Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Kingston
Chính phủ Constitutional monarchy and parliamentary democracy
Tiền tệ Jamaican dollar (JMD)
Diện tích total: 10,991 km2
land: 10,831 km2
water: 160 km2
Dân số 2,758,124 (July 2006 est.)
Ngôn ngữ English (official), Jamaican Creole
Tôn giáo Protestant 61.3% (Church of God 21.2%, Baptist 8.8%, Anglican 5.5%, Seventh-Day Adventist 9%, Pentecostal 7.6%, Methodist 2.7%, United Church 2.7%, Brethren 1.1%, Jehovah's Witness 1.6%, Moravian 1.1%), Công giáo La Mã 4%, khác, including some spiritual 34.7%
Hệ thống điện 110 volt / 50 Hz (USA Plug)
Mã số điện thoại +1-876
Internet TLD .jm
Múi giờ UTC-5

Jamaica là một quốc đảo ở Đại Antilles, nằm ​​ở phía nam của Cuba và phía tây của đảo Hispaniola. Jamaica thuộc Bắc Mỹ.

Tổng quan[sửa]

Quốc gia này nằm ở Biển Caribbean, cự ly khoảng 145 kilômét (90 mi) về phía nam Cuba, và 190 kilômét (120 mi) về phía tây Hispaniola, đảo có các quốc gia HaitiCộng hòa Dominica. Những người dân bản xử nói tiếng Arawaka Taíno gọi đảo này là Xaymaca, có nghĩa là "Vùng đất của Gỗ và Nước", hay "Vùng đất của các Con suối".

Đã từng là một khu vực thuộc Tây Ban Nha với tên gọi Santiago, khu vực này sau này thuộc thuộc địa Anh Jamaica. Với 2,8 triệu dân, đây là quốc gia nói tiếng Anh lớn thứ 3 ở Châu Mỹ, sau Hoa KỳCanada. Quốc gia này vẫn thuộc Commonwealth realm với Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Kingston là thành phố lớn nhất, thủ đô của Jamaica.

Lịch sử[sửa]

Jamaica xuất phát từ tên gọi Xaymaca mà người Arawak đặt tên cho đảo này. Năm 1494, Cristoforo Colombo phát hiện ra đảo này, sau đó trở thành thuộc địa của người Tây Ban Nha, những người bản xứ bị bắt làm nô lệ hoặc bị tàn sát. Năm 1655, người Anh cũng chia quyền sở hữu đảo này, cùng người Tây Ban Nha đưa nô lệ sang khai hoang lập đồn điền mía.

Trong thế kỉ 17, đảo này là căn cứ của những bọn cướp biển, làm phương hại đến quyền lợi của người Tây Ban Nha.

Giữa thế kỉ 19, những cuộc bạo loạn đã đe dọa chính sách thuộc địa của Anh dẫn đến việc trì hoãn không có chính quyền đại diện trong suốt hai thập kỉ.

Năm 1944, chính quyền tự trị ra đời, Jamaica tuyên bố độc lập năm 1962 và là nước thành viên trong Khối Liên hiệp Anh.

Đời sống chính trị trong nước do hai đảng đối lập luân phiên lên cầm quyền: đảng Lao động và đảng Dân tộc Nhân dân.

Địa lý[sửa]

Jamaica nằm ở Trung Mỹ, thuộc quần đảo Đại Antilles, cách Cuba 150 km về phía Nam và cách Haiti 180 km về phía Tây. Vùng lãnh thổ phía Đông chủ yếu là núi, phía Tây là vùng cao nguyên đá vôi.

Chính trị[sửa]

Vì là nước nằm trong Khối Liên hiệp Anh nên Jamaica theo thể chế quân chủ nghị viện.

Đứng đầu nhà nước là Nữ hoàng Anh. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Nữ hoàng Anh Elizabeth II là người đứng đầu Nhà nước Jamaica thông qua một viên Toàn quyền làm đại diện. Thủ tướng do Toàn quyền bổ nhiệm, là lãnh tụ đảng chiếm đa số ghế ở Hạ nghị viện. Nghị viện chỉ định Nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

Cơ quan lập pháp là quốc hội lưỡng viện: Thượng nghị viện gồm 21 thành viên do Toàn quyền bổ nhiệm theo sự tiến cử của Thủ tướng và lãnh tụ của đảng đối lập (13 thành viên của đảng cầm quyền, 8 thành viên của phe đối lập). Hạ nghị viện gồm 60 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.

Các đảng phái chính: Đảng Dân tộc nhân dân (PNP), Đảng Lao động Jamaica (JLP); Phong trào dân chủ dân tộc (NDM).

Văn hóa[sửa]

Điểm nổi bật của đất nước mang nặng phong cách châu Mỹ này là âm nhạc. Dòng nhạc dân ca điển hình của người Jamaica trộn với phong cách nhạc của Cuba tạo nên một dòng nhạc R&B khá đặc trưng, người làm nên đỉnh cao của loại nhạc này là ca sĩ lừng danh Bob Marley. Anh đã đem tiếng hát của mình đấu tranh chống lại sự phân biệt chủng tộc và những bất công với người da màu.

Jamaica cũng là một đất nước với nền văn hoá pha trộn của người Ấn Độ, người Tây Ban Nha, châu Phi, Trung Đông, người Trung Quốc và cả người Anh. Thổ ngữ được chuộng hơn tuy tiếng Anh mới là ngôn ngữ chính thức của đất nước này.

Kingston là trung tâm văn hoá và thương mại của Jamaica. Ở khu trưng bày nghệ thuật, bảo tàng của Bob Marley là nơi thu hút du khách nhiều nhất

Vùng[sửa]

Map of Jamaica
Cornwall County
khu vực phía Tây bao gồm các giáo xứ của Hanover, Saint Elizabeth, Saint James, Trelawny và Westmoreland.
Middlesex County
khu vực miền Trung bao gồm các giáo xứ của Clarendon, Manchester, Saint Ann, Saint Catherine and Saint Mary.
Surrey County
khu vực phía đông bao gồm các giáo xứ của Kingston, Portland, Saint Andrew và Saint Thomas

Thành phố[sửa]

Các điểm đến khác[sửa]

Đến[sửa]

Công dân của Hoa Kỳ, bao gồm cả những người ghé thăm bằng tàu du lịch, đòi hỏi phải có hộ chiếu. Không bắt buộc có visa.

Công dân Canada cần phải có

  • hộ chiếu hoặc
  • giấy khai sinh và chứng minh thư.

Hộ chiếu có thể đã hết hạn và vẫn được coi là hợp lệ để nhập Jamaica. Tuy nhiên, họ có thể không đã hết hạn hơn năm vẫn còn sử dụng chúng để đi du lịch đến hòn đảo này. Không có thị thực là cần thiết cho một kỳ nghỉ tối đa là sáu tháng.

Công dân của các nước trong Khối thịnh vượng chung đòi hỏi phải có hộ chiếu hợp lệ ít nhất 6 tháng, một vé khứ hồi, và đủ tiền. Không có thị thực là cần thiết ngoại trừ công dân của Sri Lanka, Nigeria, PakistanSierra Leone.

Công dân Nhật Bản có thể ở lại trong vòng 30 ngày không cần thị thực.

Công dân Đức công dân có thể ở lại trong 90 ngày mà không cần visa. Điều tương tự có thể áp dụng đối với các nước khác trong liên minh trong khối Schengen.

Hầu hết các công dân quốc gia khác cần thị thực.

Bằng đường hàng không[sửa]

Bằng tàu hỏa[sửa]

Bằng ô-tô[sửa]

Bằng buýt[sửa]

Bằng tàu thuyền[sửa]

Đi lại[sửa]

Ngôn ngữ[sửa]

Mua sắm[sửa]

Chi phí[sửa]

Thức ăn[sửa]

Đồ uống[sửa]

Chỗ nghỉ[sửa]

Học[sửa]

Làm[sửa]

An toàn[sửa]

Y tế[sửa]

Tôn trọng[sửa]

Liên hệ[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!