Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Risin og Kellingin
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Tórshavn, một trong những thủ đô nhỏ nhất thế giới
Chính phủ Vùng tự trị của Vương quốc Đan Mạch
Tiền tệ Krone Đan Mạch (DKK), Faroese króna at par
Diện tích 1.399 km2
Dân số 48,551 (November 2010 est.)
Ngôn ngữ Faroese (derived from Old Norse), Danish. English; Nordic; widely spoken
Tôn giáo Evangelical Lutheran
Hệ thống điện 230V/50Hz (European plug)
Mã số điện thoại +298

Quần đảo Faroe hay Quần đảo Faeroe (còn có các tên gọi khác: Faroes hoặc Faeroes; tiếng Faroe: Føroyar, tiếng Đan Mạch: Færøerne, tiếng Ireland: Færeyjar - có nghĩa là "quần đảo cừu") là một nhóm đảo nằm trong vùng biển Na Uy, phía Bắc Đại Tây Dương, ở giữa Iceland, Na Uy và Scotland.

Tổng quan[sửa]

Quần đảo Faroe là lãnh thổ được chính thức tách ra từ Na Uy từ 1814, sau Hòa ước Kiel ký ngày 14 tháng 1 năm 1814 và trực thuộc Đan Mạch. Quần đảo Faroe có 2 đại biểu trong đoàn đại biểu Đan Mạch tại Hội đồng Bắc Âu (Nordisk Råd). Theo Luật về chế độ tự trị của quần đảo Faroe của Đan Mạch ngày 31 tháng 3 năm 1948 thì quần đảo này là một lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch từ năm 1948 và là một thành viên của Cộng đồng vương quốc Đan Mạch (Rigsfællesskab). Theo luật kể trên thì Quần đảo Faroe được tự chủ về mọi lãnh vực, ngoại trừ hai lãnh vực quốc phòng và đối ngoại. Về văn hóa, người Faroe có mối quan hệ thân thiết với Iceland, Shetland, Orkney, vùng đất Hebrides xa xôi và Greenland.

Lịch sử[sửa]

Từ khoảng năm 625, các tu sĩ Công giáo người Ireland đã tới quần đảo này. Họ mang theo cừu đến nuôi trên các cánh đồng cỏ và họ sống như các người ẩn cư. Có lẽ cũng chính họ đã đặt tên cho quần đảo. Dường như các tu sĩ này đã dời tới Iceland trước khi các người Viking Na Uy từ quần đảo Orkney, Quần đảo Shetland và Scotland tới định cư vào khoảng cuối thế kỷ thứ 9. Từ năm 1035 tới 1814, trên danh nghĩa Quần đảo Faroe là thuộc địa của Vương quốc Na Uy. Trên thực tế thì từ sau khi ký kết Liên minh Kalmar (năm 1397) thì Đan Mạch đã dần dần thay thế Na Uy, nắm quyền kiểm soát quần đảo này. Theo Hòa ước Kiel ký ngày 14 tháng 1 năm 1814, Đan Mạch phải nhường quyền cai trị Na Uy cho Vương quốc Thụy Điển, nhưng vẫn giữ các thuộc địa Iceland, đảo Greenland và Quần đảo Faroe, mặc dù vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển phản đối. Năm 1816, chính phủ Đan Mạch bãi bỏ nghị viện (Løgting) và chức Lagmand (thủ tướng) của quần đảo này, đồng thời sát nhập Faroe thành một amt (tương đương tỉnh hạt) của Đan Mạch. Sau cuộc họp toàn dân nhằm thức tỉnh tình tự dân tộc vào chiều ngày lễ Giáng sinh năm 1888, người Faroe đã muốn đòi độc lập. Tới năm 1906, họ thành lập đảng Sjálvstýrisflokkurin (Đảng Độc lập) để làm đối trọng với đảng thân Đan Mạch Sambandsflokkurin (Đảng Hợp tác) là đảng muốn duy trì tình trạng đất nước hiện hành. Điểm xung khắc giữa hai đảng là việc dùng tiếng Faroe để dạy học trong các trường. Theo yêu cầu của đảng Sambandsflokkurin, chính phủ Đan Mạch đưa ra điều luật số 7 năm 1912, quyết định tiếng Đan Mạch được dùng để dạy học. Điều luật này mãi tới năm 1938 mới bị bãi bỏ. Trong thời Thế chiến thứ hai, Faroe bị nước Anh chiếm đóng, trong khi Đan Mạch bị nước Đức quốc xã chiếm. Sau chiến tranh, người Faroe không muốn tiếp tục là một amt của Đan Mạch và đã cử một phái đoàn tới Đan Mạch đàm phán. Hai bên không nhất trí được với nhau nên đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân vào năm 1946. Kết quả là đa số đồng ý độc lập, nhưng vua Đan Mạch đã dùng quyền phủ quyết để bác bỏ. Sau nhiều cuộc thương lượng mới, tới năm 1948 Quốc hội Đan Mạch đã biểu quyết Luật tự trị cho Quần đảo Faroe. Từ năm này, Faroe từng bước được tự trị, ngoại trừ 2 lãnh vực quốc phòng và đối ngoại. Tới ngày 29 tháng 3 năm 2005, với tuyên bố chung tại Fámjin (Faroe) thì Faroe sẽ được tăng quyền về quốc phòng và đối ngoại.

Địa lý[sửa]

Quần đảo Faroe nằm ở phía bắc Đại Tây Dương, tại vị trí 62 độ vĩ bắc và 7 độ kinh tây, gồm có 18 đảo và 11 đảo hoang nhỏ, nguyên là các đảo núi lửa đã ngưng hoạt động từ khoảng 60 triệu năm trước. Từ mũi Enniberg cực bắc tới Sumbiarsteinur cực nam, dài 118 km. Tổng chiều dài bờ biển của quần đảo là 1.117 km. Đặc biệt bờ biển phía tây có các núi đá cao, vách thẳng đứng về phía biển. Độ cao trung bình của các núi đá là 300 m so với mặt nước biển, núi cao nhất là Slættaratindur, cao 882 m. Hiện nay - ngoại trừ đảo Lítla Dímun - 17 đảo còn lại đều có người cư ngụ. Khoảng cách từ quần đảo Faroe tới đảo hoang Sula Sgeir của Scotland là 240 km, tới quần đảo Shetland là 280 km, tới Scotland là 310 km, tới Iceland là 450 km, tới Na Uy là 675 km và tới Ireland là 678 km.

Chính trị[sửa]

Trước kia, Quần đảo Faroe là thuộc địa của Vương quốc Na Uy rồi Vương quốc Đan Mạch. Từ năm 1948, Faroe được tự trị (ngoại trừ lãnh vực quốc phòng và đối ngoại). Hiện nay, Faroe có một nghị viện (Løgting) và một chính phủ tự trị. Đan Mạch chỉ cử một viên chức đại diện tại quần đảo (gọi là rigsombudsmand) (từ năm 2007 là Søren Christensen), viên chức này tham dự các cuộc họp quan trọng của nghị viện, nhưng không có quyền biểu quyết. Cùng với nghị viện của Đảo Man (gọi là Tynwald) và nghị viện của Iceland (gọi là Alting), nghị viện của quần đảo Faroe là một trong ba nghị viện lâu đời nhất thế giới, chúng đã tồn tại từ một thiên niên kỷ. Nghị viện của Faroe gồm tối thiểu là 27 và tối đa là 32 nghị viên, được bầu với nhiệm kỳ 4 năm theo thể thức phổ thông đầu phiếu. Ngoài ra, Faroe cũng được bầu 2 đại biểu vào Quốc hội Đan Mạch (Folketinget) và 2 đại biểu trong đoàn đại biểu Đan Mạch tại Hội đồng Bắc Âu (Nordisk Råd). Về quản lý hành chính, Faroe được chia thành 6 sýsla (tương đương quận hạt hoặc tổng) và 36 kommune (tương đương thị xã hoặc xã nông thôn).

Đến[sửa]

Hàng không[sửa]

Tham quan[sửa]

Tạo thể loại


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!