Cao nguyên đá Đồng Văn (hay Sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Ngày 3/10/2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu.
Tổng quan
[sửa]Cao nguyên có nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn. Các thung lũng, sông, suối bị chia cắt nhiều. Diện tích của cao nguyên Đồng Văn: 574,35 km² và độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600 m.
Nhiều mẫu hóa thạch của các loài đã được tìm thấy có tuổi cách đây 400 - 600 triệu năm. Cao nguyên Đồng Văn là một vùng núi đá có tuổi khác nhau từ kỷ Devon cho đến Pecmi, được bao quanh bởi các núi đất. Ở đây có mưa từ tháng 4 đến tháng 9, nhưng thiếu nước vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4).
Hiện khu vực cao nguyên đá Đồng Văn là nơi cư ngụ của khoảng 250.000 người dân thuộc 17 dân tộc thiểu số khác nhau của Việt Nam.
Lịch sử
[sửa]Cảnh quan
[sửa]Do cao nguyên Đồng Văn có sự đa dạng địa chất cao cùng với sự thay đổi của khí hậu nên quá trình tiến hóa karst đã tạo ra Các “vườn đá”, “rừng đá” rất đa dạng và phong phú như vườn đá Khâu Vai (Mèo Vạc) có các chóp đá hình bông hoa, nụ hoa, nhành hoa với muôn hình muôn vẻ; vườn đá Lũng Pù (Mèo Vạc) thì mỗi chóp đá, tảng đá, tháp đá lại có hình rồng cuộn, hổ ngồi; vườn đá Vần Chải (Đồng Văn) có các phiến đá tròn nhẵn xếp gối lên nhau, trông tựa như đàn hải cẩu hàng nghìn con. sự uy nghi hùng vĩ của cao nguyên đặc trưng bởi các dãy núi có dạng kim tự tháp đỉnh nhọn, sườn dốc nối tiếp nhau cao ngất. Hệ thống hang động trên cao nguyên đá Đồng Văn cũng là sản phẩm của quá trình phát triển karst và là những điểm tham quan du lịch rất kỳ thú như: hang Rồng ở Sảng Tủng (Đồng Văn), hang Khố Mỷ ở Tùng Vài (Quản Bạ), động Én ở Vần Chải (Đồng Văn).
Hệ động và thực vật
[sửa]Khí hậu
[sửa]Đến
[sửa]Chi phí tham quan
[sửa]Đi lại
[sửa]Tham quan
[sửa]Làm
[sửa]Mua sắm
[sửa]Ăn
[sửa]Uống
[sửa]Ngủ
[sửa]Chỗ ở
[sửa]An toàn
[sửa]Điểm tiếp theo
[sửa]Wikipedia có sẵn bài viết về Cao nguyên đá Đồng Văn |