Vị trí | |
Quốc kỳ | |
Thông tin cơ bản | |
Thủ đô | Guatemala City |
Chính phủ | Cộng hoà |
Tiền tệ | Quetzal (GTQ), US Dollar (USD) |
Diện tích | tổng cộng: 108.890 km2 nước: 460 km2 land: 108,430 km2 |
Dân số | 12.293.545 (ước tính tháng 7/2006) |
Ngôn ngữ | Tiếng Tây Ban Nha 60%, các ngôn ngữ Anh Điêng Mỹ 40% (23 ngôn ngữ Anh Điêng Mỹ được công nhận chính thức, bao gồm Quiche, Cakchiquel, Kekchi, Mam, Garifuna, và Xinca) |
Tôn giáo | Công giáo Rôma, Tin lành, các tín ngưỡng Maya bản địa và Atheist. |
Hệ thống điện | 115-230V/60Hz (USA plug) |
Mã số điện thoại | +502 |
Internet TLD | .gt |
Múi giờ | UTC-6 |
Guatemala, tên chính thức Cộng hoà Guatemala (tiếng Tây Ban Nha: República de Guatemala, IPA: [re'puβlika ðe ɰwate'mala], Tiếng Việt: Cộng hòa Goa-tê-ma-la), là một quốc gia tại Trung Mỹ, ở phần phía nam Bắc Mỹ, giáp biên giới với Mexico ở phía tây bắc, Thái Bình Dương ở phía tây nam, Belize và Biển Caribe ở phía đông bắc, và Honduras cùng El Salvador ở phía đông nam.
Tổng quan
[sửa]Lịch sử
[sửa]Tiền Colombus
[sửa]Từ thế kỷ thứ 3 TCN tới thế kỷ thứ 12 sau Công Nguyên, các vùng đất thấp khu vực Petén và Izabal là nơi sinh sống của nhiều bộ lạc thổ dân thuộc bộ tộc Maya. Trong khi đó bộ tộc K'iche ngụ canh ở vùng cao nguyên miền trung Guatemala.
Khi được tin người Tây Ban Nha đã chinh phục được đế quốc Aztec ở Mexico thì bộ tộc K'iche ở Guatemala gửi sứ thần ra bắc bái yết Hernán Cortés và xin triều cống, nhận làm thuộc quốc. Bấy giờ là năm 1521. Hai năm sau Cortés phái Pedro de Alvarado vào Guatemala giám sát tình hình, dẫn theo 173 kỵ binh, 300 lính Tây Ban Nha cùng 200 quân Mexico thuộc bộ tộc Tlaxcala. Người K'iche thấy Tây Ban Nha động binh bèn chống cự lại nhưng thua to ở trận Quetzaltenango. Kinh thành Utatlán của K'iche bị đốt rụi. Chính quyền Tây Ban Nha từ đó trực tiếp cai trị xứ Guatemala, lấy Iximché làm thủ phủ. Năm 1527 vì tình hình bất an Alvarado bỏ Iximché, dời đô về Santiago de los Caballeros để dễ cố thủ hơn. Dù vậy các bộ tộc miền núi như nhóm Achi' vẫn không quy phục nên vùng Alta Verapaz vẫn độc lập nhưng ngược lại nhờ hoạt động truyền giáo của Giáo hội Công giáo La Mã, ảnh hưởng của Tây Ban Nha dần dần lan rộng. Đến năm 1540 thì dân miền núi cũng công nhận chính quyền thuộc địa. Một số nhà truyền giáo, nổi tiếng nhất là tu sĩ Bartolomé de las Casas, đã bảo vệ người bản xứ khi quân đội Tây Ban Nha đàn áp thổ dân. Tuy nhiên Giáo hội thì thi hành chính sách hủy diệt các thư tịch cổ, và hầu như tất cả các sách vở Maya trước thế kỷ 16 đã mất tích. Một số ít còn sót lại gồm có: Popol Vuh, Anales de los Kakchiqueles, và Chilam Balam. Những văn bản này may mắn là được các nhà truyền giáo Tây Ban Nha sau khi phát hiện đã cất giữ nên còn đến nay.
Thuộc địa
[sửa]Khi tình hình quân sự đã ổn định hơn thì triều đình Tây Ban Nha cho chỉnh đốn lại việc cai trị, thành lập đơn vị Trấn Guatemala (Capitanía General de Goathemala hay còn gọi là Audiencia de Guatemala) trông coi một dải đất rộng lớn từ phía nam Tân Tây Ban Nha (Nueva España, tức México) đến tận Panama. Đơn vị Guatemala này bao gồm cả Chiapas (nay thuộc México), El Salvador, Honduras, Nicaragua, và Costa Rica. Thủ phủ Santiago de los Caballeros không lâu biến thành đô thị lớn thứ ba ở châu Mỹ La Tinh, chỉ sau Thành phố México và Lima. Vùng đất này không giàu khoáng sản (vàng và bạc) như México và Perú nhưng cung cấp một số nông và lâm sản giá trị như mía, cocoa, phẩm chàm (añil), phẩm đỏ rệp son cùng các loại gỗ quý dùng trong việc xây cất và trang trí các công trình bên mẫu quốc.
Năm 1776 một chuỗi động đất lớn gây thiệt hại đáng kể, tàn phá thủ phủ Santiago de los Caballeros khiến chính quyền địa phương phải bỏ địa điểm cũ và dời đến thung lũng Ermita về phía đông-bắc, lập nên Thành phố Guatemala, tức thủ đô của Guatemala ngày nay. Cố đô Santiago sau đó gọi là Antigua Guatemala tức cựu kinh.
Ngày 15 tháng 9, 1821, Guatemala trở thành một quốc gia độc lập. Nước Cộng hòa Guatemala mới gồm phần vùng Soconusco, và nơi hiện là các quốc gia El Salvador, Honduras, Nicaragua, và Costa Rica. 1.5 triệu dân nước này tập trung tại các trung tâm đô thị.
Năm 1821, tỉnh El Salvador thuyết phục được các tỉnh khác của Guatemala gia nhập Đế chế Mexico, một ý tưởng của Agustin Iturbide. Nhưng một năm sau Iturbide buộc phải thoái vị, đế chế của ông sụp đổ và Guatemala tách khỏi Mexico, mất hai vùng Chiapas và Soconusco.
Độc lập
[sửa]Tháng 10 năm 1944, nhà độc tài Jorge Ubico bị cuộc cách mạng do sinh viên lãnh đạo lật đổ. Sự kiện này dẫn tới cuộc bầu cử đưa Jose Arévalo, tổng thống bầu cử dân chủ đầu tiên của Guatemala cầm quyền đủ nhiệm kỳ, lên nắm quyền. Các chính sách "Xã hội Thiên chúa giáo" của ông, có cảm hứng từ chính sách New Deal của Hoa Kỳ, bị các chủ đất và tầng lớp giàu có chỉ trích là mang hơi hướng cộng sản.
Giai đoạn này cũng là thời điểm khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên xô ghi dấu ấn trong lịch sử Guatemala. Năm 1954, người kế nhiệm sau cuộc bầu cử tự do của Arévalo là Jacobo Arbenz bị một nhóm người Guatemala được Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) hậu thuẫn lật đổ, sau khi chính phủ sung công những vùng đất bỏ hoang thuộc sở hữu của Liên minh Công ty Hoa quả, một công ty buôn chuối có trụ sở tại Mỹ. Mật hiệu của CIA cho vụ đảo chính này là Chiến dịch PBSUCCESS, lần thành công thứ hai trong việc lật đổ một chính phủ nước ngoài của CIA. Thời gian cầm quyền quân sự sau đó, bắt đầu bằng nhà độc tài Carlos Castillo Armas, dẫn tới hơn 30 nội chiến, từ 1960, gây ra cái chết của ước tính 200.000 thường dân Guatemala. Vì chính quyền quân sự sử dụng các biện pháp tra tấn, bắt cóc, chiến tranh "tiêu thổ" không hạn chế và các biện pháp tàn bạo khác, đất nước đã trở thành một xã hội cùng khổ.
Từ thập kỷ 1950 tới thập kỷ 1990 (chỉ có một giai đoạn ngừng viện trợ quân sự trong giai đoạn giữa 1977 và 1982), chính phủ Hoa Kỳ trực tiếp hỗ trợ quân đội Guatemala trong huấn luyện và vũ khí cũng như cung cấp tiền bạc. Các lực lượng quân sự đặc biệt Hoa Kỳ (Mũ nồi Xanh) được gửi tới Guatemala để biến quân đội nước này trở thành một "lực lượng chống nổi lạon hiện đại" và biến nó trở thành đội quân mạnh nhất, tinh vi nhất vùng Trung Mỹ. Sự dính líu của CIA gồm cả việc huấn luyện 5.000 lính người Cuba chống đối Fidel Castro và dùng máy bay vận chuyển lực lượng này vào trong lãnh thổ Cuba trong sự kiện sau này được gọi là Sự kiện Vịnh con Lợn năm 1961.
Năm 1982, bốn nhóm Mác xít thành lập tổ chức du kích Tổ chức Cách mạng Thống nhất Quốc gia Guatemala (URNG). Cuộc chiến tranh đẫm máu dài 36 năm chấm dứt năm 1996 với một thỏa thuận hòa bình giữa phe du lích và chính phủ của Tổng thống Álvaro Arzú, với sự hỗ trợ của Liên hiệp quốc. Hai bên đều có những sự nhượng bộ lớn. Các trung tâm đô thị thuộc quyền kiểm soát của quân đội trong khi URNG tiếp tục có sự hiện diện mạnh mẽ ở vùng nông thôn. Theo Ủy ban Lòng tin do Liên hiệp quốc đỡ đầu, các lực lượng chính phủ và bán quân sự là thủ phạm gây ra hơn 90% các vụ vi phạm nhân quyền trong chiến tranh. Trong mười năm đầu tiên, số nạn nhân của những vụ khủng bố được chính phủ hậu thuẫn chủ yếu là sinh viên, công nhân, nhà chuyên nghiệp, và các nhân vật đối lập thuộc mọi khuynh hướng chính trị, nhưng ở những năm sau này, số nạn nhân lên tới hàng nghìn người chủ yếu là nông dân Maya và những người dân thường. Hơn 450 làng Maya đã bị phá hủy và hơn 1 triệu người trở thành người tị nạn. Đây được coi là một trong những vụ thanh lọc sắc tộc tồi tệ nhất tại Mỹ La tinh thời hiện đại. Ở một số vùng, như Baja Verapaz, Ủy ban Lòng tin cho rằng chính phủ Guatemala đã thực hiện một chính sách diệt chủng có chủ định chống lại một số nhóm sắc tộc.
Từ hiệp định hòa bình, Guatemala đã có được các cuộc bầu cử dân chủ, gần đây nhất là vào năm 2003. Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn lan tràn ở mọi cấp chính phủ, con số các đảng chính trị tăng liên tục và không ổn định. Một lượng lớn các hồ sơ của Cảnh sát Quốc gia đã được khám phá vào tháng 12 năm 2005 tiết lộ những biện pháp an ninh chính phủ đã thực hiện nhằm đương đầu với tình trạng nổi dậy của người dân thời nội chiến.
Địa lý
[sửa]Guatemala có địa hình nhiều núi non, ngoại trừ khu vực ven biển phía nam và những vùng đất thấp phía bắc thuộc khu Peten. Khí hậu nhiệt đới nóng – ôn hòa hơn ở vùng cao nguyên trong nội địa, và khô hơn ở các khu cực đông. Tất cả các thành phố lớn đều nằm ở phần phía nam đất nước. Các thành phố chính gồm thủ đô Guatemala City, Quetzaltenango và Escuintla. Hồ lớn nhất Lago de Izabal nằm gần bờ biển Caribe. Vị trí của Guatemala gần biển Caribe và Thái Bình Dương khiến nước này trở thành mục tiêu của nhiều cơn bão lớn, gồm cả trận Bão Mitch năm 1998 và Bão Stan năm 2005, làm thiệt mạng hơn 1.500 người.
Chính trị
[sửa]Chính trị Guatemala dựa trên hình thức cộng hoà đại diện dân chủ tổng thống, theo đó Tổng thống Guatemala vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ, và một hệ thống đa đảng phái. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp do cả chính phủ và Đại hội Cộng hoà đảm nhiệm. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp. Quốc hội Guatemala gồm 80 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 4 năm.
Kinh tế
[sửa]Lĩnh vực nông nghiệp chiếm một phần tư Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hai phần ba xuất khẩu và một nửa lực lượng lao động. Cà phê, đường, và chuối là các mặt hàng xuất khẩu chính. Chế biến và xây dựng chiếm một phần năm GDP. Cũng đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế là các khoản tiền gửi từ nước ngoài, "remesas" trong tiếng Tây Ban Nha, từ những người Guatemala đang làm việc tại Hoa Kỳ, chủ yếu là lao động bất hợp pháp và tạm thời.
Vùng
[sửa]Cao nguyên Trung bộ Nơi có thủ đô quốc gia là thành phố Guatemala và ít nhất một núi lửa đang hoạt động. |
Western Highlands By far the most beautiful part of Guatemala, this region includes many indigenous Mayan villages. Lake Atitlan is also in this region, along with at least 2 active volcanoes. |
Caribbean Coast This coast is home to many beaches. |
Petén This region has very dense jungled rainforest, and some amazing Mayan ruins, including Tikal. |
Pacific Highlands This consists of highlands going down to beautiful beaches. |
Thành phố
[sửa]Các điểm đến khác
[sửa]- Hồ Atitlán - hồ khu vực đẹp ở vùng núi bao quanh bởi nhiều ngôi làng đẹp như tranh vẽ và núi lửa, mà đang trở thành hơn và du lịch nhiều hơn
- Monterrico - Các bãi biển gần thành phố Guatemala và Antigua, cát núi lửa.
- Rio Dulce - Được biết đến như một "di sản sinh thái và văn hóa của nhân loại" có một không hai, và nhà của một trong những cây cầu lớn nhất ở Trung Mỹ, khu vực xung quanh "sông Sweet" có màu xanh lục bảo này có nhiều nơi để xem và điều cần làm. Từ đi bộ trong rừng đến các thác suối nước nóng (Rio Dulce là nơi Finca Paraiso), thăm Castillo San Felipe de Lara, chèo thuyền và thể thao dưới nước.
Các di tích Maya
[sửa]- El Mirador - Địa điểm lớn Maya thời kỳ đầu, có lẽ là cái nôi của nền văn minh Maya. Vẫn đang được phát hiện và nghiên cứu; kém phát triển cho du khách hơn so với các trang web lớn nhất Maya khác.
- Tikal - dược coi là di tích Maya lớn nhất (mặc dù các cuộc điều tra đang diễn ra của El Mirador có thể thách thức tuyên bố này), địa điểm này rất lớn và ấn tượng cổ đại Maya có lẽ đáng đến tham quan khi đến Guatemala. Ở trong công viên hay trong gần Flores đêm trước để tổ chức một chuyến đi sáng sớm đến Tikal, để xem mặt trời mọc trên đống đổ nát. Tour du lịch có thể dễ dàng tổ chức từ khu vực xung quanh.
- Aguateca - một số những tàn tích của người Maya bảo tồn tốt nhất ở Guatemala, nơi bạn có nhiều khả năng gặp phải các nhà khảo cổ tại nơi làm việc hơn khách du lịch với máy ảnh
- El Peru (Waka) - một chuyến đi / đi thuyền từ ba ngày Flores và được xác định là nguồn gốc của nhiều hiện vật bị cướp phá Maya
- Iximché - di tích ở Cao nguyên phía tây, một chuyến đi trong ngày dễ dàng từ Guatemala City hay Antigua.
- Nakúm - một địa điểm Maya kinh điển ấn tượng
- Yaxhá - di tích với hơn 500 công trình, tọa lạc giữa Flores và Melchor de Mencos
Đến
[sửa]Bằng đường hàng không
[sửa]Bằng tàu hỏa
[sửa]Bằng ô-tô
[sửa]Bằng buýt
[sửa]Bằng tàu thuyền
[sửa]Đi lại
[sửa]Ngôn ngữ
[sửa]Dù ngôn ngữ chính thức là tiếng Tây Ban Nha, nó không được dùng phổ thông trong cộng đồng người bản xứ, hay chỉ được dùng như một ngôn ngữ thứ hai; 21 ngôn ngữ Maya riêng biệt vẫn được dùng, đặc biệt tại các vùng nông thôn, và tiếng Garifuna được một lượng nhỏ người ven biển Caribe sử dụng. Tiếng Xinca, một ngôn ngữ không phải maya và hầu như đã sắp mất, cũng là một ngôn ngữ bản xứ Guatemala. Hiệp định hòa bình được ký kết tháng 12 năm 1996 cho phép một số văn bản chính thức và các giấy tờ bầu cử được dịch sang các ngôn ngữ bản xứ, và giúp những người không nói tiếng Tây Ban Nha có quyền được phiên dịch tại các vụ xét xử. Hiệp định hòa bình cũng khiến cho hệ thống giáo dục song ngữ tiếng Tây Ban Nha và các loại tiếng bản xứ được đưa vào áp dụng. Tuy nhiên, việc người Guatemala nói tiếng Tây Ban Nha học hay sử dụng thêm một ngôn ngữ khác của đất nước hiếm khi xảy ra.