Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Kochi là một thành phố thuộc bang của Ấn Độ.

Giới thiệu

[sửa]

Cochin, hay cũng gọi Kochi, là thành phố cảng ở Tây Nam Ấn Độ, ở bang Kerala, bên Biển Ả Rập. Cochin nằm ở phía Bắc của một dải đất hẹp dài khoảng 19 km và rộng ít hơn 1,6 km ở nhiều địa điểm và bị chia ra khỏi lục địa bởi các vịnh nhỏ và các cửa sông chảy từ dãy núi Ghats phía Tây. Trong mùa mưa thì các vịnh lạch nhỏ và cửa sông này có các dòng nước cuồn cuộn chảy còn trong mùa khô một vài nơi chỉ còn sâu ít hơn 61 cm. Do đó, cảng của Cochin chỉ hoạt động các tháng 5 đến tháng 8. Vào mọi lúc, các tàu lớn phải thả neo cách bờ biển 4 km. Cochin là trung tâm cảng quan trọng nhất của bờ biển Malabar, là một trung tâm sản xuất dầu dừa của bang này. Gạo thì được nhập khẩu còn các sản phẩm từ dừa được xuất khẩu. Cochin cũng là có các ngành lớn khác như: đóng tàu, nhà máy gỗ, đánh bắt hải sản, sản xuất thảm xơ dừa. Dân số năm 2001: 596.473. Dân số vùng đô thị là 1.463.000 người.

Lịch sử

[sửa]

Từ năm 1102, Kochi là kinh đô của Vương quốc Kochi. Người Bồ Đào Nha là những người Châu Âu đầu tiên chiếm Cochin vào năm 1500. Hai năm sau nhà thám hiểm Vasco da Gama đã xây dựng nhà máy ở đây. Pháo đài Châu Âu đầu tiên đã được xây dựng ở Cochin vào năm 1503. Năm 1577, các thầy tu dòng Tên đã xuất bản cuốn sách đầu tiên bằng tiến Ấn Độ tại Cochin. Người Anh đã định cư ở Cochin vào năm 1634 nhưng đã bị người Hà Lan chiếm đóng Cochin đẩy ra khỏi vùng này vào năm 1663. Người Hà Lan sau đó đã phát triển nó thành một trung tâm thương mại quan trọng. Trong quá trình Vương quốc Anh chiếm đóng Ấn Độ người Anh đã chiếm được thành phố năm 1795 nhưng cho phép người Hà Lan quản lý nó cho đến năm 1814 khi nó trở thành vùng đất thuộc Công ty Đông Ấn. Năm 1936 Cochin đã được đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của chính quyền Vương quốc Anh ở Ấn Độ và được ban tư cách là một cảng lớn. Năm 1947, Cochin trở thành một phần của Ấn Độ mới độc lập.

Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!