Hồ Bắc (tiếng Trung: 湖北; bính âm: Húběi), tiếng Vũ Hán: Hŭbě) là một tỉnh ở miền trung của Trung Quốc. Giản xưng chính thức của tỉnh Hồ Bắc là "Ngạc" (鄂), lấy theo tên một nước chư hầu thời xưa, sau trở thành đất thuộc nước Sở và nhà Tần, nay nằm ở phía đông của tỉnh. Tên Hồ Bắc ám chỉ về vị trí của tỉnh này nằm ở phía bắc của hồ Động Đình. Giản xưng không chính thức của Hồ Bắc là Sở (楚), gọi theo nước Sở hùng mạnh ở đây vào thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Hồ Bắc giáp với Hà Nam về phía bắc, An Huy về phía đông, Giang Tây về phía đông nam, Hồ Nam về phía nam, Trùng Khánh về phía tây, và Thiểm Tây về phía tây bắc. Tỉnh này có đập Tam Hiệp vào hàng lớn nhất thế giới tại Nghi Xương ở phía tây.
Các vùng
[sửa]Hồ Bắc được chia ra 13 đơn vị cấp địa khu (trong đó có 12 địa cấp thị và 1 châu tự trị), cũng như 3 Trung Quốc trực thuộc và một khu rừng cấp huyện trực thuộc.
Bản đồ | # | Tên | Thủ phủ | Hán tự Bính âm |
Dân số (2010) | Diện tích |
---|---|---|---|---|---|---|
Đơn vị cấp huyện | ||||||
— Thành thị cấp phó tỉnh — | ||||||
1 | Vũ Hán | Giang Ngạn | 武汉市 Wǔhàn Shì |
9.785.392 | 8494,41 | |
— Thành thị cấp địa khu — | ||||||
2 | Ngạc Châu | Ngạc Thành | 鄂州市 Èzhōu Shì |
1.048.672 | 1.594 | |
3 | Hoàng Cương | Hoàng Châu | 黄冈市 Huánggāng Shì |
6.162.072 | 17.446 | |
4 | Hoàng Thạch | Hoàng Thạch Cảng | 黄石市 Huángshí Shì |
2.429.318 | 4.583 | |
5 | Kinh Môn | Đông Bảo | 荆门市 Jīngmén Shì |
2.873.687 | 12.404 | |
6 | Kinh Châu | Sa Thị | 荆州市 Jīngzhōu Shì |
5.691.707 | 14.104 | |
7 | Thập Yển | Trương Loan | 十堰市 Shíyàn Shì |
3.340.843 | 23.681,6 | |
8 | Tùy Châu | Tằng Đô | 随州市 Suízhōu Shì |
2.162.222 | 9.636 | |
9 | Tương Dương | Tương Thành | 襄阳市 Xiāngyang Shì |
5.500.307 | 19.724,41 | |
10 | Hàm Ninh | Hàm An | 咸宁市 Xiánníng Shì |
2.462.583 | 9.861 | |
11 | Hiếu Cảm | Hiếu Nam | 孝感市 Xiàogǎn Shì |
4.814.542 | 8.910 | |
12 | Nghi Xương | Tây Lăng | 宜昌市 Yíchāng Shì |
4.059.686 | 21.227 | |
— Châu tự trị — | ||||||
13 | Ân Thi (của người Thổ Gia & Miêu) |
Ân Thi | 恩施土家族苗族自治州 Ēnshī Tǔjiāzú Miáozú Zìzhìzhōu |
3.290.294 | 24.061 | |
— Phó địa cấp thị — | ||||||
14 | Thiên Môn | nhai đạo Cánh Lăng | 天门市 Tiānmén Shì |
1.418.913 | 2.622 | |
15 | Tiềm Giang | nhai đạo Viên Lâm | 潜江市 Qiánjiāng Shì |
946.277 | 2.004 | |
16 | Tiên Đào | nhai đạo Sa Chủy | 仙桃市 Xiāntáo Shì |
1.175.085 | 2.538 | |
— Lâm khu — | ||||||
17 | Thần Nông Giá | trấn Tùng Bách | 神农架林区 Shénnóngjià Línqū |
76.140 | 3.253 |
Thành phố
[sửa]Các điểm đến khác
[sửa]Tổng quan
[sửa]Hồ Nam thuộc khu vực Hoa Trung, do nằm ở phía nam giới tuyến "Tần Lĩnh-Hoài Hà" nên Hồ Nam thuộc miền Nam Trung Quốc. Đồng bằng Giang Hán chiếm phần lớn trung bộ và đông bộ của Hồ Bắc, cùng với đồng bằng hồ Động Đình của Hồ Nam tạo thành một dải đồng bằng thống nhất. Trên vùng tây bộ và các vùng giáp ranh của Hồ Bắc thì có địa hình nhiều đồi núi hơn. phía tây Hồ Bắc, gần như theo thứ tự từ bắc xuống nam, là các dãy Vũ Đang Sơn, Kinh Sơn (荆山), Đại Ba Sơn (大巴山), Vu Hiệp (巫峡). Dãy Đại Biệt Sơn nằm ở phía đông bắc đồng bằng Giang Hán, tại vùng giáp giới giữa Hồ Bắc với hai tỉnh Hà Nam và An Huy. Dãy Đồng Bách Sơn (桐柏山) nằm ở phía bắc, trên ranh giới giữa Hồ Bắc và Hà Nam. Ở phía đông nam, dãy Mạc Phụ Sơn (幕阜山) tạo thành ranh giới giữa Hồ Bắc và Giang Tây. Đỉnh cao nhất tại Hồ Bắc là đỉnh Thần Nông (神农顶) với cao độ 3.105 m thuộc Đại Biệt Sơn và nằm trên địa phận của lâm khu Thần Nông Giá. Núi non chiếm 55,5% diện tích toàn tỉnh, vùng gò đồi và đồng ruộng chân đồi chiếm 24,5%, vùng đồng bằng và hồ chiếm 20%.
Hai sông lớn tại Hồ Bắc là Trường Giang và phụ lưu tả ngạn của nó là Hán Thủy, đồng bằng Hán Thủy lấy theo tên của hai con sông này. Trường Giang tiến vào Hồ Bắc từ phía tây qua Tam Hiệp, tổng chiều dài đoạn chảy qua Hồ Bắc là 1061 km; nửa phía đông của Tam Hiệp, tức Tây Lăng Hiệp (西陵峡) và một phần Vu Hiệp, nằm ở tây bộ của Hồ Bắc, trong khi nửa phía tây của Tam Hiệp thuộc về Trùng Khánh. Hán Thủy tiến vào Hồ Bắc từ tây bắc, đoạn chảy qua Hồ Bắc dài 878 km. Sau khi chảy qua một đoạn lớn trên địa bàn Hồ Bắc, hai sông này hợp dòng tại tỉnh lị Vũ Hán. Trường Giang chảy dọc theo chiều đông-tây của tỉnh, Hồ Bắc nằm ở cả hai bên sông ngoài một đoạn khi sông tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Hồ Nam và Hồ Bắc. Trong số các chi lưu nổi tiếng của Trường Giang, có suối Thần Nông (神农溪), song nó đã bị ảnh hưởng từ công trình đập Tam Hiệp; sông Thanh (清江), một tuyến thủy đạo chính ở tây nam Hồ Bắc; sông Hoàng Bách (黄柏河) gần Nghĩa Xương; và Phú Thủy (富水) ở phía đông nam tỉnh.
Có hàng nghìn hồ nước nằm rải rác tại vùng đồng bằng Giang Hán của Hồ Bắc, vì thế tỉnh còn có biệt hiệu là "vùng hồ Hoa Trung" (华中屋脊). Các hồ lớn nhất trong số đó là hồ Lương Tử (梁子湖; 304,3 km²) và Hồng Hồ (洪湖, 348 km²). Nhiều đập thủy điện đã tạo nên các hồ chứa lớn, lớn nhất trong số đó là hồ chứa Đan Giang Khẩu (丹江口水库) trên Hán Thủy, ở ranh giới giữa Hồ Bắc và Hà Nam. Đông Hồ ở Vũ Hán với diện tích 33,7 km² là hồ đô thị lớn nhất Trung Quốc, diện tích gấp 6 lần Tây Hồ của Hàng Châu.
Hồ Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Cfa hay Cwa theo phân loại khí hậu Köppen), với bốn mùa rõ rệt. Mùa đông tại Hồ Bắc mát hoặc lạnh, với nhiệt trung bình là 1 đến 6 °C (34 đến 43 °F) vào tháng giêng, trong khi mùa hè nóng và ẩm, với nhiệt độ trung bình là 24 đến 30 °C (75 đến 86 °F) vào tháng 7; tỉnh lị Vũ Hán đôi khi có nhiệt độ lên đến 40 °C (104 °F) hoặc cao hơn. Các khu vực núi non ở phía tây Hồ Bắc, đặc biệt là Thần Nông Giá, có mùa hè mát mẻ hơn, vì thế đã thu hút nhiều du khách từ Vũ Hán và các thành phố vùng thấp khác.