Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Một số cảnh quanh Viên

Viên (tiếng Đức) là thành phố thủ đô Áo.

Tổng quan

[sửa]

Viên, tức Wien (tiếng Đức), cũng có khi viết là Vienna (tiếng Anh), hay Vienne (tiếng Pháp), là thủ đô và đồng thời cũng là một tiểu bang của nước Áo. Với dân số trên 1,7 triệu, Viên là thành phố lớn nhất Áo và là trung tâm văn hóa, kinh tế, và chính trị của nước này. Tính vào số dân thì Viên là thành phố lớn thứ bảy trong Liên minh Châu Âu. Nằm trên hai bờ sông Danube và chỉ cách ranh giới phía đông của Áo 60 km, Viên nằm ở hướng đông nam của Trung Âu và gần Cộng hòa Séc, Slovakia, và Hungary. Viên là trụ sở của một số cơ quan của Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có UNIDO, OPEC, IAEA, và OSCE.

Đến

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Xem

[sửa]

Nhà hát và opera

[sửa]

Lĩnh vực nhà hát, opera và mỹ thuật tại Viên có một truyền thống rất lâu đời. Ngoài Burgtheater (Nhà hát Hoàng cung) với sân khấu thứ nhì là Akademietheater (Nhà hát học viện), là một trong những nhà hát quan trọng nhất trong khu vực nói tiếng Đức, thành phố Viên còn có Volkstheater (Nhà hát Nhân dân) và Theater in der Josefstadt (Nhà hát Josefstadt) đều là những nơi để thưởng thức nghệ thuật. Bên cạnh đó còn có rất nhiều sân khấu nhỏ mà về chất lượng đều không thua kém các sân khấu lớn, thường biểu diễn các vở thử nghiệm, hiện đại hoặc chuyên về cabaret và các biểu diễn nghệ thuật khác như múa rối, kịch câm, ảo thuật, v.v... Những người yêu thích opera cũng được thỏa mãn ở Viên: Wiener Staatsoper (Nhà hát opera Quốc gia Viên) và Volksoper Wien (Nhà hát opera Nhân dân Viên) đều đáp ứng tất cả mỗi ý thích một ít mà trong đó Volksoper Wien đặc biệt là thường cảm thấy có trách nhiệm cho những opera đặc trưng cho Viên. Ngoài những nơi khác, các buổi hòa tấu nhạc cổ điển thường được trình diễn trong Đại sảnh của Hội Âm nhạc Viên và trong Wiener Konzerthaus (Nhà Hòa tấu Viên). Theater an der Wien (Nhà hát sông Viên) đã nổi bật trong những năm gần đây với các buổi trình diễn đầu tiên của thể loại musical (nhạc kịch?). Thành công nhiều nhất là vở "Elisabeth" mà sau đó được trình diễn trên toàn thế giới bằng nhiều thứ tiếng. Với "Haus der Musik" (Ngôi nhà Âm nhạc) Viên cũng đã tạo nên một Viện bảo tàng Âm thanh cho thiếu nhi và người lớn.

Viện bảo tàng

[sửa]

Trong Hofburg (Hoàng cung) là Viện bảo tàng Sisi, phòng ở của Hoàng đế, đối diện với Hoàng cung là Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật Viên (Kunsthistorisches Museum) có rất nhiều tranh của các danh họa cổ điển và Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên Viên (Naturhistorisches Museum). Bên cạnh đó là Khu bảo tàng Viên (Museumsquartier) gồm nhiều viện bảo tàng: Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Stiftung Ludwig, Viện bảo tàng Leopold với chủ yếu là các tác phẩm của Trường phái ly khai Viên, Thời kỳ Hiện đại Viên, Trường phái biểu hiện Áo và nhiều tòa nhà triển lãm luân phiên thay đổi chủ đề. Viện bảo tàng Liechtenstein trưng bày một trong những bộ sưu tập nghệ thuật lớn nhất thế giới thuộc về cá nhân. Ngoài ra còn nhiều viện bảo tàng khác từ Viện bảo tàng Lịch sử quân đội qua Viện bảo tàng Kỹ thuật cho đến Viện bảo tàng Đồng hồ Viên và cuối cùng cũng không được quên các Viện bảo tàng của những quận trong thành phố Viên, trình bày lịch sử của từng quận một.

Các sự kiện văn hóa

[sửa]
  • Tuần lễ hội Viên: Liên hoan ca kịch, ca nhạc và các thể loại văn hóa khác ở tại nhiều nơi trong cả thành phố, kéo dài 5 tuần trong tháng 5 và tháng 6 hằng năm.
  • Viennale (Vienna International Film Festival) Liên hoan phim quốc tế tại Viên được tổ chức hằng năm tại Viên vào tháng 10 từ năm 1960.
  • Lễ hội đảo Donau: Liên hoan ca nhạc được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1983. Hằng năm vào mùa hè khoảng 3 triệu người thăm viếng các buổi hòa nhạc được tổ chức tại nhiều sân khấu khác nhau, là liên hoan ngoài trời ("Open-Air-Festival") lớn nhất châu Âu không phải trả tiền vào cửa.
  • Dạ vũ trong nhà hát ca kịch Viên (Wienr Opernball): một trong những "đỉnh cao" của lễ hội hóa trang ở Viên trong Nhà hát Viên.
  • Life-Ball: Buổi tổ chức từ thiện vì bệnh AIDS lớn nhất ở Châu Âu, được tổ chức hằng năm trong tòa đô chính.
  • Diễu hành cầu vồng (Regenbogenparade): Cuộc diễu hành của những người đồng tính luyến ái, bắt đầu từ năm 1996, hằng năm vào cuối tháng 6. Qua nhiều năm cuộc diễu hành này đã trở thành một yếu tố kinh tế của thành phố và gần đây đã được quảng cáo trên thế giới.
  • Quảng trường tòa đô chính: Trên Quảng trường tòa đô chính, giữa Tòa đô chính và Nhà hát Hoàng cung (Burgtheater), trong những tháng mùa hè đều có chiếu phim về hòa tấu nhạc hay ca kịch opera trên màn hình lớn, vào cửa tự do và nhiều món ẩm thực đặc sắc từ nhiều nước trên thế giới được chào mời ở nhiều quầy khác nhau. Quảng trường tòa đô chính biến thành nơi gặp gỡ của những người yêu văn hóa, các nhà nghiên cứu về ẩm thực và những người đi chơi đêm thưởng thức bầu không khí có một không hai này.

Làm

[sửa]

Mua

[sửa]

Ăn

[sửa]

Ẩm thực tại Viên

[sửa]
Wienr Schnitzel và khoai tây chiên

Ẩm thực ở Viên có nhiều nguồn gốc, là một sự pha trộn theo lối cà phê melange của Viên, ra đời từ một quốc gia có nhiều dân tộc. Trong các món ăn đặc trưng của Viên phải kể đến:

Các nhà hàng

[sửa]

Uống

[sửa]

Ngủ

[sửa]

Liên lạc

[sửa]

Điểm tiếp theo

[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!