Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Giang Tô (江苏) là một tỉnh ven biển ở phía đông Trung Quốc. Giản xưng của Giang Tô là "Tô" (苏, sū), tức chữ thứ hai trong tên tỉnh. Giang Tô có mật độ dân số cao nhất trong số các tỉnh của Trung Quốc, và xếp thứ 4 trong số các đơn vị cấp tỉnh, chỉ sau Thượng Hải, Bắc Kinh và Thiên Tân. Vào đầu thời nhà Thanh, Giang Tô thuộc tỉnh Giang Nam, đến năm Khang Hi thứ 6 (1667), triều đình đã tách tỉnh Giang Nam thành Giang Tô và An Huy.

Giang Tô giáp với Sơn Đông ở phía bắc, giáp với An Huy ở phía tây, giáp với Chiết Giang và Thượng Hải ở phía nam. Giang Tô có đường bờ biển dài 1.000 kilômét (620 mi) dọc theo Hoàng Hải và một phần biển Hoa Đông, Trường Giang chảy qua và đổ ra biển ở nam bộ Giang Tô. Từ sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, Giang Tô là một điểm nóng về phát triển kinh tế và hiện có GDP bình quân đầu người cao nhất trong số các tỉnh tại Trung Quốc. Tuy nhiên, có sự chênh lệch phát triển giữa vùng phía nam giàu có và vùng phía bắc còn mang tính nông thôn cao.

Các vùng

[sửa]

Thành phố

[sửa]

Các điểm đến khác

[sửa]

Tổng quan

[sửa]

Lịch sử

[sửa]

Địa lý

[sửa]

Giang Tô nằm ở phía đông đại lục Trung Quốc, giới hạn từ 116°22'-121°55' kinh Đông, 30°46′-35°07′ vĩ Bắc. Có Trường Giang và Hoài Hà chảy qua ở phía nam và bắc, đông giáp Hoàng Hải, đông nam giáp Thượng Hải, nam giáp Chiết Giang, tây giáp An Huy, bắc giáp Sơn Đông.[15] Giang Tô nằm ở vùng chuyển giao giữa miền Bắc và miền Nam Trung Quốc, khí hậu và thảm thực vật mang cả đặc điểm của phương Bắc và phương Nam. Giang Tô có diện tích 102.600 km², là tỉnh có diện tích nhỏ thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Hải Nam. Đường ranh giới trên đất liền của tỉnh Giang Tô dài 3.383 km, cùng với 954 km đường bờ biển.

Đại bộ phận Giang Tô là đồng bằng phù sa hạ du Trường Giang và Hoài Hà, địa thế toàn tỉnh nhìn chung là khá thấp và bằng phẳng, cũng là tỉnh thấp và bằng phẳng nhất tại Trung Quốc. Diện tích vùng đồng bằng tại Giang Tô là trên dưới 70.000 km², chiếm 69% diện tích toàn tỉnh; vùng mặt nước chiếm 17% diện tích của tỉnh, đồi núi thấp chiếm 14% diện tích của tỉnh và tập trung tại tây nam và bắc bộ. Đỉnh Ngọc Nữ (玉女峰) trên Hoa Quả Sơn thuộc Liên Vân Cảng là điểm cao nhất Giang Tô với cao độ 624,4 mét trên mực nước biển. Hoa Quả Sơn tại Giang Tô được công nhận tương đối rộng rãi là nguyên mẫu của Hoa Quả Sơn trong Tây du kí.

Khí hậu

[sửa]

Hầu hết Giang Tô nằm trong đới khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Cfa hay Cwa trong phân loại khí hậu Köppen), và bắt đầu chuyển sang đới khí hậu lục địa ẩm (Köppen Dwa) ở xa về phía bắc. Giữa các mùa có sự phân biệt rõ ràng, với nhiệt độ trung bình từ −1 đến 4 °C (30 đến 39 °F) vào tháng 1 đến 26 đến 29 °C (79 đến 84 °F) vào tháng 7. Mưa rơi thường xuyên giữa mùa xuân và mùa hè (mai vũ), các cơn bão nhiệt đới cùng với mưa bão xuất hiện vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Lượng mưa bình quân hàng năm của Giang Tô là 800 đến 1.200 milimét (31 đến 47 in), tập trung chủ yếu vào mùa hè, khi có gió mùa đông nam

Ngôn ngữ

[sửa]

Quan thoại và tiếng Ngô là hai ngôn ngữ hay phương ngữ chính tại Giang Tô. Trong đó, tiếng Ngô phân bổ ở khu vực đông nam mà trung tâm là Tô Châu, Vô Tích và Thường Châu; Quan thoại Trung Nguyên phân bố ở phía tây bắc, bao trùm toàn bộ Từ Châu và vùng đô thị của Túc Thiên; Quan thoại Giao-Liêu chỉ được nói ở huyện Cống Du thuộc Liên Vân Cảng; các khu vực còn lại, bao gồm cả tỉnh lị Nam Kinh, chủ yếu nói Quan thoại Giang Hoài. Ngoài ra, ở vùng Tô Nam còn hình thành một số đảo phương ngữ bắt nguồn từ các di dân ngoại tỉnh, như của tiếng Mân Nam.

Đến

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Xem

[sửa]

Làm

[sửa]

Ăn

[sửa]

Uống

[sửa]

An toàn

[sửa]

Tiếp theo

[sửa]
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!