Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Vị trí Quảng Ngãi ở Việt Nam

Quảng Ngãi [1] là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam.

Tổng quan[sửa]

Thành Phố Quảng Ngãi nhìn từ trên cao

Đường bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài khoảng 129 km, với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km2, có 6 cửa biển, giàu nguồn lực hải sản với nhiều bãi biển đẹp. Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam.

Lịch sử[sửa]

Tỉnh Quảng Ngãi được tái lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1989, trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.

Thời nhà Lê[sửa | sửa mã nguồn][sửa]

Bản đồ tỉnh Quảng Ngãi của nhà Nguyễn Việt Nam in trong Đại Nam nhất thống chí

Thành phố Quảng Ngãi

Năm 1471, quân Đại Việt lấy lại Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chiếm kinh đô Chà Bàn (nay thuộc tỉnh Bình Định) của Vương quốc Chămpa. Tháng 6 âm lịch, thiết lập đạo thừa tuyên Quảng Nam (nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng), gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư NghĩaHoài Nhân. tỉnh Quảng Ngãi thuộc Phủ Tư Nghĩa.

Năm 1527Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nổi lên chống nhà Mạc, tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lấy hiệu là vua Lê Trung Tông, hình thành cục diện Nam- Bắc triều. Năm 1545, Tướng của Nguyễn Kim là Bùi Tá Hán được giao nhiệm vụ trấn thủ Quảng Nam (nay là vùng đất thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng). Năm 1558,Nguyễn Hoàng nhận nhiệm vụ trấn thủ Thuận Hóa. Năm 1602, Trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) đổi thành phủ Quảng Nghĩa/Ngãi (danh xưng Quảng Ngãi/ Nghĩa lần đầu tiên xuất hiện, phủ Quảng Nghĩa nay là tỉnh Quảng Ngãi).

Năm 1771Khởi nghĩa Tây Sơn. Năm 1776, Nhà Tây Sơn đổi tên phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa. Năm 1803Nhà Nguyễn đổi phủ Hoà Nghĩa trở lại tên cũ là phủ Quảng Nghĩa. Năm 1807, Xã Cù Mông (sau đổi là xã Chánh Mông rồi Chánh Lộ) được chọn làm nơi xây dựng tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1832, Tỉnh Quảng Nghĩa/Ngãi được thành lập. Cả nước lúc này có 30 tỉnh và 1 phủ (kinh đô Thừa Thiên). Năm 1834, Lấy kinh sư (Thừa Thiên) làm trung tâm, triều đình nhà Nguyễn chia cả nước thành các trực kỳ trong đó tả trực gồm 2tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Năm 1884, với 2 hiệp ước Quý Mùi và Giáp Thânnước Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi, đã trở thành thuộc địa của Pháp. Từ thời các chúa Nguyễn (lúc còn là cấp phủ) đến thời nhà Nguyễn độc lập (thời đã là tỉnh Quảng Ngãi), thì Quảng Ngãi luôn là địa phương quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thời đó còn chưa được phân biệt rõ ràng và trực thuộc huyện Bình Sơn Quảng Ngãi), bằng các đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

Thế kỷ 20[sửa | sửa mã nguồn][sửa]

Từ năm 1909 đến cuối của triều Nguyễn (1945) miền Trung châu Quảng Ngãi được chia thành 4 phủ là Bình SơnSơn TịnhTư Nghĩa vàMộ Đức, 2 huyện Nghĩa HànhĐức Phổ gồm 21 tổng, 403 làng. Miền thượng được chia thành 4 nha gồm Trà BồngSơn HàMinh Long và Ba Tơ với 27 tổng, 199 "nóc". Từ ngày 9 tháng 3 năm 1945 đến 19 tháng 8 năm 1945, tổ chức hành chánh ít thay đổi, nhưng thay đổi trên danh từ Tuần vũ gọi là tỉnh trưởng, ở huyện gọi là huyện trưởng, chức Chánh, Phó sứ thời Pháp do một cơ quan hiến binh Nhật đảm trách.

Thời kỳ đầu của cuộc tổng khởi nghĩa toàn dân năm 1945, tỉnh Quảng Ngãi được đổi tên là tỉnh Lê Trung Đình, phủ Tư Nghĩa đổi thành phủ Nguyễn Thụy(Sụy), xã Chánh Lộ lấy tên xã Nguyễn Viện v.v... Về tổ chức, lập liên xã, bỏ các làng cũ. Nhưng, sau một thời gian thay danh hiệu tỉnh, huyện, tổng, xã đều lấy lại tên cũ. Các phủ, huyện, nha trong tỉnh đều gọi tên thống nhất là huyện, gồm tất cả 10 huyện, tổng, 124 liên xã. Đảo Lý Sơn nhập vào huyện Bình Sơn nhưng năm 1952 bị quân Pháp chiếm đóng sát nhập hải đảo vào thị xã Đà Nẵng.

Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn][sửa]

Dân số tỉnh Quảng Ngãi 1967[7]
Quận Dân số
Ba Tơ 10.194
Bình Sơn 110.579
Đức Phổ 93.300
Minh Long 5392
Mộ Đức 60.086
Nghĩa Hành 49.961
Sơn Hà 19.946
Sơn Tịnh 122.423
Trà Bồng 9478
Tư Nghĩa 119.124
Tổng số 600.483

Từ 1 tháng 11 năm 1954 đến năm 1971, tỉnh Quảng Ngãi được chia thành 10 quận gồm Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa HànhMộ ĐứcĐức PhổTrà BồngSơn HàMinh LongBa Tơ. Số xã trong toàn tỉnh có thay đổi, năm 1968 có 158 xã, năm 1970 theo sự sát nhập của Bộ Nội vụ 122 , 319 ấp.

Sau năm 1975[sửa | sửa mã nguồn][sửa]

Ngày 24 tháng 3 năm 1975, tỉnh lỵ Quảng Ngãi và các huyện Tư NghĩaNghĩa HànhMộ ĐứcĐức Phổ được giải phóng. Ngày 25 tháng 3 năm 1975, tiếp tục giải phóng các huyện Bình SơnSơn Tịnh. Ngày 31 tháng 3 năm 1975đảo Lý Sơn nay là huyện Lý Sơn cũng giải phóng.

Tỉnh Nghĩa Bình[sửa | sửa mã nguồn][sửa]

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Theo Nghị quyết số 245/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, về việc bãi bỏ cấp khu, hợp nhất các tỉnh, theo đó tỉnh Nghĩa Bình được hình thành trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Tháng 12 năm 1975, Quốc hội khoá V thông qua Nghị quyết thành lập các tỉnh hợp nhất, trong đó có tỉnh Nghĩa Bình gồm 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định[3].

Tái lập Quảng Ngãi[sửa | sửa mã nguồn][sửa]

Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định như cũ. Khi tách ra, tỉnh Quảng Ngãi có 10 đơn vị hành chính gồm thị xã Quảng Ngãi và 9 huyện: Ba TơBình SơnĐức PhổMinh LongMộ ĐứcNghĩa HànhSơn HàSơn TịnhTrà Bồng. Ngày 1 tháng 1 năm 1993huyện đảo Lý Sơn được thành lập[8]. Năm 1994, tiếp tục thành lập huyện Sơn Tây trên cơ sở tách ra từ huyện Sơn Hà[9]. Ngày 1 tháng 12 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 145/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Tây Trà trên cơ sở tách ra từ huyện Trà Bồng[10]. Ngày 26 tháng 8 năm 2005Thị xã Quảng Ngãi được nâng lên thành phố Quảng Ngãi theo Nghị định 112/2005/NĐ-CP của Chính phủ[11].

Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị quyết định số 123/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi[12].

Cảnh quan[sửa]

Hệ động và thực vật[sửa]

Khí hậu[sửa]

Đến như thế nào[sửa]

Quảng Ngãi là đầu mối giao thông quan trọng xuyên suốt trên địa bàn tỉnh, có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh. Trong đó chiều dài Quốc lộ 1A qua tỉnh dài 98 km. Quốc lộ 24 nối liền Quốc lộ 1A đoạn qua Thạch Trụ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi với Kon Tum dài 69 km và Quốc lộ 24B dài 18 km, đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Kon Tum và Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tếvăn hoá giữa duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng[20]. Phía Bắc tỉnh, tại huyện Bình Sơn có sân bay Chu Lai đã đưa vào hoạt động, tại đây có cảng nước sâu Dung Quất. Ngoài ra, với bờ biển dài 144 km, Quảng Ngãi có nhiều cửa biển, cảng biển nhỏ như Sa Kỳ, Sa Cần, Bình Châu, Mỹ Á,… có tiềm năng về giao thông đường thủythương mại và du lịch.

Chi phí/Giấy phép[sửa]

Đi lại[sửa]

Tham quan[sửa]

Làm[sửa]

Mua sắm[sửa]

Ăn[sửa]

Uống[sửa]

Ngủ[sửa]

Chỗ ở[sửa]

An toàn[sửa]

Điểm tiếp theo[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!