Nam Bộ bao gồm 19 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía Nam và hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ. Nam Bộ gồm 2 tiểu vùng gồm Đông Nam Bộ (6 tỉnh) và Tây Nam Bộ (hay Đồng Bằng sông Cửu Long) (13 tỉnh)
Các tỉnh
[sửa]- Đồng Tháp Mười: Long An, Tiền Giang, bắc Đồng Tháp
Các thành phố
[sửa]- Bến Tre: thành phố dừa
- Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam
- Cần Thơ - Thành phố thuộc trung ương và là trung tâm kinh tế của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long
- Vũng Tàu - Thành phố du lịch biển
- Mỹ Tho - Thành phố hơn 300 năm tuổi
- Biên Hòa - Một thành phố công nghiệp
- Cà Mau - Thành phố nằm ở vùng đất tận cùng của Việt Nam
- Long Xuyên - Thành phố ven sông Hậu
- Rạch Giá - Thành phố nằm trong Vịnh Thái Lan
- Cao Lãnh - Thành phố ven sông Tiền
- Trà Vinh - Thành phố nơi có nhiều người Khmer.
- Tân An - Thành phố liên kết vùng
Tổng quan
[sửa]Địa hình
[sửa]Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và một phần phía Tây Bắc giáp Nam Trung Bộ. Đông Nam Bộ có độ cao từ 100 - 200m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếm diện tích khoảng 6.130.000ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài lên đến 5.700 km. Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới. Có một số núi thấp ở khu vực tiếp giáp với vùng Tây Nguyên, miền Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia.
Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.734 km². Cho đến nay, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5 mét. Một số khu vực như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển, chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị ngâp nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng. Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng triệu năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa của sông Cửu Long.
Khu vực đồi núi chủ yếu tập trung ở phía Đông Nam Bộ như núi Bà Rá (Bình Phước) cao 736m, núi Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839m, núi Bao Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 529m, núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 461m, núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986m... Khu vực phía Tây có dãy Thất Sơn (An Giang) và dãy Hàm Ninh (Kiên Giang).
Khí hậu
[sửa]Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82%. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4.
Lượng mưa hàng năm dao động từ 966 - 1325mm và góp trên 70 - 82% tổng lượng mưa trong suốt cả năm. Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống khu vực phía Tây và Tây Nam. Ở khu vực Đông Nam có lượng mưa thấp nhất. Khi xuất hiện cường độ mưa lớn xảy ra trên một số khu vực trong vùng, thường gây hiện tượng xói mòn ở những vùng gò cao. Khi mưa kết hợp với cường triều và lũ sẽ gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng.
Lịch sử
[sửa]Trước kia đây là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp. Thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định (Gia Định thành), mới được khai khẩn từ thế kỷ 17. Năm 1698, xứ Gia Định được chia thành 3 dinh: Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ. Vua Gia Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường và Hà Tiên.
Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang Đông Dương. Năm 1933, quần đảo Trường Sa sát nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp. Tháng 3 năm 1945 Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ thành Nam Bộ.
Năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam độc lập. Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ đã ra mắt ngày 25 tháng 8 năm 1945 do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch.
Thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 rồi dần dần đánh rộng ra chiếm lại Nam Bộ. Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập theo sự chỉ đạo của Pháp hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam với tên Nam Kỳ Quốc.
Ngôn ngữ
[sửa]- Tiếng Việt
- Tiếng Khơ me
- Tiếng Hoa
Đến
[sửa]Máy bay
[sửa]- Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay chính khu vực, với các tuyến bay nội địa đến phần lớn các sân bay dân dụng Việt Nam, trừ sân bay Điện Biên.
- Sân bay quốc tế Cần Thơ, với tuyến bay Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Côn Đảo.
- Sân bay quốc tế Phú Quốc, với các tuyến bay Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ
- Sân bay Côn Đảo, tuyến bay Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ
- Sân bay Rạch Giá với tuyến bay Thành phố Hồ Chí Minh
- Sân bay Cà Mau, tuyến bay Thành phố Hồ Chí Minh