Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Matsumoto Castle
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Tokyo
Chính phủ Quân chủ lập hiến và quân chủ nghị viện
Tiền tệ Yen (¥)
Diện tích tổng cộng: 377.915 km2
nước: 13.430 km2
land: 364,485 km2
Dân số 127.960.000 (ước tính 2011)
Ngôn ngữ Tiếng Nhật
Tôn giáo Shinto và Phật giáo (thường cả hai), Thiên chúa giáo (0,7%)
Hệ thống điện 100V/50 or 60Hz (ổ cắm Mỹ, thường là 2 chấu mà không tiếp đất)
Mã số điện thoại +81
Internet TLD .jp
Múi giờ UTC+9

Nhật Bản (chữ Hán: 日本, tiếng Nhật: 日本国 Nihon-koku/Nippon-koku; Hán-Việt: Nhật Bản quốc, gọi tắt là Nhật) là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 379.954 km² nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa Châu Á, phía đông của Hàn Quốc, NgaTrung Quốc, trải dài từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển Hoa Nam ở phía nam.

Tổng quan

[sửa]

Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa, tiêu biểu như núi Phú Sĩ, cao nhất ở Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người. Vùng thủ đô Tōkyō, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống.

Nhật Bản là quốc gia hàng đầu Châu Á về khoa học và công nghệ. Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa cũng như thứ ba theo sức mua tương đương chỉ sau Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc, G8, G4 và APEC.

Lịch sử

[sửa]
  • Từ 15.000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống.
  • Từ 13.000 năm trước Công Nguyên, người Nhật đã biết trồng lúa, làm đồ gốm sống định cư.
  • Từ 300 năm trước Công Nguyên đã sử dụng đồ kim khí.
  • Từ thế kỷ thứ 3 đến giữa thế kỷ thứ 6, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Thần đạo phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato (Đại Hòa).
  • Từ thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 8, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản. Cũng trong khoảng thời gian này, thành lập nhà nước phong kiến Nhật, với cuộc cải cách Đại Hóa do Thiên hoàng Kōtoku đề xướng.
  • Giữa thế kỷ thứ 8, Phật giáo đã thiết lập cơ sở vững chắc ở Nhật Bản.
  • Từ thế kỷ thứ 9 đến cuối thế kỷ 12, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Thiên hoàng. Cuối thời này, tầng lớp samurai bắt đầu hình thành và tranh giành quyền lực với các dòng tộc quý tộc.
  • Cuối thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 14, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp võ sĩ ở Kamakura. Vào các năm 1271 và 1281, các võ sĩ Nhật Bản với sự trợ giúp của bão và sóng thần đã đánh bại hải quân Nguyên - Mông định xâm lược nước mình.
  • Từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 16, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do nội chiến và chia rẽ, gọi là Thời kỳ Chiến quốc. Nhật Bản cũng từng tấn công bán đảo Triều Tiên và nhà Minh (Trung Quốc) trong thời kỳ này, nhưng thất bại.
  • Sau đó, nước Nhật có một thời kỳ thực hiện chính sách đóng cửa ổn định kéo dài ba thế kỷ dưới sự cai trị của Mạc phủ Tokugawa. Kinh tế, văn hóa và kỹ thuật có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Người phương Tây, khởi đầu là người Hà Lan, được phép giao thương với Nhật Bản thông qua một thương cảng nhỏ.
  • Giữa thế kỷ 19, với cuộc Minh Trị Duy Tân do Thiên hoàng Minh Trị đề xướng, Nhật mở cửa triệt để với phương Tây. Chế độ Mạc phủ và các phiên do các Daimyō (Đại danh) đứng đầu bị bãi bỏ, quyền lực được tập trung tối cao trong tay Thiên hoàng. Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị dời đô từ Kyōto về Tōkyō. Công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển, xâm chiếm Đài Loan, Ryūkyū (Lưu Cầu), đánh bại nhà Thanh, đế quốc Nga trong Chiến tranh Thanh-Nhật và Chiến tranh Nga-Nhật, xâm lược Triều Tiên. Theo Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản được ban hành năm 1889, Nhật là nước theo chính thể quân chủ lập hiến với quyền uy tuyệt đối của Thiên hoàng, nắm toàn bộ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng Hiến pháp cũng đã hạn chế ảnh hưởng quyền lực của Thiên hoàng.
  • Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật đứng về phe Hiệp ước. Sang Chiến tranh thế giới thứ hai, quân phiệt Nhật đứng về phe Trục với phát xít Ý và Đức Quốc xã. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự chiếm đóng của nước ngoài. Hoa Kỳ phụ trách việc chiếm đóng Nhật Bản, và cho tới nay Hạm đội 7 Hoa Kỳ vẫn đang đóng ở đảo Okinawa của Nhật.
  • Sau chiến tranh, Nhật tập trung phát triển kinh tế. Từ năm 1955 tới 1970 kinh tế tăng trưởng rất nhanh chóng. Cuối thập niên 1960, Nhật hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, trở thành một nước tư bản phát triển. Manh nha những dấu hiệu đình trệ kinh tế đầu tiên sau khủng hoảng dầu lửa đầu thập niên 1970. Bong bóng bất động sản vỡ khiến kinh tế lâm vào trì trệ từ 1990 tới nay.
  • Bước vào thế kỷ 21, Nhật Bản ưu tiên hơn đến những chính sách quốc gia để gia tăng vị thế về chính trị và quân sự trên trường quốc tế. Nâng cấp Cục phòng vệ quốc gia thành Bộ quốc phòng vào tháng 1 năm 2007. Nhật Bản còn là nơi sinh sống, nơi khởi nguồn của các câu chuyện khoa học kĩ thuật tiên tiến đứng trong 3 nước hàng đầu thế giới.

Địa lí

[sửa]
Hoa anh đào ở công viên Eboshiyama, thành phố Nanyo, Nhật Bản.

Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía Nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường được biết đến với tên gọi "Quần đảo Nhật Bản". Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới.

Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, được đánh giá là 1 trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới (năm 2010) và cũng là đại diện Châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương.

Khí hậu

[sửa]

Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu: Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông. Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía Tây đảo Honshū', gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn. Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ. Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm. Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía Đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam. Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường. Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C - đo được vào 16 tháng 8 năm 2007. Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng.

Vùng

[sửa]

Nhật Bản được chia thành chín vùng, được liệt kê theo thứ tự từ bắc vào nam:

Regions of Japan
Hokkaido
Là tỉnh có diện tích lớn nhất, cũng lại là đảo lớn thứ hai của Nhật Bản. Nằm ở phía Bắc Nhật Bản, cách đảo Honshu bởi eo biển Tsugaru, gần với lãnh thổ Nga. Hokkaido được biết đến với mùa hè mát mẻ và mùa đông băng giá. Trong mùa đông, những bông tuyết lâu cứng và một số ngọn núi ở Hokkaido khiến cho nơi đây trở thành nơi thi đấu thể thao mùa đông tốt nhất ở Nhật Bản.
Tohoku (Aomori, Iwate, Akita, Miyagi, Yamagata, Fukushima)
là khu vực nông nghiệp nằm ở phần đông bắc của đảo chính Honshu, nổi tiếng với hải sản, trượt tuyết và suối nước nóng (onsen).
Kanto (Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa)
Đồng bằng ven biển của Honshu, có các thành phố lớn như TokyoYokohama.
Chubu (Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Shizuoka, Aichi, Gifu)
vùng núi giữa Honshu, có thành phố lớn thứ 4 Nhật Bản Nagoya.
Kansai (Shiga, Mie, Kyoto, Osaka, Nara, Wakayama, Hyogo)
Vùng phía tây Honshu, cựu thủ đô và trung tâm thương mại, như Osaka, Kyoto, NaraKobe.
Chugoku (Tottori, Shimane, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi)
Vùng tận cùng phía tây nam của Honshu, vùng nông nghiệp nổi tiếng với các thành phố HiroshimaOkayama.
Shikoku (Kagawa, Ehime, Tokushima, Kochi)
Đảo nhỏ nhất trong 4 đảo chính của Nhật.
Kyushu (Fukuoka, Saga, Nagasaki, Oita, Kumamoto, Miyazaki, Kagoshima)
Đảo tận cùng phía nam trong 4 đảo chính của Nhật, nơi sinh của nền văn minh Nhật Bản; thành phố lớn nhất là FukuokaKitakyushu đều thuộc tỉnh Fukuoka.
Okinawa
Chuỗi đảo miền nam có khí hậu bán nhiệt đới kéo dài đến tận Đài Loan; trước đây thuộc vương quốc Lưu Cầu cho đến khi nó được sáp nhập vào Nhật Bản năm 1879, phong tục truyền thuống và kiến trúc khác hẳn với những vùng khác của Nhật Bản.

Thành phố

[sửa]

Các điểm đến khác

[sửa]
  • Dewa Sanzan - ba ngọn núi thánh thường xuyên lui tới bởi những người hành hương và tu khổ hạnh trên bờ biển phía tây Tohoku
  • Apps Nhật Bản - loạt các ngọn núi có chóp phủ tuyết ở trung tâm của đảo Honshu
  • Miyajima - chỉ cần ra khỏi Hiroshima nơi có biểu tượng nổi Torii
  • Núi Phú Sĩ - núi biểu tượng có chóp phủ tuyết, là đỉnh cao nhất tại Nhật Bản (3776 m). Có nhiều địa điểm để view núi Phú Sĩ. Và cách dễ nhất là View từ 5 khu hồ lớn quanh núi Phú Sĩ, khá là đẹp. Năm hồ nước này xếp theo vị trí của chúng từ Tây qua Bắc sang Đông lần lượt là: Motosu, Shōji, Sai, Kawaguchi, và Yamanaka. Cả năm hồ đều được hình thành do núi lửa Phú Sĩ hoạt động mà tạo ra. Phú Sĩ Ngũ Hồ là một phần của Công viên Quốc gia Fuji-Hakone-Izu. Ba hồ Sai, Motosu, Shōji nhiều khi được coi là một hồ do nước của chúng trao đổi với nhau qua các mạch ngầm, nên độ cao tuyệt đối của mặt hồ ở cả ba hồ bằng nhau và thường xuyên ở mức 901m. Ngoài View Phú Sĩ từ 5 Hồ thì bạn cũng còn nhiều điểm ngắm Phú Sĩ nữa.
  • Núi Koya - Trụ sở đỉnh núi của Chân Ngôn Tông phái Phật giáo
  • Đảo Sado - hòn đảo ngoài khơi Niigata, từng là nhà nơi ở của những người lưu vong và các tù nhân, tại một nơi nghỉ ngơi mùa hè rực rỡ
  • Vườn quốc gia Shiretoko - hoang dã hoang sơ ở mũi đông bắc của Hokkaido
  • Quần đảo Yaeyama - các đảo nhỏ xa xôi của Okinawa, với hoạt động lặn biển, bãi biển tham quan trong rừng
  • Yakushima - di sản thế giới UNESCO với cây hương rất lớn và rừng nguyên sinh mù sương

Đến

[sửa]

Công dân của 61 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm hầu hết các quốc gia phương Tây, và có thể được cấp một tem có tên gọi là "landing permission" ("cho phép đáp") lúc đến mà không cần visa. Tem này thường có giá trị lên đến 90 ngày, mặc dùng một số người mang quốc tịch Châu Âu và Mexico cụ thể được ở đến 180 ngày nếu họ ghi chú ở lâu hơn lúc vào. Tất cả các nước khác phải có visa "temporary visitor" trước khi đến, giấy này chỉ có giá trị cho 90 ngày. Bộ Ngoại giao Nhật Bản duy trì hướng dẫn trực tuyến về việc cấp visa tại trang web . Không cần visa cho việc chuyển chuyến bay quốc tế trong ngày, không quá dài để bạn không rời khỏi khu vực an ninh.

Tất cả người nước ngoài (trừ thương gia chính phủ và công dân định cư lâu dài) từ đủ 16 tuổi trở lên phải in dấu vân tay điện tử và chụp hình lúc qua cửa kiểm soát hải quan. Có thể có một cuộc phỏng vấn ngắn của nhân viên hải quan.

Khách du lịch đến Nhật ở quá 90 ngày phải giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài Certificate of Alien Registration (nó là một tấm thẻ hay gọi tắt là Alien card hoặc gaijin card) trong vòng 90 ngày kể khi đến và luôn mang theo bên mình vùng với passport. Thẻ này phải được trả lại tại trạm kiểm soát hải quan nếu bạn rời khỏi Nhật trừ khi bạn có xin visa re-entry (quay lại).

Khi ở Nhật, bạn phải luôn mang theo passport (hoặc 外国人登録証明書 - Certificate of Alien Registration) mọi lúc. Nếu bị phát hiện trong lúc kiểm tra ngẫu nhiên mà không mang theo các giấy tờ trên, bạn sẽ phị giữ lại cho đến khi có ai đó mang các loại giấy tờ kia đến cho bạn. Nếu bị lần đầu tiên bạn có thể xin lỗi và có thể được bỏ qua với lời cảnh báo nhưng về lý thuyết bạn có thể bị phạt lên đến ¥200.000.

Bằng đường hàng không

[sửa]
  • Sân bay quốc tế Narita.
  • Sân bay quốc tế Haneda
  • Sân bay quốc tế Kansai
  • Sân bay Fukuoka
  • Sân bay quốc tế Chubu

Bằng tàu điện

[sửa]

Bằng ô tô

[sửa]

Bằng buýt

[sửa]

Bằng tàu thuyền

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Mua vé tàu điện và đặt chỗ Shinkansen: Tại Nhật Bản, vé tàu điện được bán với rất nhiều mệnh giá khác nhau cho từng chặng, hoặc theo ngày, theo tháng. Đồng thời, giá vé dành cho sinh viên, học sinh, trẻ em cũng được giảm 50% so với mức giá thông thường. Với mỗi mệnh giá, bạn có thể đi từ ga đầu (tức trạm xuất phát) đến bất cứ ga nào khác theo mức giá tương đương, miễn sao không vượt quá số tiền bạn mua trên vé. Trong trường hợp nơi bạn dừng chân có mức giá vượt qua số tiền vé ban đầu, bạn hoàn toàn có thể bù phí bằng cách mua vé bổ sung tại quầy, hoặc thông qua nhân viên tại khu vực soát vé.

Đây cũng là một tip nhỏ cho các bạn lần đầu tiên sang Nhật, không biết cách nhìn giá vé để chọn mua đúng. Hãy mua vé với mức giá nhỏ nhất hiện trên máy bán vé, và bù phí tại ga tới. Với cách này, bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để tra cứu xem mình cần mua vé nào khi đứng trước những bảng hướng dẫn to lớn với đầy những chữ Nhật ở phía trên.

Các bạn lưu ý, ở bên Nhật chỉ có tàu điện nói chung, bao gồm cả hệ thống đường ray nổi lẫn đường ray ngầm dưới đất thông suốt nhau. Nên không có khái niệm đi tàu điện ngầm, chỉ có khái niệm đi tàu điện mà thôi.

Xuống trạm ga tàu điện, tìm đến line tàu cần sử dụng bằng cách sử dụng bản đồ subway và hình dung đoạn đường sẽ đi (bắt đầu từ line nào, chuyển line ở trạm nào và kết thúc tại trạm nào) để tiết kiệm thời gian và sức lực.

Ngay chỗ ra vào sẽ có khu vực bán vé tự động.

Nhìn vào bảng sơ đồ tàu điện, tìm ga muốn đến, ngay trên tên ga sẽ ghi rõ giá tiền mà bạn phải mua là bao nhiêu? Nếu còn không chắc, bạn có thể mang đến hỏi nhân viên tàu điện (rất nhiệt tình) lần đầu tiên, sau đó thì có thể tự mình đi được.

Trong máy bán vé tự động thì có cả tiếng Anh, chỉ cần nhét đủ số tiền cần mua, số lượng người cần mua và nhấp vào đúng số tiền (có máy là hiện số trên máy bán vé, có máy thì sẽ hiện số trên màn hình cảm ứng) thì bạn đã có cái vé trong tay. Thiền thừa sẽ được nhả ra ngay sau đó (nếu có). Bạn không cần phải click những chữ như OK, FINISH gì cả vì nó không có đâu. Chỉ cần đúng tiền, đúng số lượng cần mua thì máy sẽ nhả vé ra. Nếu đưa tiền vào mà ko mún mua nữa thì nhấp CANCEL thôi.

Trong trường hợp chỉ mua vé 160 Yên, mà muốn đi chặng 190 Yên hoặc cao hơn thì như mình nói ở trên là ngay chỗ EXIT sẽ có máy nạp thêm tiền chênh lệch.

Ngôn ngữ

[sửa]

Mua sắm

[sửa]

Chi phí

[sửa]

Thức ăn

[sửa]

Ẩm thực Nhật Bản rất phong phú và đặc biệt. Bao gồm sushi, trà đạo và các món khác như các loại bánh làm từ bột gạo. Tuy nhiên, ẩm thực Nhật Bản cũng khá nguy hiểm với những món ăn như gỏi cá nóc và fugu, được chế biến từ cá xem sao của Nhật Bản, có thể tìm thấy nhiều ở các nhà hàng khu vực trung tâm Tokyo. Đã bao người phải bỏ mạng vì ăn phải chất độc của các món này. Những người chế biến cá phải có một con mắt thật tinh tường để loại đi những bộ phận chứa chất độc của cá đồng thời giữ lại những bộ phận an toàn. Món cá nóc đã và đang làm chết nhiều người ở Việt Nam thì lại được xem như cao lương mỹ vị ở Nhật Bản, chỉ những nhà hàng cao cấp mới có.

Thức Ăn đường phố Nhật Bản (Street food)

Ẩm thực Nhật Bản vốn nổi tiếng bởi sự cầu kỳ, kỹ lưỡng, luôn luôn thỏa mãn cả vị giác lẫn thị giác của những du khách  sành ăn . Ẩm thực đường phố của Nhật Bản cũng không ngoại lệ và bên cạnh đó còn mang những nét đặc trưng rất riêng. Khác với những món ăn được trang trí, bày biện tỉ mỉ trong các nhà hàng sang trọng, ẩm thực đường phố mang hơi thở của cuộc sống bình dị của người dân địa phương xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó sẵn sàng làm xiêu lòng bất cứ vị khách nào mỗi khi rảo bước qua các con phố. Ở bài viết này. Nếu muốn thưởng thức các món ăn đường phố bạn phải tới các trung tâm đô thị lớn như Dotomburi, phố đi bộ ở Shinjuku, Shibuya, hay các khu vực gần Chùa (đền) vào mùa xuân. Gợi ý một số món ăn đường phố có chi tiết trong bài : Văn hóa Ẩm thực Nhật Bản qua các món ăn đường phố. Một số món đặc biệt : Takoyaki, Yakitori, Yakisoba, Ikayaki, Taiyaki, Okonomiyaki (bánh xèo Nhật bản), Imagawayaki.

Đồ uống

[sửa]

Chỗ nghỉ

[sửa]

Học

[sửa]

Làm

[sửa]

An toàn

[sửa]

Học cách chung sống với động đất.

Y tế

[sửa]

Tôn trọng

[sửa]

Liên hệ

[sửa]
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!