Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Haifa (tiếng Hebrew: חֵיפָה, Hefa; tiếng Ả Rập: حيفا‎, Ḥayfā) là thành phố lớn nhất miền Bắc Israel, lớn thứ năm trên toàn quốc với dân số hơn 265.000 người và 300.000 người sống tại các tỉnh lân cận, trong đó có các thành phố như Krayot, Tirat Carmel, Daliyat al-Karmel và Nesher. Những khu vực này hợp lại thành một đô thị, nơi cư trú gần 600.000 dân, tạo nên phần lõi trung tâm của vùng đô thị Haifa.

Tổng quan

[sửa]

Haifa là một thành phố đa dân tộc, với hơn 90% dân số là người Do Thái, hơn 1/4 trong số đó là di dân ừ Liên bang Xô Viết, 10% là người Ả Rập, chủ yếu theo đạo Cơ Đốc. Thành phố này còn là nơi tọa lạc của Bahá'í World Centre, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Được xây dựng trên sườn dốc của Núi Carmel, lịch sử định cư tại vùng đất này kéo dài hơn 3.000 năm. Sự định cư đầu tiên được biết đến thuộc vùng phụ cận là Tell Abu Hawam, một thành phố cảng nhỏ thành lập vào cuối thời đại đồ đồng (thế kỷ 14 trước Công nguyên). Trong thế kỷ thứ 3, Haifa nổi tiếng là một trung tâm chế tạo thuốc nhuộm. Qua nhiều thế kỷ, thành phố đã thay đổi: bị chinh phục và cai trị bởi người Phoenicia, người Do Thái, người Ba Tư, Vương quốc Hasmoneus, La Mã cổ đại, Đế quốc Đông La Mã, Ả Rập, quân Thập tự chinh, Đế chế Ottoman, Đế chế Muhammad Ali (Ai Cập), Anh, và Israelis. Từ khi thành lập Nhà nước Israel vào năm 1948, thành phố do Khu tự trị Haifa cai quản. Ngày nay, thành phố là một cảng biển lớn nằm phía Đông bờ biển Địa Trung Hải của Israel tại Vịnh Haifa, rộng 63,7 km2. Thành phố nằm cách khoảng 90 km về phía Bắc Tel Aviv và là trung tâm khu vực chính của miền Bắc Israel. Hai tổ chức giáo dục uy tín là Đại học Haifa (1963) và Học viện Công nghệ Israel (1912) được đặt tại Haifa. Thành phố đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Israel. Haifa có một số khu công nghệ cao bao gồm những khu lâu đời nhất và lớn nhất trong nước, ngoài ra còn một cảng công nghiệp, và một nhà máy lọc dầu. Haifa được trước đây là ga cuối phía Tây của đường ống dẫn dầu từ Iraq qua Jordan. Dầu khai thác được từ Negev được lọc tại Haifa. Ngoài lọc dầu ra, thành phố này còn có các ngành khác như: xi măng, hoá chất, thiết bị điện tử, kính, thép và hàng dệt. Thành phố được nối với các vùng khác của Israel bằng các tuyến đường sắt và đường cao tốc. Haifa cũng là căn cứ hải quân chính của Israel, cùng với các cơ sở cảng cho Hạm đội 6 Hoa Kỳ. Haifa có tên gọi là Sycaminum trong thời cổ đại và Caiphas trong thời Thập Tự Chinh vào thế kỷ 11 và 12. Trong thế kỷ 12, đã có một lâu đài được quân Thập Tự Chinh xây ở đây và bị vua Hồi giáo (sultan) Ai Cập và Syria là Saladin phá hủy. Thành phố đã không có tầm quan trọng lắm cho đến thế kỷ 20 khi một tuyến đường sắt nối nó với Damascus, thủ đô của Syria. Sau khi Israel được thành lập năm 1948, thành phố đã trở thành cảng hàng đầu của Israel.

Đến

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Tham quan

[sửa]