao Chàm chủ yếu là các đá mác-ma trước Cambri, chủ yếu các đá xâm nhập-axit và phong hóa. Khu vực này có hai loại đá khác nhau, Hon Lao and Hon Dai. Hon Lao, Hon Ong, và Hon Tai gồm các đá granit và granit mica có tuổi Paleozoi-Mesozoi. Hon Dai, Hon Mo, Hon La, Hon Kho, và Hon Cu chủ yếu là granit, granodroit, và granosyenit.

Động thực vật

[sửa]

Đảo Hòn Lao và nhiều đảo khác của quần đảo được rừng che phủ. Theo Cục Bảo vệ rừng Quảng Nam, rừng trên tất cả các hòn đảo là tự nhiên và rừng phòng hộ. Rừng ở Cù lao Chàm đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ tài nguyên nước cho toàn bộ hòn đảo. Hơn nữa, trên các khu vực phía Đông của Hòn Lao và một số đảo đá khác như Hòn Cổ, Hòn Ông người ta khai thác tổ chim yến (để làm "súp tổ yến"). Một sản phẩm thiên nhiên tuyệt vời Cù Lao Chàm là trà lá sáu được trồng và thu hoạch. Trà này là tuyệt vời để khử độc máu.

Sinh thái biển

[sửa]

Theo báo cáo khảo sát tài nguyên biển được thực hiện bởi Sở Thủy sản, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Nam và Viện Hải dương học Nha Trang, có 135 loài trong 35 chi san hô được tìm thấy xung quanh Cù Lao Chàm, sáu loài ở vùng biển của Việt Nam lần đầu tiên được công nhận ở đây. Có 202 loài trong 85 giống và 36 họ cá và 4 loài tôm hùm và 84 loài động vật thân mềm được xác định.

Chính phủ Việt Nam cùng với Chính phủ Đan Mạch DANIDA tài trợ cho Công viên biển Cù Lao Chàm, đây là công viên biển thứ hai của Việt Nam. Khu vực công biên bao gồm tám đảo và 5.175 ha mặt nước với 165 ha rạn san hô, 500 ha rong biển và thảm cỏ biển, cung cấp môi trường sống cho các loài cá có giá trị khác nhau.

Môi trường nước xung quanh đảo Cù lao Chàm là một khu vực khai thác thủy sản quan trọng. Một số hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú, cá, cua, tôm và nghêu, xảy ra trong khu vực. Rạn san hô trên đảo là một khu vực quan trọng đối với nuôi trồng và cung cấp thực phẩm từ tài nguyên biển.

Đến bằng cách nào

[sửa]

Đi đường bộ, đường sắt xuống ở Tam Kỳ hoặc Đà Nẵng rồi đi đường bộ đến đây. Sân bay gần nhất là Sân bay quốc tế Chu Lai, và Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Khách thường đi Sân bay quốc tế Đà Nẵng do tần suất bay cao, giá vé cạnh tranh hơn, máy bay lớn và có nhiều cơ sở lưu trú và ẩm thực tốt ở Đà Nẵng.

  • Cách 1: Nhanh nhất nhưng hơi tốn kém, đến Cửa Đại, Hội An thuê ca nô ra đảo mất 15 phút.
  • Cách 2: Cũng tại Cửa Đại, có chuyến tàu chợ ra đảo vào lúc 9h hàng ngày, hành trình khoảng 1h.
  • Cách 3 Tại bến thuyền ngay trong phố cổ Hội An, có chuyến tàu chợ ra đảo vào lúc 8h hàng ngày, hành trình khoảng 2h.

Nếu đi theo tour giá tour: Từ 16 USD – 20 USD/1khách 2 ngày 1 đêm, tùy theo số lượng khách. Nếu đi về trong ngày giá tour từ 8 USD – 12 USD/ 1khách.

Đi lại

[sửa]

Tham quan

[sửa]
  • Di tích Bãi Ông. Nơi cư trú của cư dân Tiền Sa Huỳnh và là di tích có niên đại xưa nhất ở Hội An (3.000 năm), còn là đối tượng quan trọng để nghiên cứu về Văn hóa Tiền Sa Huỳnh.
  • Di tích khảo cổ Bãi Làng. Di tích quan trọng của hệ thống di tích khảo cổ Chăm Pa, ngoài những hiện vật bản địa còn có nhiều hiện vật gốm, thủy tinh của Trung Đông, Ấn Độ, Trung Hoa từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10.
  • Chùa Hải Tạng. Thuộc hệ phái Phật giáo Đại thừa được xây dựng vào thế kỷ 18, là công trình khá đẹp, có quy mô lớn với kiến trúc kiểu "chồng rường giả thủ" chia 3 gian 2 lòng, có hậu tẩm, kết cấu vì kèo gỗ và các chi tiết kiến trúc được chạm trổ công phu.

Các di tích tín ngưỡng hiện còn ở Cù Lao Chàm, được xây dựng chủ yếu vào khoảng thế kỷ 17-18 như đình Đại Càn, miếu thờ Thành hoàng, miếu Tiền hiền, miếu Thần nông, miếu Tổ nghề yến, lăng Ông Ngư, lăng Cô, giếng Xóm Cấm…

Làm

[sửa]
  • Tham gia các hoạt động vui chơi trên biển tại các bãi tắm ngập tràn nắng vàng và làn nước trong xanh như bãi Ông, bãi Hương, bãi Chồng... Cảnh hoàng hôn trên Cù lao Chàm khá đẹp.
  • Thuê tàu để vừa đi câu cá vừa đi ngắm san hô, có thể hỏi chủ nhà, hoặc đi đến bến tàu hỏi người ở đây sẽ có rất nhiều chỗ liên hệ, với giá chỉ khoảng 500.000 VND/tàu đã bao gồm đầy đủ cần câu, mồi câu cùng thiết bị lặn cơ bản. Nếu tàu nhỏ thì chỉ khoảng 300.000 đến 400.000 VND.
  • Tham dự lễ cúng Tổ nghề Yến vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, lễ được tổ chức chính thức tại Miếu Tổ nghề tại Thôn Bãi Hương (Cù lao Chàm). Phần hội kéo dài suốt 2 ngày với các cuộc thi đấu và các trò chơi mang đầy tính văn hóa.

Ăn

[sửa]

Một số món ăn tại Cù lao Chàm:

  • Cua Đá Cù. Mua ở bến cầu cảng bãi Làng ngay trên bờ, được cư dân địa phương bày bán đủ trong các lồng sắt.
  • Ốc vú nàng. Xuất hiện nhiều vào ngày trăng tròn, không phổ biến như ở Côn Đảo, Phú Quý.
  • Mực một nắng. Làm nhiều nhất và ngon nhất tại thôn Bãi Làng, cách chế biến đơn giản, nướng vừa chín tới thì dùng tay vừa thổi vừa xé, chấm tương ớt bỏ.
  • Rau rừng Cù Lao Chàm. Rau rừng mọc hoang ở các chân núi khá phong phú về chủng loại với vài chục loại như rau dớn, rau sân, rau lủi, mã đề… Mùa chính thu hoạch rau rừng là vào cuối xuân, đầu hạ.
  • Bào ngư tươi

Uống

[sửa]

Ngủ

[sửa]

Trên Cù lao Chàm không có các khách sạn hay resort, nhưng có các nhà nghỉ kiểu homestay.

  • Thuê một cái lều giá 50.000đ và tốn thêm tiền lưu trú qua đêm là 20.000 VND có thể cắm lều trên bãi biển.
  • Ngủ ở nhà dân. Giá khoảng 100.000 đ/người.

An toàn

[sửa]

Ở đây chỉ có điện từ 18 giờ 30 đến 22 giờ.

Thời tiết tại Cù lao Chàm thay đổi trong ngày. Buổi sang thường rất yên tĩnh. Gió và song mạnh hơn vào sau khoảng 13 giờ. Mùa hè là thời gian gió giật (đặc biệt là tháng 8). Thường vào các buổi chiều muộn.

Điểm tiếp theo

[sửa]
  • Hội An, thành phố thương mại cổ, từng là thương cảng sầm uất nhất Đằng Trong, di sản thế giới UNESCO.
  • Đà Nẵng, thành phố lớn nhất Miền Trung.
  • Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Chăm Pa.
  • Lăng Cô, một vịnh nhỏ với bãi cát đẹp dưới chân đèo Hải Vân.
  • Huế, cố đô, di sản thế giới.
Bài hướng dẫn cẩm nang du lịch thành phố này là một bài viết tốt. Nó có nhiều thông tin chất lượng bao gồm khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan và các hoạt động du lịch khác. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn!