Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Nam Phi
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Pretoria - hành chính
Cape Town - lập pháp
Bloemfontein - tư pháp
Chính phủ Cộng hoà
Tiền tệ Rand (ZAR)
Diện tích tổng: 1.219.912 km2
đất: 1.219.912 km2
nước: 0 km2
Dân số 48.782.756 (ước tính tháng 7/2008)
Ngôn ngữ Có 11 ngôn ngữ chính thức:-
Afrikaans
tiếng Anh
Ndebele
Xhosa
Zulu
Sepedi
Sesotho
Setswana
Swati
Tshivenda
Xitsonga
Tôn giáo Thiên chúa giáo 68% (bao gồm phần lớn người da trắng và da màu, và khoảng 60% người da đen), Hồi giáo 2% (bao gồm phần lớn người Malay, 40% người Ấn Độ và một số người nhập cư từ châu Phi), Hindu 1,5% (60% người Ấn Độ), các tín ngưỡng bản địa, animist, các tôn giáo khác và những người không theo tôn giáo nào cả 28,5%
Hệ thống điện 220-240V/50HZ (ổ cắm Nam Phi)
Mã số điện thoại +27
Internet TLD .za
Múi giờ UTC

Nam Phi là một quốc gia ở cực nam châu Phi. Nam Phi có ba thủ đô, Quốc hội đóng ở Cape Town, Chính phủ đóng ở Pretoria, Cơ quan tư pháp đóng ở Bloemfontein. Nam Phi nổi tiếng với vườn quốc gia, Mũi Hảo Vọng. Nước này giáp với Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Eswatini và Lesotho (được hoàn toàn bao quanh bởi Nam Phi). Đó là một đất nước rộng lớn với phong cảnh phong phú và có 11 ngôn ngữ chính thức, cũng như một dân số đa dạng không kém. Nam Phi nổi tiếng với loại rượu vang và là một trong những nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Nam Phi có nền kinh tế mạnh nhất ở Châu Phi, và là nhân tố có ảnh hưởng trong nền chính trị Châu Phi. Năm 2010, Nam Phi tổ chức World Cup bóng đá đầu tiên được tổ chức trên lục địa Châu Phi.

Tổng quan[sửa]

Nếu bạn muốn đi du lịch ở phía nam Châu Phi thì Nam Phi là một nơi tốt để bắt đầu. Trong khi bạn có thể bay vào bất cứ nước nào ở Nam Phi, hầu hết các chuyến bay đều quaa Nam Phi. Nam Phi cũng là một nơi tốt để có được sử dụng để đi du lịch trong khu vực (mặc dù một số người cho rằng Namibia là tốt hơn cho điều đó). Tất nhiên Nam Phi không chỉ là một điểm đến nhảy tắt, bản thân nó là một điểm đến tuyệt vời giàu về văn hóa, động vật và thực vật và lịch sử. Nhìn bên ngoài 'của Nam Phi được tô màu bởi những khuôn mẫu giống như phần còn lại của Châu Phi. Trái ngược với niềm tin phổ biến, Nam Phi là không phải nghèo khó với một chính phủ bất ổn định. Mặc dù các vùng nông thôn của Nam Phi vẫn là một trong những người nghèo nhất và các bộ phận kém phát triển nhất của thế giới và nghèo đói tại các thị trấn có thể là kinh khủng, tiến bộ đang được thực hiện. Quá trình phục hồi từ phân biệt chủng tộc, kéo dài gần 46 năm, là khá chậm. Trong thực tế, Chỉ số phát triển con người Liên hiệp quốc của Nam Phi, rồi từ từ cải thiện trong những năm cuối cùng của phân biệt chủng tộc, đã giảm đáng kể từ năm 1996, phần lớn là do đại dịch AIDS, và mức độ đói nghèo dường như ngày càng tăng. Nam Phi tự hào có một cơ sở hạ tầng phát triển tốt và có tất cả các tiện nghi hiện đại và công nghệ, phần lớn là phát triển trong những năm cầm quyền của thiểu số da trắng. Chính phủ là ổn định, mặc dù tham nhũng là phổ biến. Chính phủ và các đảng chính trị chính thường có một mức độ tôn trọng cao cho các tổ chức dân chủ và nhân quyền, mặc dù hỗ trợ của chính phủ các nước láng giềng độ cai trị tồi của Robert Mugabe của Zimbabwe đã đặt ra câu hỏi về cam kết của mình đối với nhân quyền và thậm chí dân chủ của chính nó.

Lịch sử[sửa]

Nam Phi có một số trong những địa điểm khảo cổ học cổ nhất tại Châu Phi. Những tàn tích hóa thạch lớn tại Sterkfontein, Kromdraai và các hang Makapansgat cho thấy nhiều giống người vượn phương Nam đã tồn tại tại Nam Phi từ khoảng ba triệu năm trước. Tiếp sau đó là nhiều giống Người (homo), gồm Homo habilis, Homo erectus và con người hiện đại, Homo sapiens. Những cư dân nông nghiệp và chăn thả nói tiếng Bantu, sử dụng công cụ sắt, đã di cư về phía nam Sông Limpopo vào Nam Phi ngày nay từ thế kỷ thứ tư hay thứ năm (Cuộc bành trướng Bantu) thay thế những người nói tiếng Khoi và San bản xứ. Họ chậm chạp tiến về phía nam và những đồ sắt sớm nhất tại Tỉnh KwaZulu-Natal ngày nay được cho là có niên đại từ khoảng năm 1050. Nhóm tiến xa nhất về phía nam là người Xhosa, ngôn ngữ của họ đã tích hợp một số nét ngôn ngữ riêng của người Khoi và San trước đó, tiến tới Fish River, tại Tỉnh Eastern Cape ngày nay. Những dân cư Thời đại đồ sắt đó chiếm chỗ những người săn bắn hái lượm tại đó.


Bức tranh mang tính tiểu thuyết hóa câu chuyện về sự đặt chân tới vùng đất của Jan van RiebeeckLịch sử thành văn của Nam Phi bắt đầu với những lời tường thuật của các nhà hàng hải Châu Âu đi qua Nam Phi trên những con đường thương mại Đông Ấn. Nhà hàng hải Châu Âu đầu tiên đi vòng quanh Cape bằng đường biển là nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Bartolomeu Dias năm 1488.

Khi Bartolomeu Dias quay trở lại Lisbon ông mang theo tin tức về sự khám phá ra cái ông gọi là "Cabo das Tormentas" (Mũi Giông Bão). Nhưng người bảo trợ cho ông, Henry Nhà hàng hải, đã lựa chọn một cái tên khác, "Cabo da Boa Esperança" Mũi Hảo Vọng vì nó hứa hẹn một con đường hàng hải tới Ấn Độ giàu có, hy vọng mà Bồ Đào Nha đang gắng sức thực hiện.

Cùng với những lời kể của những nhà hàng hải giai đoạn đầu, những lời kể của những người sống sót sau những vụ đắm tàu cung cấp những thông tin sớm nhất về miền Nam Châu Phi. Trong hai thế kỷ sau đó 1488, một số khu định cư đánh cá nhỏ được Jan van Riebeeck thành lập tại Mũi Hảo Vọng nhân dân Công ty Đông Ấn Hà Lan. Hầu như trong suốt thế kỷ mười bảy và mười tám, những khu định cư phát triển chậm chạp đó đều thuộc sở hữu của người Hà Lan. Những người định cư Hà Lan cuối cùng gặp những người Xhosa phía tây nam tại vùng Fish River. Một loạt những cuộc chiến, được gọi là Những cuộc chiến tranh Biên giới Cape, xảy ra, chủ yếu do xung đột về đất đai và lợi ích.

Để giải quyết tình trạng thiếu nhân công tại Cape nô lệ được đưa đến từ Indonesia, Madagascar, và Ấn Độ. Hơn nữa, những lãnh đạo gây rắc rối, thường có giòng dõi vua chúa, bị trục xuất từ các thuộc địa Hà Lan tới Nam Phi. Nhóm những nô lệ này cuối cùng trở thành nhóm dân số hiện tự gọi mình là "Cape Malays". Cape Malays theo truyền thống được những kẻ thực dân Châu Âu cho có địa vị xã hội cao hơn - nhiều người trong số họ trở thành những chủ đất giàu có, nhưng cũng dần bị tước quyền sở hữu khi chế độ Apartheid phát triển. Những giáo đường của người Cape Malay tại Quận Sáu được giữ nguyên, và hiện là những công trình tưởng niệm về sự phá hoại đã xảy ra trước đó xung quanh chúng.

Đa số hậu duệ của những nô lệ đó, thường có quan hệ hôn nhân với những người định cư Hà Lan, sau này được xếp hạng cùng với người Khoikhoi (còn gọi là Khoisan) thành Người da màu Cape. Cùng được phân loại trong nhóm Người da màu Cape còn có người Xhosa và các sắc tộc Nam Phi khác, vì thế hiện họ chiếm khoảng 50% dân số Tỉnh Tây Cape.

Vương quốc Anh đã nắm quyền kiểm soát vùng Mũi Hảo Vọng năm 1795 bề ngoài là để ngăn nó không rơi vào tay người Pháp thời Napoleon Bonaparte nhưng cũng là để tìm cách biến Cape Town thành một điểm dừng chân trên con đường tới Australia và Ấn Độ. Vùng này được trả lại cho Hà Lan năm 1803, nhưng ngay sau đó Công ty Đông Ấn Hà Lan tuyên bố phá sản, và người Anh đã sáp nhập Thuộc địa Cape năm 1806. Người Anh tiếp tục các cuộc chiến tranh biên giới chống lại người Xhosa, đẩy biên giới phía đông lùi ra xa hơn thông qua một loạt những pháo đài được thiết lập dọc Sông Fish và củng cố chúng bằng cách khuyến khích người Anh tới định cư. Vì áp lực của các phong trào bãi nô tại Anh, nghị viện Anh lần đầu tiên ngừng công việc buôn bán nô lệ trên quy mô thế giới của họ năm 1806, sau đó xóa bỏ chế độ nô lệ tại tất cả các thuộc địa của họ năm 1833.

Sự phát hiện kim cương năm 1867 và vàng năm 1886 đã thúc đẩy phát triển kinh tế và làn sóng nhập cư, làm tăng thêm tình trạng nô dịch hóa người bản xứ. Người Boers đã thành công trong việc ngăn chặn sự xâm lân của người Anh trong cuộc Chiến tranh Boer lần thứ Nhất (1880–1881) với các chiến thuật chiến tranh du kích, rất thích hợp với những điều kiện địa phương. Tuy nhiên, người Anh đã quay trở lại với số lượng lớn hơn trong cuộc Chiến tranh Boer lần thứ Hai (1899–1902). Những nỗ lực của người Boers thiết lập liên minh với vùng Tây Nam Phi của Đức càng khiến người Anh có lý do để giành quyền kiểm soát tất cả các nước Cộng hòa Boer.


Phụ nữ và trẻ em Boer tại các trại tập trung AnhNgười Boers kháng cự mạnh mẽ, nhưng cuối cùng người Anh với quân số vượt trội, chiến thuật hiện đại và những đường cung cấp hậu cần bên ngoài đã tiêu diệt các lực lượng Boers. Cũng trong cuộc chiến này, người Anh đã sử dụng các chiến thuật Trại Tập trung và Tiêu Thổ gây nhiều tranh cãi. Hiệp ước Vereeniging xác định chủ quyền đầy đủ của Anh trên toàn bộ các nước cộng hòa Nam Phi và chính phủ Anh chấp nhận chi trả khoản nợ chiến phí 3 000 000 £ cho các chính phủ người Nam Phi gốc Âu. Một trong những điều khoản chính của hiệp ước chấm dứt chiến tranh là 'Người da đen' sẽ không được phép bầu cử, ngoại trừ tại Thuộc địa Cape.

Sau bốn năm đàm phán, Liên minh Nam Phi được thành lập từ các thuộc địa Cape và Natal, cũng như các nước cộng hòa thuộc Bang Orange Free và Transvaal, ngày 31 tháng 5, 1910, chính xác tám năm sau khi Cuộc chiến tranh Boer lần thứ Hai chấm dứt. Liên minh Nam Phi mới được thành lập là một Lãnh thổ tự trị trong khối Liên hiệp Anh. Năm 1934, Đảng Nam Phi và Đảng Quốc gia hợp nhất để hình thành nên Đảng Thống nhất, tìm cách hòa giải giữa những người Nam Phi gốc Âu và những người 'Da trắng' nói tiếng Anh, nhưng đảng đã bị chia rẽ năm 1939 về vấn đề gia nhập Thế chiến thứ hai của Liên minh với tư cách một đồng minh của Anh Quốc, một động thái mà Đảng Quốc gia phản đối kịch liệt.

Năm 1948 Đảng Quốc gia trúng cử và nắm quyền lực, và bắt đầu áp đặt một loạt bộ luật phân biệt đối xử nặng nề sau này sẽ được gọi chung là chế độ apartheid. Không đáng ngạc nhiên, sự phân biệt đối xử này cũng được áp dụng đối với tài sản có được trong quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở thập niên 1950, '60, và '70. Tuy cộng đồng thiểu số Da trắng có được mức sống cao nhất trên toàn bộ Châu Phi, thường được so sánh ngang bằng với các quốc gia phương Tây thuộc "Thế giới thứ Nhất", đa số người Da đen vẫn sống ở tình trạng nghèo khổ theo mọi tiêu chuẩn, gồm thu nhập, giáo dục, nhà ở và tuổi thọ. Tuy nhiên, thu nhập trung bình và tuổi thọ trung bình của người da đen, 'Ấn Độ' hay 'da màu' Nam Phi vẫn cao hơn rất nhiều quốc gia Châu Phi với chính phủ da màu khác như Ghana và Tanzania.

Chế độ Apartheid dần gây ra nhiều tranh cãi, dẫn tới sự trừng phạt và rút vốn đầu tư từ nước ngoài và tình trạng bất ổn cũng như đàn áp ngày càng gia tăng bên trong Nam Phi. (Xem thêm bài về Lịch sử Nam Phi thời kỳ apartheid.) Một giai đoạn đàn áp kéo dài của chính phủ, cùng nhiều cuộc phản kháng bạo lực, những cuộc đình công, tuần hành, và phá hoại của nhiều phong trào phản đối chế độ apartheid, mà nổi tiếng nhất là Đại hội Dân tộc Phi (ANC), diễn ra. Cuối thập 1970, Nam Phi khởi động một chương trình vũ khí hạt nhân, và trong thập kỷ sau đó họ đã chế tạo ra sáu vũ khí hạt nhân có thể sử dụng. Lý do căn bản của hành động sở hữu vũ khí hạt nhân bị tranh cãi, nhưng mọi người tin rằng Vorster và PW Botha muốn có khả năng buộc Hoa Kỳ phải can thiệp trong trường hợp xảy ra cuộc chiến giữa Nam Phi và chính phủ MPLA của Angola được Cuba hậu thuẫn.

Năm 1990, Frederik Willem de Klerk của Đảng Quốc gia lên làm tổng thống thay thế Botha. Nhờ vị trí này, và với quyết tâm, ông đã cải cách để từng bước phá bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid và tiến hành bước đầu tiên đàm phán về việc rời bỏ quyền lực của chính họ khi dỡ bỏ lệnh cấm đảng Đại hội Dân tộc Phi và các tổ chức chính trị cánh tả khác hoạt động, và trả tự do cho những tù nhân da màu, trong số đó có Nelson Mandela sau hai bảy năm ở tù vì cáo buộc hành động bạo lực vũ trang. Các luật lệ liên quan tới Apartheid dần được hủy bỏ, và Nam Phi cũng phá hủy kho vũ khí hạt nhân của mình và gia nhập Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên được tổ chức năm 1994, Đại hội Dân tộc Phi giành thắng lợi vang dội với đa số ghế. Đảng này đã lên nắm quyền lực tại Nam Phi kể từ thời điểm đó.

Dù chế độ apartheid đã chấm dứt, hàng triệu người dân Nam Phi, chủ yếu là người da đen, vẫn tiếp tục sống trong nghèo khổ. Điều này một phần bởi di sản của hệ thống apartheid (dù tình trạng nghèo khổ cũng là vấn đề trên khắp Châu Phi), và, một điều mà ngày càng có nhiều người coi là một sai lầm của chính phủ hiện nay trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, cộng với những quy định tiền tệ và thuế của chính phủ hiện tại nhằm đảm bảo cả việc tái phân phối tài sản và tăng trưởng kinh tế. Trong mười năm kể từ khi Đại hội Dân tộc Phi lên nắm quyền, Chỉ số Phát triển Con người Liên hiệp quốc của Nam Phi đã giảm thảm hại, tuy trước đó nó luôn tăng trưởng vững chắc cho tới giữa thập niên 1990. Đa số nguyên nhân có thể quy cho đại dịch AIDS và sai lầm của chính phủ trong việc đương đầu với nó. Tuy nhiên, chính sách nhà ở xã hội của Đại hội Dân tộc Phi đã mang lại một số cải thiện trong điều kiện sống tại nhiều vùng bằng cách xem xét lại chi tiêu ngân sách và cải thiện tính hiệu năng của hệ thống thu thuế.

Địa lý[sửa]

Nam Phi là đất nước nằm ở phần mũi phía Nam của lục địa Châu Phi, với một đường bờ biển dài hơn 2500 kilometres (1.550 dặm) chạy qua hai đại dương (Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương). Với tổng diện tích là 1.219.912 km² (470 979 mi²) Nam Phi là nước lớn thứ 25 trên thế giới (sau Mali). Nước này có kích thước tương đương Colombia. Njesuthi tại Drakensberg với độ cao 3 408 m (11.424 ft) là đỉnh cao nhất Nam Phi. Nam Phi giáp biên giới với Botswana - 1.840 km, Lesotho - 909 km, Mozambique - 491 km, Namibia - 967 km, Eswatini - 430 km, và Zimbabwe - 225 km. Nó có bờ biển dài 2.798 km.

Trái ngược với quan niệm thông thường của mọi người, Nam Phi có khí hậu nói chung ôn hòa, một phần nhờ nó được bao quan bởi Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương ở ba phía, nhờ vị trí nằm tại bán cầu nam với thời tiết dịu hơn, và nhờ độ cao tăng dần về phía bắc (về hướng xích đạo) và trong lục địa. Vì những ảnh hưởng địa hình và hải dương này, Nam Phi có nhiều khu vực khí hậu.

Các vùng khí hậu khá khác biệt, từ xa mạc khô cằn phía nam Namib tại cực tây bắc tới kiểu khí hậu cận nhiệt đới tươi tốt ở phía đông dọc biên giới với Mozambique và Ấn Độ Dương. Từ phía đông, địa hình nhanh chóng chuyển thành núi non dựng đứng về hướng cao nguyên nội địa được gọi là Thảo nguyên cao. Thậm chí Nam Phi bị xếp hàng là bán khô cằn, có khá nhiều khác biệt về khí hậu cũng như địa hình.

Nội địa Nam Phi là một vùng cao nguyên đất sét bụi rậm rộng lớn, phẳng và dân cư thưa thớt, khí hậu khô hơn về hướng tây bắc dọc theo xa mạc Namib. Trái lại, ở bờ biển phía đông là vùng đất với cây cối tươi tốt, nhiều nước với kiểu khí hậu nhiệt đới. Cực tây nam có khí hậu rất giống với kiểu khí hậu Địa Trung Hải với mùa đông ẩm và mùa hè khô, là nơi có Quần xã sinh vật Fynbos nổi tiếng. Khu vực này cũng là nơi sản xuất ra đa số các loại rượu Nam Phi. Vùng này cũng nổi tiếng vì loại gió tại đó, thổi không liên tục suốt năm. Sự dữ dội của loại gió này khiến việc đi ngang qua Mũi Hảo Vọng trở nên đặc biệt khó khăn cho các thủy thủ, gây ra nhiều vụ đắm tàu. Xa hơn về phía đông của bờ biển phía nam đất nước, lượng mưa được phân bố đồng đều suốt năm khiến phong cảnh xanh tươi. Vùng này thường được gọi là Garden Route.

Bang Free đặc biệt phẳng nhờ nó nằm trên cao nguyên. Phía bắc Sông Vaal, Thảo nguyên cao được cung cấp nhiều nước hơn và không có kiểu thời tiết đặc biệt nóng cận nhiệt đới. Johannesburg, tại trung tâm Thảo nguyên cao, ở độ cao 1740 mét (5.709 ft) và có lượng mưa trung bình hàng năm 760 milimét (30 in). Mùa đông tại vùng này lạnh, dù tuyết khá hiếm.

Tới phía bắc Johannesburg, độ cao giảm về hướng vách đứng Thảo nguyên cao, và chuyển về hướng Thảo nguyên cây bụi thấp hơn, một vùng pha trộn giữa những khu rừng khô và phong phú về động thực vật hoang dã. Phía đông Thảo nguyên cao, về hướng vách đứng phía đông, Thảo nguyên thấp trải dài về phía Ấn Độ Dương. Vùng này có nhiệt độ đặc biệt cao, và cũng là nơi thuận lợi cho canh tác nông nghiệp cận nhiệt đới. Các dãy núi Barberton dải Greenstone tại thảo nguyên thấp là những dãy núi già nhất trên Trái đất, có niên đại từ 3.5 tỷ năm trước. Bằng chứng sớm nhất về cuộc sống (có niên đại 3.2 - 3.5 triệu năm) đã được tìm thấy tại những dãy núi này.

Dãy núi cao Drakensberg, hình thành nên dốc đứng đông nam Thảo nguyên cao, là nơi có thể tổ chức môn trượt tuyết vào mùa đông. Nhiều người cho rằng địa điểm lạnh nhất Nam Phi là Sutherland ở phía tây Núi Roggeveld, nơi nhiệt độ vào giữa mùa đông có thể xuống tới −15 độ C (5 °F). Trên thực tế, nơi lạnh nhất là Buffelsfontein, tại quận Molteno thuộc Đông Cape. Buffelsfontein đã ghi nhận nhiệt độ −18.6 độ C (-1.5 °F). Vùng sâu trong nội địa có thời tiết nóng nhất: nhiệt độ 51.7 °C (125 °F) đã được ghi lại năm 1948 tại Bắc Cape Kalahari gần Upington.

Nam Phi cũng có một quần đảo cận Nam Cực nhỏ là Quần đảo Hoàng tử Edward, gồm Đảo Marion (290 km²/112 mi²) và Đảo Hoàng tử Edward (45 km²/17.3 mi²) (không nên nhầm với một tỉnh trùng tên của Canada).

Khí hậu[sửa]

 Khí hậu T. Một T. Hai T. Ba T. Tư T. Năm T. Sáu T. Bảy T. Tám T. Chín T. Mười Mười một Mười hai
Cao ngày (°C) 30 30 30 27 25 24 23 26 29 29 32 30
Thấp đêm (°C) 23 23 21 17 12 8 8 11 16 18 21 22
Giáng thủy (mm) 166 100 39 35 9 3 16 16 24 49 114 112


Khí hậu ở Nam Phi khoảng từ sa mạc và bán sa mạc ở phía tây bắc của đất nước cận nhiệt đới trên bờ biển phía đông. Mùa mưa cho hầu hết các nước là trong mùa hè, ngoại trừ ở Cape phương Tây, nơi những cơn mưa lại trong mùa đông. Lượng mưa tại Eastern Cape được phân bố đều trong suốt cả năm. Nhiệt độ mùa đông xoay quanh 0 độ, mùa hè có thể rất nóng, vượt quá 35 °C (95 °F) ở một số nơi. Cơ quan dự báo thời tiết Nam Phi cung cấp cập nhật thông tin thời tiết, dự báo và hình ảnh radar.

Chính trị và luật pháp[sửa]

Nam Phi có một hệ thống lưỡng viện gồm: chín mươi thành viên của Hội đồng Tỉnh Quốc gia (Thượng viện); và bốn trăm thành viên của Quốc hội (Hạ viện). Các thành viên hạ viện do dân bầu theo đại diện tỷ lệ: một nửa số thành viên được bầu từ các danh sách quốc gia và một nửa được bầu từ các danh sách tỉnh. Mười thành viên được bầu để đại diện mỗi tỉnh trong Hội đồng Tỉnh Quốc gia, không cần biết số dân trong tỉnh. Các cuộc bầu cử cho cả hai viện được tổ chức mỗi năm năm. Chính phủ được hạ viện thành lập và lãnh đạo đảng đa số trong Quốc hội là Tổng thống.

Chính trị Nam Phi hiện tại do đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) chi phối, đảng này đã nhận được 69.7% phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004 vừa qua và 66.3% số phiếu trong cuộc bầu cử thành phố năm 2006. Đối thủ chính đe dọa sự cầm quyền của ANC là đảng Liên minh Dân chủ, nhận được 12.4% số phiếu trong cuộc tuyển cử 2004 và 14.8% số phiếu trong cuộc bầu cử năm 2006. Lãnh đạo đảng này là Helen Zille (được bầu ngày 6 tháng 5 năm 2007). Lãnh đạo trước đó của đảng là Tony Leon. Đảng Quốc gia Mới, vốn nắm ưu thế chính trị trước kia, và là đảng đưa ra chính sách apartheid qua tiền thân của nó là Đảng Quốc gia, đã ngày càng mất tín nhiệm của nhân dân qua các cuộc bầu cử từ năm 1994, và cuối cùng đã giải tán. Đảng này đã lựa chọn hợp nhất với ANC ngày 9 tháng 4 năm 2005. Các đảng chính trị lớn khác có mặt trong Nghị viện gồm Đảng Tự do Inkatha, chủ yếu đại diện cho các cử tri người Zulu, và đảng Những người Dân chủ Độc lập, chiếm 6.97% và 1.7% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2004 và 2006.

Cơ sở chủ yếu của luật pháp Nam Phi là luật thương mại và cá nhân Rôma-Hà Lan cùng Thông luật Anh, ảnh hưởng từ những người định cư Hà Lan và những kẻ thực dân Anh. Luật đầu tiên dựa trên cơ sở Châu Âu tại Nam Phi do Công ty Đông Ấn Hà Lan đưa ra và được gọi là Luật Rôma-Hà Lan. Nó được đưa ra trước khi luật Châu Âu được đưa vào trong Luật Napoleonic và giống với Luật Scotland ở nhiều khía cạnh. Sau bộ luật này là cả Thông luật và Statutory law của Anh Quốc ở thế kỷ 19. Bắt đầu với sự thống nhất từ năm 1910, Nam Phi có nghị viện riêng của mình và đưa ra những bộ luật riêng biệt cho Nam Phi, được xây dựng trên cơ sở luật pháp trước đó của từng thuộc địa.

Các vùng[sửa]

Nam Phi được chia thành 9 tỉnh:

Regions of South Africa
Gauteng
Pretoria thủ đô hành chính quốc gia. Johannesburg là tỉnh lỵ, cũng là trung tâm kinh tế của châu Phi và là điểm nhập cảnh phổ biến nhất vào nam châu Phi.
Western Cape
Cape Town, thủ đô lập pháp, nơi đóng trụ sở Quốc hội, với núi Bànmũi Hảo Vọng. Các vùng đất trồng nho gần Stellenbosch, bờ biển cá voi dọc Overberg, Agulhas nơi Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương gặp nhau tại Cape Floral Region. Garden Route, một trong những điểm đến hàng đầu, chạy dọc theo Southern Coast từ vịnh Mossel đến Port Elizabeth, với các thành phố như Knysna và thủ phủ đà điểu Oudtshoorn.
Eastern Cape
Phần còn lại của Garden Route, được biết với tên Tsitsikamma. Quê hương cũ, Wild Coast, đường bờ biển ngoạn mục mà không có đám đông khách du lịch. Những bãi biển tuyệt vời trong Port Elizabeth, Đông LondonJeffreys Bay. Công vườn quốc gialớn như vườn quốc gia Addo Elephantvườn Quốc gia Tsitsikamma.
Northern Cape
Capital Kimberley, nổi tiếng với kim cương và "Big Hole". Tỉnh lớn nhất với ít dân nhất, Upington.
Free State
Capital Bloemfontein là thủ phủ tư pháp.
KwaZulu-Natal
Durban, thành phố lớn nhất tỉnh và lớn thứ nhì Nam Phi.
North West
Rustenburg, nổi tiếng với Sun CityPilanesberg Game Reserve.
Mpumalanga
Capital Nelspruit, của ngõ vào Mozambique và phía nam của vườn quốc gia Kruger.
Limpopo
Thủ phủ Polokwane (tên cũ là Pietersburg) là một điểm lướt qua tốt để thăm các khu vực phía bắc của vườn quốc gia KrugerZimbabwe.

Lãnh thổ[sửa]

Các thành phố[sửa]

  • Pretoria - thủ đô hành chính của đất nước
  • Cape Town - thủ đô lập pháp và trụ sở Quốc hội. Một thành phố đẳng cấp thế giới đặt tên cho gần gũi với Mũi Hảo Vọng. Cũng trong ném một hòn đá của Nam Phi của Winelands. Một trong những thành phố đẹp nhất trên thế giới, nằm giữa biển và núi Table, nó là một điểm đến mùa hè phổ biến bởi cả khách du lịch trong nước và những người từ nước ngoài.
  • Bloemfontein - Vị trí của Tòa án Tối cao phúc thẩm, Tòa án cao nhất trong các vấn đề không hợp hiến. Tòa án Hiến pháp ở Johannesburg đã trở thành tòa án cao nhất trong các vấn đề hiến pháp trong năm 1994.
  • Durban - thành phố lớn nhất trong KwaZulu-Natal, lớn nhất ở Nam Phi và phổ biến kỳ nghỉ ven biển Nam Phi thứ ba.
  • Newcastle - thành phố lớn thứ 3 trong KwaZulu-Natal, lớn nhất ở Nam Phi và Thủ đô của Bắc KZN 10. Nổi tiếng với sản xuất thép, khai thác mỏ than, công nghiệp nặng và công nghiệp dệt may vốn của Nam Phi.
  • Johannesburg - trung tâm kinh tế của Phi và các mục điểm phổ biến nhất vào Nam Phi.
  • Polokwane - thủ phủ của Limpopo ( chính thức được gọi là Pietersburg) và điểm thăm lướt qua cho các chuyến thăm đến các bộ phận phía bắc của vườn quốc gia KrugerZimbabwe.
  • Port Elizabeth - thành phố ven biển trong Eastern Cape với vườn quốc gia Addo Elephant nằm gần kề.
  • Kimberley - Thủ phủ của Northern Cape tỉnh. Nổi tiếng với kim cương của nó và "Big Hole".
  • Upington - Nằm trong tỉnh khô cằn Northern Cape, thành phố này là một cơ sở tốt khi khám phá sa mạc Kalahari và các vườn quốc gia nhiều nằm ở Northern Cape.
  • East London - thành phố ven biển trong Eastern Cape nằm gần Wild Coast

Đến[sửa]

Visa[sửa]

Những người có quốc tịch sau không cần phải có thị thực lưu trú 90 ngày hoặc ít hơn: Andorra, Argentina, Australia, Áo, Bỉ, Botswana, Brazil, Canada, Chile, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Ecuador, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Israel, Italy, Jamaica, Nhật Bản, Liechtenstein, Luxembourg, Malta, Monaco, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Paraguay, Bồ Đào Nha, Saint Vincent và Grenadines, San Marino, Singapore, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Tanzania (90 ngày trong 1 năm), Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Uruguay, Venezuela, Zimbabwe, và công dân của vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh.

Những người có quốc tịch sau không cần phải có thị thực lưu trú 30 ngày hoặc ít hơn: Antigua và Barbuda, Barbados, Belize, Benin, Bolivia, Cape Verde, Costa Rica, Cyprus, Gabon, Guyana, Hồng Kông (BNO hộ chiếu hoặc hộ chiếu SAR), Hungary, Jordan, Lesotho, Macau, Malaysia, Malawi, Maldives, Mauritius, Mozambique, Namibia, Peru, Ba Lan, Seychelles, Slovakia, Hàn Quốc, Eswatini, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Zambia.

Không được đến mà không có visa nếu bạn được yêu cầu phải có, do visa sẽ không được phát hành tại các cửa khẩu. Nếu cần thiết, bạn có thể gia hạn visa của bạn trong Nam Phi. Với thời gian gia hạn visa tổng cộng được phép lưu trú là 6 tháng. Thông tin bổ sung về visa cũng như hình thức xin thị thực có thể được tìm thấy tại Sở Nội vụ, đt 27 012 810 8911.

Bộ Nội vụ làm việc rất không hiệu quả, do đó hãy chắc chắn để xin thị thực và gia hạn visa càng sớm càng tốt.

Hãy chắc chắn rằng bạn có 2 trang trống trở lại trở lại trong hộ chiếu của bạn và nó có giá trị ít nhất là 30 ngày sau ngày dự kiến ​​khởi hành của bạn, hoặc bạn sẽ được gửi trở lại! Hãy chắc chắn rằng bạn có một vé khứ hồi có sẵn hoặc họ sẽ gửi lại cho bạn. Nếu bạn cần phải nhận một vé tại sân bay có số hiệu chuyến bay và các chi tiết tiện dụng và nói chuyện với nhân viên hải quan, họ nên kiểm tra câu chuyện của bạn ra và cho bạn vào. Hãy cảnh giác khi đến với một hộ chiếu bị hư hỏng như các biện pháp an ninh mới có thể không cho bạn nhập cảnh.

Đường hàng không[sửa]

Nam Phi là một trung tâm lớn cho du lịch hàng không trong khu vực Nam Châu Phi.

Nam Phi có 10 sân bay quốc tế, hai sân bay chủ yếu sân bay quốc tế Cape Townsân bay quốc tế OR Tambo trong Johannesburg mà phục vụ như là hai cảng hàng không quốc tế lớn cho khách du lịch và du khách nước ngoài. Tất cả các sân bay lớn hơn trong Nam Phi được sử dụng để được nhà nước sở hữu, nhưng đã được tư nhân hóa và bây giờ được quản lý bởi Công ty Sân bay của Nam Phi [1]. Sân bay Quốc tế Durban là sân bay lớn thứ ba. Chuyến bay thường xuyên đến và đi: Blantyre, Cairo, Gaborone, Dar es Salaam, Harare, Lilongwe, Livingstone, Luanda, Lusaka, Kinshasa, Maputo, Manzini, Maun, Mauritius, Nairobi, Victoria FallsWindhoek.

Các chuyến bay trực tiếp cũng đến từ chính Châu Âu trung tâm, bao gồm: Amsterdam, Athena, Madrid, London, Paris, Istanbul, Frankfurt, Munich, ZurichLisbon. Ngoài ra còn có các chuyến bay trực tiếp từ Abu Dhabi, Dubai, Doha, New York, Atlanta, Washington, DC, Buenos Aires, Mumbai, Hồng Kông, Kuala Lumpur, São Paulo, Singapore, Sydney, Tel AvivPerth. Bạn cũng có thể muốn có một cái nhìn tại Giảm giá các hãng hàng không ở châu Phi.

Lưu ý: Hành vi ăn cắp hành lý tại các sân bay là khá phổ biến tại sân bay quốc tế OR Tambo ở Johannesburg để tránh đặt vật có giá trị như đồ trang sức và các thiết bị đắt tiền trong hành lý chính của bạn nếu bạn có thể và đặt chúng trong hành lý xách tay của bạn.

Một cuộc phiêu lưu thực sự được bay với máy bay cổ điển cũ. Có một số công ty lữ hành cung cấp các chuyến bay như vậy, chủ yếu là trong các Gauteng khu vực. Một ví dụ là Rovos Air [2], một bộ phận của Rovos Rail.

Một số tuyến bayphổ biến bao gồm:

Đường bộ[sửa]

Bằng tàu hỏa[sửa]

Bằng ô-tô[sửa]

Bằng buýt[sửa]

Bằng tàu thuyền[sửa]

Đi lại[sửa]

Ngôn ngữ[sửa]

Nam Phi có 11 ngôn ngữ chính thức, cụ thể là tiếng Afrikaans, Ndebele Nam, Xhosa, Zulu, Swazi, Bắc Sotho, Nam Sotho, Tswana, Tsonga, Venda và tiếng Anh. Hầu hết mọi người khác hơn người châu Phi dađen nông thôn nói tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Chỉ có khoảng 8% dân số nói tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ nhất, gần như độc quyền trong dân da trắng mà trớ trêu thay suy giảm vai trò ngôn ngữ thứ nhất, trong khi nó đã là một ngôn ngữ chung ở Nam Phi, và khoảng 60% dân số có thể hiểu tiếng Anh. Tiếng Anh Nam Phi bị ảnh hưởng nhiều bởi tiếng Afrikaans. Tiếng Afrikaans được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là đa số dân da trắng và màu. Tiếng Afrikaans thường là không chính xác được gọi là 'afrikan' hoặc 'tiếng Nam Phi' bởi người nước ngoài. Lưu ý đây là rất không chính xác như 'tiếng châu Phi' cho một tương ứng với Nam Phi với các ngôn ngữ bản địa châu Phi: Zulu, Xhosa, Pedi vv (và, tất nhiên, có hàng ngàn ngôn ngữ ở châu Phi nên không có ngôn ngữ duy nhất có thể được gọi là "châu Phi ') Afrikaans có nguồn gốc trong tiếng địa phương Hà Lan thế kỷ 17, vì vậy nó có thể được hiểu bởi những người nói tiếng Hà Lan và đôi khi giải mã bởi những người nói tiếng Đức. Ngôn ngữ thông dụng khác là Zulu (chủ yếu là trong KwaZulu-Natal - nhóm ngôn ngữ lớn nhất của Nam Phi) và Xhosa (chủ yếu là ở Western Cape và Eastern Cape), cũng như Sotho và Venda. Điều này thay đổi theo khu vực bạn đang ở.

Mua sắm[sửa]

Chi phí[sửa]

Thức ăn[sửa]

Braaivleis

Ẩm thực Nam Phi chỉ là đa dạng như nền văn hóa của nó, với những ảnh hưởng từ Anh, Hà Lan, Đức, Ấn Độ, Mã Lai, Bồ Đào Nha và dĩ nhiên ảnh hưởng châu Phi bản địa.

  • Braaivleis, thịt nướng trên một gỗ mở hoặc bếp than, là rất phổ biến và thường được thực hiện tại các sự kiện xã hội vào cuối tuần. Hành vi rang thịt cũng như các sự kiện xã hội được gọi là một braai.
  • Pap, cháo làm từ bột ngô. Slappap (cháo chảy nước mũi), được mịn màng và thường được ăn như một bữa ăn sáng cháo, Stywepap (cháo cứng) có một sự nhất quán nhão và sần hơn và thường được sử dụng như một sự thay thế cho gạo hoặc tinh bột khác. "Krummel" pap còn gọi là umphokoqo (crumby cháo) là khô hơn, giống như couscous và thường được phục vụ tại một braai bao phủ trong một thích thú cà chua thanh nhã.
  • Potjiekos, một thịt và rau hầm trong một nồi gang trên bếp lửa. Một yêu thích ở braais'.
  • Boerewors, xúc xích cay. Boerewors Rolls là bánh hotdog với boerewors chứ không phải là xúc xích, truyền thống trang trí với một củ hành tây và cà chua thích thú.
  • Thịt miếng phơi khô và Droëwors, thịt dày dạn hoặc xúc xích đã được sấy khô. Thịt bò, trò chơi và đà điểu thịt thường được sử dụng. Một yêu thích tại các sự kiện thể thao và trong khi đi du lịch.
  • Bunny chows, một nửa ổ bánh mì với các bên trong thay thế bằng thịt cừu hoặc thịt bò cà ri là một món ăn không thể bỏ qua khi đi du lịch đến KwaZulu Natal.
  • Bobotie, bánh mì thịt với một ảnh hưởng Cape Malay, dày với cà ri và gia vị, đứng đầu với một sữa trứng mặn.
  • Morogo, một rau bina hoang dã tự mình hoặc với khoai tây. Đôi khi phục vụ với pap.
  • Waterblommetjiebredie, thịt cừu và nước bản địa lily hầm.
  • Masonja, cho phiêu lưu ẩm thực, chiên Mopanie sâu.
  • Melktert, "sữa chua", một món tráng miệng làm từ sữa.
  • Koeksisters, một món tráng miệng dính chiên.

Thức ăn nhanh[sửa]

Bạn sẽ tìm thấy các mảng thông thường của các cửa hàng thức ăn nhanh quốc tế. McDonalds, KFCWimpy tại khá phổ biến trong cả nước.

Nhượng quyền thương mại địa phương đáng nói là Black Steer', Spur 'Steers cho bánh mì kẹp thịt và tốt nhất gà peri-peri Nando.

Pizza giao hàng ở các khu vực đô thị lớn.

Đồ uống[sửa]

Chỗ nghỉ[sửa]

Học[sửa]

Làm[sửa]

An toàn[sửa]

Y tế[sửa]

Tôn trọng[sửa]

Liên hệ[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!