Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

A refugee camp in Chad.
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô N'Djamena
Chính phủ Authoritarian regime
Tiền tệ CFA franc (XAF), pegged at €1=CFA 655.957
Diện tích 1.284 million km2
Dân số 10.329.208 (2009 ước tính)
Ngôn ngữ Pháp, Ả Rập (chính); Chadian Arabic (lingua franca) với hơn 150 ngôn ngữ bản địa và địa phương
Tôn giáo Hồi giáo 53%, Công giáo 34%, animist 10%, atheist 3%
Hệ thống điện 220V/50Hz (D, E, & F plugs)
Mã số điện thoại +235
Internet TLD .td
Múi giờ West Africa Time (UTC+1)

Cộng hòa Tchad Cộng hoà Tchad (tiếng Việt: Cộng hòa Sát, tiếng Pháp: République du Tchad) là một quốc gia nằm trong lục địa của miền trung Châu Phi. Tchad có biên giới với vùng Darfur của Sudan về phía đông, Libya về phía bắc, Niger về phía tây, Cộng hoà Trung Phi về phía nam, và Cameroon và Nigeria về phía tây nam.

Tổng quan

[sửa]

Lịch sử

[sửa]

Việc phát hiện các tranh khắc trên vách đá ở vùng núi Ennedi và Tibesti xác nhận rằng các bộ lạc săn bắn và chăn nuôi đã sinh sống nơi đây vào thiên niên kỉ 7 TCN. Khí hậu khô khan và sự lan rộng của sa mạc ở phía bắc buộc dân cư ở đây di chuyển xuống miền Nam. Vì là nơi có nhiều con đường xuyên sa mạc Sahara, nên có nhiều sắc tộc khác nhau định cư ở vùng này.

Vào thế kỉ 7, các dân tộc từ vùng thượng nguồn sông Nile đến xây dựng các nhà nước thành bang ở phía đông bờ hồ Tchad. Trong hai thế kỉ, người Berber vùng Sahara thâm nhập vào vùng này, thống nhất các nhà nước này và tạo thành vương quốc Kanem. Sau đó, Kanem bị sáp nhập vào vương quốc Bornu (phần lãnh thổ thuộc Nigeria hiện nay). Đến thế kỉ 15, các vương quốc này bị thay thế bởi các vương quốc của các bộ lạc du mục: Darfour, Barguirmi, Ouaddai. Các bộ lạc này làm chủ công việc mua bán xuyên vùng sa mạc Sahara.

Vào cuối thế kỉ 19, lãnh thổ này bị chia cắt thành nhiều vùng chịu ảnh hưởng của Anh, Pháp và Đức. Năm 1920, Tchad là thuộc địa của Pháp, bị sáp nhập chung vào vùng thuộc địa Oubangui-Chari, và được tách riêng vào năm 1922, trở thành quốc gia tự trị thuộc Cộng đồng nước Pháp năm 1958, giành độc lập hoàn toàn vào năm 1960.

Năm 1962, Francois Tombalbaye trở thành Tổng thống.

Năm 1965, cuộc nội chiến bùng nổ giữa nhóm người Hồi giáo ở phía bắc và Chính phủ. Năm 1968, miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng dân tộc Tchad và dựa vào sự ủng hộ của Libya, tuyên bố li khai. Năm 1969, Pháp trợ giúp chính phủ trung ương về mặt quân sự để chống lại phe nổi dậy.

Năm 1973, Libya chiếm dải Aozou ở phía bắc.

Tướng Félix Malloum lên thay Tổng thống Tombalbaye bị ám sát trong cuộc đảo chính năm 1975. Tuy nhiên, Malloum không thể lập lại trật tự xã hội và rút lui vào năm 1979. Đất nước rơi vào cuộc nội chiến tranh giành ảnh hưởng giữa Tổng thống G. Ouedei và Thủ tướng H. Habré. Năm 1982, lực lượng của Thủ tướng H. Habré đánh chiếm thủ đô N'Djamera. Habré trở thành Tổng thống. Mặc dầu đánh bại quân đội Libya và được sự giúp đỡ của Pháp và Hoa Kỳ, Tổng thống H. Habré cũng không thể lập lại sự thống nhất chính trị trong nước.

Năm 1990, đại tá Idriss Déby tiến hành cuộc đảo chính và lên cầm quyền. Năm 1993, Déby chấp nhận thể chế đa đảng nhưng lại trì hoãn cuộc bầu cử. Năm 1994, Tòa án quốc tế La Haye yêu cầu Libya trao trả lại dải Aozou cho Tchad. Năm 1996, Déby đắc cử Tổng thống. Mặc dầu hòa bình được vãn hồi với sự trợ giúp từ bên ngoài, kinh tế vẫ chưa thể khôi phục được. Năm 2000, kinh tế và tài chính bắt đầu được chỉnh đốn.

Tháng 6 năm 2000, Ngân hàng Thế giới đồng ý cung cấp trên 200 triệu USD để xây dựng một hệ thống dẫn dầu trị giá 3, 7 tỉ USD nối liền vùng khai thác dầu ở Tchad với vùng khai thác dầu Cameroon. Nguồn lợi từ dầu mỏ ước tính khoảng 2,7 tỉ trong vòng 30 năm tới. Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường sợ rằng dự án khổng lồ này sẽ làm phương hại đến các khu rừng, và các nhóm nhân quyền quan ngại rằng điều này chỉ mang lại lợi ích cho các công ti dầu khí và các nhà chính trị Tchad và Cameroon. Ngân hàng Thế giới buộc Tchad phải đồng ý chi tiêu 80% nguồn thu nhập từ dầu mỏ vào hệ thống giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng và các dự án phúc lợi xã hội khác để cải thiện tình hình đất nước.

Năm 2005, một nhóm lực lượng nổi dậy mới đã nổi lên ở phía tây Sudan và đã tấn công vào phía đông Chad. Quyền lực vẫn nằm trong tay một nhóm dân tộc thiểu số.

Cuộc bầu cử Tổng thống mới nhất đã diễn ra vào ngày 3 tháng 5 năm 2006, phe đối lập tố cáo đã có sự gian lận trong bầu cử của Uỷ ban bầu cử quốc gia và yêu cầu tẩy chay kết quả. Một vài ngày trước đó đã diễn ra các cuộc giao tranh giữa quân nổi dậy và quân đội Chính phủ ở thủ đô N’Djamena. Trong khi đó, Idress Deby lại lên án Sudan ủng hộ phe đối lập. Cuối cùng thì Deby cũng tái đắc cử với 77% số phiếu ủng hộ. Tuy nhiên phe nổi dậy tiếp tục chiến đấu rải rác trong các năm 2007 và đặc biệt là trong năm 2008.

Địa lý

[sửa]

Cộng hòa Tchad nằm ở trung tâm Bắc Phi, phía bắc giáp Libya, Nam giáp Cameroon và Cộng hòa Trung Phi, Đông giáp Sudan, Tây giáp Niger và Tây Nam giáp Nigeria. Hồ Tchad nằm ở biên giới phía tây, một đặc điểm địa hình nổi bật của nước này là được bao bọc bởi một vùng trũng đầm lầy rộng lớn trải dài về hướng Tây Nam. Khối núi Tibesti nằm ở phía bắc, khối núi Ennedi và vùng cao nguyên Ouaddai trải dọc theo biên giới phía đông. Sông Chari (dài 1.400 km) là sông dài nhất nước này, sông Logone. Quốc gia đa dân tộc này (hơn 200 nhóm sắc tộc, trong đó đông nhất là người Sara và người Ả Rập) có số dân khoảng 10 triệu người. Khẩu hiệu của quốc gia là "Thống nhất-Công việc-Tiến bộ".

Khí hậu

[sửa]

Chính trị

[sửa]

ính thể Cộng hòa Tổng thống. Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm. Quốc hội gồm 125 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 4 năm. Cơ quan tư pháp là Tòa án Tối cao; Tòa Thượng thẩm và các tòa án hình sự.

Kinh tế

[sửa]

Tchad là nước nghèo, nguồn thu nhập tính theo đầu người tương đối thấp trong các nước châu Phi, kém phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi trên các đồng cỏ, đánh bắt cá sông và hồ, trồng cây lương thực (kê, sắn, lúa miến, lạc). Công nghiệp còn trong tình trạng phôi thai (dệt, nông thực phẩm). Tchad nằm giữa các vùng đất liền và thiếu cơ sở hạ tầng cho nên việc khai thác tài nguyên dưới lòng đất gặp nhiều trở ngại lớn. Bông vải là mặt hàng xuất khẩu chính.

Cuộc nội chiến kéo dài 25 năm (1962-1996) tàn phá đất nước. Mặc dầu có sự tài trợ của Pháp và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, công cuộc tái thiết đất nước tiến triển rất chậm.

Nền kinh tế đã có thời gian dài rất khó khăn do bị cô lập, giá năng lượng cao và bất ổn về chính trị. Đất nước này phải dựa vào nguồn viện trợ từ nước ngoài và nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực công và tư nhân. Từ năm 2000, 2 công ty của Mỹ đã đầu tư 3,7 tỷ USD vào Tchad để khai thác dầu. Các mỏ dầu ở đây có trữ lượng dự tính là 2 tỷ thùng. Từ năm 2004, nước này bắt đầu xuất khẩu dầu mỏ. Năm 2005, Tchad dự kiến xuất khẩu 225 nghìn thùng mỗi ngày nhưng thực tế chỉ là 180 nghìn thùng mỗi ngày.

Năm 2009, GDP của Tchad đạt 7,1 tỷ USD, như vậy GDP bình quân đầu người là 650 USD/người/năm. Lạm phát được duy trì ở mức 6%.

Vùng

[sửa]
Bản đồ TChad với các vùng được đánh dấu

Thành phố

[sửa]

Các điểm đến khác

[sửa]

Đến

[sửa]

Visa

[sửa]

Công dân của các nước sau đây không cần thị thực: Benin, Burkina-Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Congo, Bờ Biển Ngà, Gabon, Guinea Xích Đạo, Mauritania, Niger và Senegal.

Đối với tất cả những người khác, một thị thực là cần thiết. Một thị thực nhập cảnh đơn giá 100 USD cho 1 tháng và thị thực nhập cảnh nhiều chi phí 150 USD (3 tháng) hoặc 200 USD (6 tháng). Thư mời được yêu cầu.

Bằng đường hàng không

[sửa]

Air France có các chuyến bay hàng ngày từ Paris đến N'Djamena. Air Ethiopia cũng bay bốn lần một tuần giữa N'Djamena và trung tâm của nó tại Addis Ababa, với một trong những chuyến bay tiếp tục đến / từ Bamako, Mali. Kenya Airways cũng bay đến một số lượng hạn chế của phương Tây và các điểm đến Trung Phi như Cotonou, Bangui và Douala. Các hãng hàng không Libya Afriqiyah Airways cũng khai thác các chuyến bay đến N'Djamena kết nối thông qua Tripoli.

Bằng tàu hỏa

[sửa]

Bằng ô-tô

[sửa]

Bằng buýt

[sửa]

Bằng tàu thuyền

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Ngôn ngữ

[sửa]

Mua sắm

[sửa]

Chi phí

[sửa]

Thức ăn

[sửa]

Đồ uống

[sửa]

Chỗ nghỉ

[sửa]

Học

[sửa]

Làm

[sửa]

An toàn

[sửa]

Y tế

[sửa]

Tôn trọng

[sửa]

Liên hệ

[sửa]
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!