Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Namibia
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Windhoek
Chính phủ Cộng hòa
Tiền tệ Đô la Namibia (NAD); rand Nam Phi (ZAR)
Diện tích tổng cộng: 825.418 km2

nước: 0 sq km đất: 825,418 sq km

Dân số 2.030.692 (ước tháng 5 năm 2006)
Ngôn ngữ Tiếng Anh 7% (chính thức), ngôn ngữ chung Afrikaans của hầu hết dân số và khoảng 60% người da trắng, Đức 32%, ngôn ngữ bản địa: Oshivambo, Herero, Nama
Tôn giáo Thiên Chúa giáo 80% đến 90% (Lutheran 50% ít nhất), các tín ngưỡng bản địa10% to 20%
Hệ thống điện 220-240V/50HZ
Mã số điện thoại +264
Internet TLD .na
Múi giờ UTC +1

Cộng hòa Namibia (tiếng Anh: Republic of Namibia) là một quốc gia tại miền nam châu Phi. Có tên cũ là Tây Nam Phi.

Tổng quan

[sửa]

Lịch sử

[sửa]

Người Bushmen đến xâm chiếm lãnh thổ này từ thời đại đồ đá cũ bị người Hottentot đánh đuổi vào thế kỉ 12.

Từ thế kỉ 16, người Bantu đẩy lùi người Hottento về phía Nam. Cũng thời gian đó, người Bồ Đào Nha rồi đến người Hà Lan bắt đầu các cuộc thám hiểm bờ biển của xứ sở này.

Khoảng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, người Bồ Đào Nha rồi đến người Anh, người Đức lần lượt xâm nhập lãnh thổ Tây Nam Phi (Namibia ngày nay). Năm 1883, Đức chiếm đóng và cai trị toàn bộ vùng này. Sau thế chiến thứ nhất, nước Đức bại trận, Hội Quốc liên trao cho Nam Phi quyền quản thác Tây Nam Phi. Lợi dụng tình hình đó, năm 1920 Nam Phi biến lãnh thổ này thành thuộc địa của mình.

Từ thập kỷ 60, 70 Liên Hiệp Quốc liên tiếp ra nhiều Nghị quyết lên án Nam Phi, đòi Nam Phi rút hết quân đội và trao trả độc lập cho Tây Nam Phi, nhưng Nam Phi vẫn tiếp tục chiếm đóng trái phép lãnh thổ này.

Từ cuối thập kỷ 50, nhiều tổ chức yêu nước ở Tây Nam Phi ra đời với mục đích đấu tranh giải phóng dân tộc. Tháng 4/1960, ông Sam Nujoma thành lập Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO); tổ chức này phát triển nhanh chóng, được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ và được OUA, Liên Hiệp Quốc và Phong trào không liên kết công nhận.

Sau khi Angola, Mozambique năm (1975) và Zimbabwe năm (1980) giành độc lập, cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Nam Phi do SWAPO lãnh đạo bước sang giai đoạn mới. Với việc thực hiện Hiệp định hoà bình về Tây Nam Phi (ký tháng 12 năm 1988), Chính quyền Nam Phi buộc phải thực hiện nghị quuyết 435/78 của Liên Hiệp Quốc. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trên lãnh thổ Tây Nam Phi (sau gọi là Namibia) được tổ chức và SWAPO giành thắng lợi áp đảo. Ngày 21 tháng 3 năm 1990, Tây Nam Phi tuyên bố độc lập, đổi tên nước thành nước Cộng hoà Namibia; ông Sam Nujoma, Chủ tịch SWAPO được bầu làm Tổng thống. Năm 1994, Nam Phi trao tra lại vùng lãnh thổ Walvis Bay cho Namibia.

Tổng thống Nujoma tái đắc cử năm 1994 sau khi hiến pháp được sửa đổi, Nujoma tiếp tục nhiệm kì thứ ba năm 1999.

Tháng 9 năm 1999, đã xảy ra cuộc chiến giữa quân đội Namibia và nhóm li khai ở dải Caprivi, một hành lang hẹp nhô ra ở góc Đông Bắc có thể thông ra sông Zambezi.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào tháng 11 năm 2004, Hifikepunye Pohamba đã thay thế Sam Nujoma trở thành đại diện của SWAPO và đã trúng cử làm Tổng thống của Namibia. Sau đó Nahas Angul được bổ nhiệm là tân Thủ tướng của nước Cộng hoà này. SWAPO trở thành Đảng chiếm đa số tuyệt đối tại Nghị viện Namibia.

Địa lý

[sửa]

Namibia nằm ở khu vực Nam Phi, Bắc giáp Angola và Zambia, Nam giáp Nam Phi, Đông giáp Botswana và Tây giáp Đại Tây Dương. Lãnh thổ gồm vùng đồng bằng sa mạc Namib ở ven biển phía Tây và vùng cao nguyên trung tâm (trên 2.000 m) thoải dần về vùng chậu bán hoang mạc Kalahari ở phía Đông.

Chính trị

[sửa]

Namibia theo chính thể Cộng hoà Tổng thống. Thực hiện dân chủ, đa đảng.

Từ 1990 đến nay, Đảng cầm quyền SWAPO luôn thắng cử. Chính phủ thực hiện chính sách hoà giải dân tộc, chống nghèo đói, bất công, chú trọng phát triển kinh tế nên đã duy trì được sự ổn định chính trị – xã hội. Namibia đang nghiên cứu phương thức cải cách ruộng đất sao cho phù hợp. Đối với các ngành khác, Namibia chưa tiến hành quốc hữu hoá để tránh xáo trộn trong xã hội và tận dụng khả năng quản lý của các nhà tư bản.

Tháng 11 năm 2009, Namibia tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Tổng thống lần thứ 5. Ông Hifikepunye Pohamba đã tái đắc cử Tổng thống với trên 75% phiếu bầu. Đảng SWAPO cầm quyền giành thắng lợi với 54/72 ghế tại Quốc hội.

Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống, đồng thời là người đứng đầu Chính phủ. Namibia được chia thành 13 vùng. Quốc hội gồm 72 nghị sĩ được bầu trực tiếp phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm (bắt đầu từ tháng 12 năm 1994) và một Hội đồng Nhà nước gồm 26 nghị sĩ được bầu gián tiếp nhiệm kỳ 6 năm (bắt đầu từ tháng 7 năm 1993), mỗi hội đồng vùng bầu 2 thành viên, cũng với nhiệm kì 6 năm.

Kinh tế

[sửa]

Sàn giao dịch chứng khoán tại Windhoek.Khoảng một nửa dân số Namibia sống phụ thuộc vào lãnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, quốc gia này phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực, thực phẩm. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (kim cương, urani, đồng, chì, kẽm, bạc, cađimi) đóng vai trò quan trọng hơn cả ngành chăn nuôi và đánh bắt cá biển. Kinh tế phần lớn dựa vào xuất khẩu kim cương và urani. Namibia thuộc nhóm các nước châu Phi có thu nhập bình quân đầu người cao. Nhưng quốc gia này vẫn còn lệ thuộc vào Nam Phi và bị tác động bởi tình trạng bất bình đẳng cũng như nạn thất nghiệp.

Mức tăng trưởng GDP năm 2000-2001 được cái thiện nhiều nhờ sự tăng giá của hai mặt hàng kim cương và cá. Những thỏa thuận mới đây vừa đạt được nhằm thực hiện tiến trình tư nhân hóa thêm nhiều công ty, xí nghiệp. Điều này sẽ kích thích sự đầu tư dài hạn của nguồn vốn nước ngoài.

Vùng

[sửa]
Regions of Namibia
Caprivi
The panhandle in the north-east of the country. With two major rivers, the Caprivi is one of the few areas of Namibia that has water.
Northern Namibia
North of the Ugab river mouth to the border with Angola.
Central Namibia
Between the Tropic of Capricorn and the Ugab river mouth.
Southern Namibia
South of the Tropic of Capricorn.

Thành phố

[sửa]
  • Windhoek-Namibia thủ đô và thành phố lớn nhất.
  • Keetmanshoop-thị trấn nhỏ trên các tuyến đường sắt và đường cao tốc, nhảy ra khỏi điểm cho những chuyến đi bộ trong Fish River Canyon Công viên.
  • Lüderitz-thị thời thuộc địa Đức ven biển.
  • OndangwaOshakati-thị trấn sinh đôi ở trung tâm của Owamboland, phía bắc Namibia.
  • Outjo-Gateway để Etosha Vườn quốc gia, Koakoveld và Damaraland.
  • Swakopmund-thị trấn ven biển, một thánh địa cho Namibians nghỉ.
  • Tsumeb-thị trấn khai mỏ phía đông của Etosha.
  • Tsumkwe-thị trấn sa mạc nông nghiệp bao quanh bởi làng San (thổ dân).
  • Walvis Bay thể thao sa mạc.
  • Warmquelle

Các điểm đến khác

[sửa]
  • Núi Brandberg - Ngọn núi cao nhất ở Namibia với độ cao 2 573 m.
  • Vườn quốc gia Etosha
  • Kolmanskop - Một thị trấn ma ngay bên ngoài Lüderitz.
  • Waterberg Cao nguyên Công viên-Một nơi tốt để xem động vật hoang dã.
  • Sossusvlei-Các điểm vào phổ biến nhất cho những người muốn đến thăm sa mạc Namib.
  • Skeleton Coast-Phần ven biển phía bắc của sa mạc Namib, được đặt tên cho hàng chục tàu bị mắc cạn trong sương mù dày đặc đó là thường xuyên nơi sa mạc họp Đại Tây Dương.
  • Spitzkoppe-Matterhorn của Namibia.
  • Công viên Fish River-Các hẻm núi lớn thứ hai trên thế giới.
  • Opuwo-thủ phủ của khu vực Kunene và một điểm khởi đầu lý tưởng cho việc tích trữ trước khi mạo hiểm sâu hơn vào Kaokoland và phần còn lại của Tây Kunene.
  • Kaokoland - quê hương của bộ lạc Himba, voi sa mạc, sa mạc sư tử, Epupa Thác nước và nhiều hấp dẫn hơn trong góc Tây Bắc của Namibia.

Đến

[sửa]

Khách du lịch có thể nhập Namibia cho đến 90 ngày.

Người nước ngoài từ các quốc gia / vùng lãnh thổ làm 'không' cần thị thực thăm Namibia: Angola, Úc, Áo, Bỉ, Botswana, Brazil, Canada, nước trong Cộng đồng các độc lập Kỳ, Cuba, Đan Mạch, Eswatini, Phần Lan, Pháp, Đức, Hồng Kông, Iceland, Ai-len, Ý, Nhật Bản, Kenya, Lesotho, Liechtenstein, Luxembourg, Malaysia, Malawi, Mauritius, Mozambique, New Zealand, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Nga, Nam Phi, Singapore, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Tanzania, Ukraine, Hoa Anh, Hoa Kỳ, ZambiaZimbabwe

Bằng đường hàng không

[sửa]

Sân bay quốc tế Hosea Kutako, nằm ​​45 phút về phía đông Windhoek, là điểm vào chính cho giao thông hàng không. Air Namibia hoạt động các chuyến bay từ Frankfurt, London, Cape Town, Johannesburg, Victoria FallsMaun đến sân bay quốc tế. Các chuyến bay giữa sân bay Eros nhỏ hơn và Cape Town cũng có sẵn. South African Airways và không kiểu cách Kulula.com chuyến bay hoạt động từ Nam Phi.

Bằng tàu hỏa

[sửa]

Bằng ô-tô

[sửa]

Có 9 cửa khẩu biên giới với các nước láng giềng:

Angola

[sửa]

Botswana

[sửa]

Nam Phi

[sửa]

Zambia

[sửa]

Bằng buýt

[sửa]

Bằng tàu thuyền

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Ngôn ngữ

[sửa]

Mua sắm

[sửa]

Chi phí

[sửa]

Thức ăn

[sửa]

Đồ uống

[sửa]

Chỗ nghỉ

[sửa]

Học

[sửa]

Làm

[sửa]

An toàn

[sửa]

Y tế

[sửa]

Tôn trọng

[sửa]

Liên hệ

[sửa]
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!