Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Durban (tiếng Zulu: eThekwini) là thành phố đông dân thứ ba tại Nam Phi, đồng thời là một phần của khu vực đại đô thị eThekwini. Đây là thành phố lớn nhất tỉnh KwaZulu-Natal và nổi tiếng là một trong những thương cảng sầm uất nhất của châu Phi. Thành phố này cũng nổi tiếng về du lịch với khí hậu cận nhiệt đới ôn hòa và những bãi biển tuyệt đẹp.

Theo bản điều tra cộng đồng năm 2007, dân số thành phố Durban là 3,5 triệu người[1]. Diện tích của Durban tương đối rộng hơn so với các thành phố khác của Nam Phi (2291,8 km²) nên mật độ dân số nhờ đó cũng thấp hơn, chỉ khoảng 1513 người/km².

Tổng quan

[sửa]

Lịch sử

[sửa]

Sự xuất hiện của con người tại Durban được ước tính khoảng 100.000 năm trước công nguyên, khi các nhà khoa học dùng phương pháp xác định niên đại carbon những hình vẽ trong hang động tại Drakensberg. Những dân tộc cổ xưa này có lẽ đã sống tại trung tâm của vùng đồng bằng KwaZulu-Natal cho đến khi người Bantu mở rộng địa bàn sinh sống đến khu vực này.

Lịch sử thành văn của vùng đất này chỉ được biết đến khi nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Vasco de Gama đến đây trên chặng đường tìm con đường thương mại giữa châu Âu và Ấn Độ. Ông đặt chân đến bờ biển phía đông Nam Phi ngày nay vào đúng ngày Giáng Sinh năm 1497 nên đã đặt tên vùng đất này là "Natal", trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là Giáng Sinh.

Lịch sử của thành phố Durban bắt đầu vào năm 1825, khi một nhóm 25 người da trắng dưới sự chỉ huy của viên sĩ quan người Anh Farewell đến từ thuộc địa Cape thành lập một khu dân cư ở phía bắc vịnh Natal. Trong đoàn tùy tòng của Natal còn có nhà thám hiểm Henry Francis Fynn. Fynn đã chữa lành vết thương cho thủ lĩnh của người Zulu, vua Shaka cho nên nhà vua này đã tặng cho Fynn một dải đất ven biển "dài 25 dặm và rộng 100 dặm" để tỏ lòng cảm kích. Vào ngày 23 tháng 6 năm 1835, một nhóm 35 người da trắng họp với nhau trên vùng đất của Fynn đã quyết định xây dựng một thành phố đặt tên là d'Urban theo tên của Benjamin d'Urban, thống đốc của thuộc địa Cape[3].

Những cuộc chiến dữ dội sau đó nổ ra với người Zulu bản địa đã khiến Durban mất dần dân cư. Cuối cùng người Afrikan (những di dân Hà Lan da trắng) đã buộc phải chấp nhận sự thống trị của Anh vào năm 1844. Thống đốc người Anh được bổ nhiệm cho Durban và rất nhiều di dân đã nhập cư vào đây từ châu Âu và thuộc địa Cape. Thập niên 1860, người Anh biến Durban thành một khu vực trồng mía đường. Tuy nhiên những người chủ trại đã không thể tìm đủ nhân công da đen người Zulu vào làm việc trên các đồn điền và do vậy người Anh đã nhập khẩu nhân công từ các nước châu Á, đại đa số là Ấn Độ vào làm việc tại Durban. Ngày nay, Durban trở thành thành phố có cộng đồng người châu Á đông đảo nhất tại Nam Phi.

Durban hiện nay là thương cảng nhộn nhịp nhất tại châu Phi, đồng thời là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Kinh tế chủ yếu dựa trên thương mại và ngành công nghiệp chế biến khá phát triển. Nhìn chung, Durban là một trung tâm kinh tế, tài chính quan trọng của đất nước Nam Phi.

Địa lý

[sửa]

Thành phố Durban có khí hậu cận nhiệt đới ôn hòa với mùa hè nóng và ẩm và mùa đông không lạnh lắm. Hiện tượng sương mù không xảy ra tại thành phố này. Tuy nhiên do sự thay đổi về độ cao cho nên một số vùng ngoại ô phía tây của Durban có mùa đông rất lạnh. Lượng mưa trung bình hàng năm của Durban là 1009 mm (39,7 inch). Mùa hè (kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3) có nhiệt độ hàng ngày dao động trong khoảng 21 °C và 28 °C. Còn về mùa đông (kèo dài từ tháng 6 đến tháng 8), nhiệt độ hàng ngày ở trong khoảng giữa 11 °C và 23 °C.

Khu vực đại đô thị Durban có địa hình tương đối không bằng phẳng với rất nhiều ngọn đồi và có ít những khoảng đất bằng phẳng, ngoại trừ quận thương mại và bến cảng. Vùng ngoại ô phía tây của Durban có độ cao khá lớn, có thể lên đến 850 m. Nhiều hẻm và vực núi nằm xen giữa các khu dân cư của thành phố.

Địa lý

[sửa]

Đến

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Tham quan

[sửa]