|
Bài này hoặc đoạn này đang được viết. |
Trung tâm thành phố Melbourne, thường gọi tắt là CBD (xi-bi-đi) hay City (Xi-tì) là khu vực đô thị lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của vùng đô thị Melbourne, và là trung tâm văn hoá, giải trí và thương mại lớn nhất của tiểu bang Victoria. Hầu hết các di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng đều toạ lạc ở đây. Các lễ hội và sự kiện thể thao lớn của tiểu bang vẫn thường đăng cai trong phạm vi City. Đây là điểm đầu tiên mọi du khách khi đặt chân tới Melbourne đều phải tham quan ít nhất một lần.
Khi nói đến City, người ta hay nghĩ đến con phố Swanston Street - con phố thương mại sầm uất và là linh hồn của thành phố. Do đó, thuật ngữ “lên City” hay “đi City” ám chỉ đi đến tuyến phố này.
Tổng quan
[sửa]Nhìn chung khu trung tâm thành phố bao gồm vùng lõi đô thị Melbourne, khu bờ sông phía Nam Southbank, khu đô thị mới Docklands, và một phần các khu vực North Melbourne, West Melbourne và South Wharf. Ở phía Bắc, nó được bao bọc bởi các con đường Victoria Street và Hawke Street, ở phía Đông là Vườn Fitzroy, và tại Phía Nam, nó tiếp giáp với Cao tốc West Gate.
Vùng lõi đô thị Melbourne được quy hoạch theo mạng lưới các tuyến phố dạng bàn cờ (grid) nghiêng góc 70° để phù hợp với dòng chảy sông Yarra.
Các nhóm điểm tham quan chính
[sửa]- Khu cận bờ sông Yarra, Southbank và South Wharf: mặt tiền thành phố với quảng trường Liên bang, nhà ga Flinders Street và khuôn viên công cộng hai bên bờ sông Yarra. Bờ sông phía Nam (Southbank Promenade) là một phố đi bộ với nhiều hoạt động nghệ thuật đường phố cùng nhiều chiếc cầu đi bộ trang nhã.
- Dải công viên ở bờ Nam sông Yarra: trải dài từ phía đầu Nam của cầu Princes đến Vườn Bách thảo và Đài tưởng niệm chiến tranh.
- Khu trung tâm nghệ thuật: tổ hợp rạp hát, sân khấu và bảo tàng triển lãm nằm ngay phía Nam sông Yarra, cạnh cầu Princes Bridge.
- Khu phố Paris: dãy phố Collins từ đoạn đường Elizabeth Street kéo dài tới Spring Street.
- Phố Swanston, Thư viện bang và Phố Bourke: tuyến phố thương mại đông đúc nhất, với Toà thị chính, Thư viện tiểu bang Victoria, và khu phố đi bộ mua sắm Bourke Street.
- Các ngõ hẻm và trung tâm thương mại kiểu cổ: nằm rải rác quanh trung tâm thành phố, nhưng độc đáo nhất là các ngõ nhỏ gần Royal Arcade đến phố Collins Street.
- Chinatown và khu phố Hy Lạp: khu phố Tàu do các phu mỏ người Hoa xây từ giữa thế kỷ 19, nổi tiếng với các toà nhà gạch cũ, tượng đài Tôn Trung Sơn và di tích nhà thờ Phúc Âm lâu đời.
- Khu hành chính nghị viện: gồm Toà nhà nghị viện tiểu bang, rạp hát Princess, khách sạn Windsor, và các vườn hoa cạnh toà nhà Ngân khố tiểu bang.
- Vịnh cảng Docklands: khu đô thị mới với sân vận động Marvel và khu phố đi bộ quanh vịnh cảng Victoria.
Các trung tâm thông tin du lịch
[sửa]Nếu cần hướng dẫn du lịch miễn phí và tìm hiểu các tour tham quan, bạn có thể liên hệ hai quầy hướng dẫn du lịch của Melbourne
- Trung tâm thông tin du lịch ở Quảng trường Federation Square.
- Quầy hướng dẫn du lịch ở Phố Bourke.
Đến
[sửa]Trung tâm thành phố là đầu mối giao thông lớn của Melbourne và của cả tiểu bang Victoria. Bạn có thể đến Melbourne bằng tàu xe công cộng, hoặc lái xe ô tô và xe đạp rất thuận tiện.
Phương tiện công cộng
[sửa]Tất cả các tuyến tàu điện metro và hầu hết các tuyến xe điện tram đều đi ngang qua City. Khách đi tàu điện metro có thể xuống ga Flinders Street hoặc ga Melbourne Central để có được trải nghiệm tham quan tốt nhất. Nếu đi tàu lửa V/Line, bạn phải xuống ga Southern Cross, rồi chuyển sang tàu điện metro hoặc xe điện tram để đến đường Swanston Street.
Nếu đi xe điện tram, nếu đi các tuyến dọc theo phố Swanston, bạn có thể xuống trạm ở gần ga Flinders Street hoặc ga Melbourne Central. Còn nếu đi các tuyến tram hướng Đông-Tây (như 11, 12, 48, 86, 96, 109), bạn nên xuống ở trạm nào gần điểm giao cắt với phố Swanston nhất.
Lái xe ô tô
[sửa]Nếu lái xe ô tô, bạn có thể đi theo các đường cao tốc Eastern Freeway, Westgate, CityLink hoặc Kingsway để vào City. Các trục đường lớn trong City bao gồm: King Street và Queen Street (hướng Nam-Bắc), Lonsdale Street và Flinders Street (hướng Đông-Tây).
Có nhiều bãi đậu xe công cộng do nhà nước quản lý nằm dọc theo khắp các phố lớn trong City. Những nơi tập trung nhiều điểm đỗ xe nhất là phố Lonsdale (đoạn giữa phố Queen và Elizabeth), phố Russell (đoạn giữa phố Bourke và Collins), và đoạn trên phố Queen. Lưu ý: hầu hết các bãi xe đều có tính phí đến 6-8h tối. Xin tham khảo kỹ cột biển báo đậu xe để biết thêm chi tiết.
Xe đạp
[sửa]Nhiều tuyến phố lớn trong City có làn riêng cho xe đạp được phủ lớp xốp xanh lục để tăng ma sát. Nếu lái xe đạp vào City, nên tránh các tuyến đường trục có mật độ xe ô tô lưu thông nhiều như Lonsdale và King Street. Thay vào đó, nên cân nhắc các tuyến sau: Nicholson - Bourke Street (ở phía Đông), Wellington Parade - Flinders Street (ở phía Đông), Đường St Kilda Road - Cầu Princes (ở Phía Nam), Đường Collins St và đường La Trobe St (ở phía Tây), đường Swanston và đường William Street (từ phía Bắc).
Đi lại
[sửa]Đi lại trong trung tâm thành phố Melbourne rất dễ dàng và tiện lợi nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Vùng lõi đô thị (Melbourne City) được tạo thành bởi 5 tuyến đường ngang và 9 tuyến đường dọc cùng nhiều đường hẹp và ngõ hẻm xen kẽ. Trong đó có 2 tuyến phố King Street và Lonsdale được ưu tiên làm đường trục xương sống giúp lưu thông tiện lợi ra và vào City.
Phương tiện công cộng
[sửa]Hệ thống xe điện tram phủ dày đặc khu trung tâm thành phố Melbourne, tập trung ở các tuyến phố thương mại lớn của thành phố như:
- Swanston Street: 9 tuyến
- Elizabeth Street: 3 tuyến
- Bourke Street: 2 tuyến
- Collins Street: 4 tuyến
- Flinders Street: 3 tuyến
Các trạm xe tram ở trung tâm thành phố đã được cải tạo thành các trạm dài, rộng, thuận tiện cho người khuyết tật và người đi bộ băng ngang đường.
Từ năm 2015, các khu vực City đến Chợ Queen Victoria và Docklands được khoanh vùng thành Free Tram Zone, du khách có thể đi tram miễn phí và thuận lợi.
Để được hưởng giá cước miễn phí, khách không được chạm (tap) thẻ Myki khi lên và xuống xe tram trong khu vực miễn phí này.
Tham quan
[sửa]Di tích lịch sử
[sửa]- Nhà ga Flinders Street: ngay góc đường Flinders Street và Swanston Street. Một trong các biểu tượng sáng giá của thành phố, và là ga tàu điện trung tâm của Melbourne. Ga Flinders Street nổi tiếng với toà nhà vòm đồ sộ màu vàng ngay góc đường Flinders và Swanston, cùng dãy mặt tiền dài dọc theo phố Flinders. Bậc thang ngay toà nhà chính có 13 chiếc đồng hồ nhỏ chuyên báo giờ tàu chạy cho 13 tuyến xe lửa chính của Melbourne, đã trở thành một câu cửa miệng trong tiếng nói của người dân địa phương: "meet you under the clocks" (hẹn gặp nhau bên dưới những cái đồng hồ).
- Nhà thờ St Paul (St Paul's Cathedral), góc đường Flinders và Swanston Street. Nhà thờ chính toà của Giáo phận Anh giáo Melbourne và công trình kiến trúc tôn giáo bậc nhất của thành phố. Khác với nhiều nhà thờ lớn cùng thời, nhà thờ St Paul được xây bằng đá sa thạch theo kiến trúc tân cổ điển khiến nhà thờ luôn nổi bật trên nền trời thành phố. Bên trong nhà thờ được trang trí lộng lẫy theo lối kiến trúc Gô-tíc với mái trần cao và các ô gạch hoạ tiết hoa văn chạm trổ tinh xảo. Nên tham quan phần cung thánh và nhà nguyện nhỏ ở cánh trái bàn thờ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp. Nhà thờ cho vào cửa miễn phí trong các giờ không có lẽ trong ngày, tuy nhiên nếu chụp ảnh, du khách cần mua vé trước tại quầy tiếp khách ngay lối vào chính của nhà thờ.
- Mặt tiền phố Swanston của nhà thờ có tượng Matthew Flinders cưỡi tàu, thuyền trưởng Anh thế kỷ 19 và là một trong những người khám phá nước Úc.
- Toà thị chính Melbourne (Melbourne Town Hall), góc đường Swanston và Collins Street. Khánh thành năm 1870, từ đó đến nay toà nhà là trụ sở làm việc của Hội đồng Thành phố Melbourne. Toà nhà gồm một tháp đồng hồ lớn bên ngoài, các phòng họp hội đồng, một nhà hát và tháp đồng hồ lớn. Đặc biệt, nhà hát bên trong toà thị chính có chiếc đại phong cầm (grand organ) là niềm tự hào của cư dân thành phố. Nơi đây từng đón tiếp nữ hoàng Elizabeth đến thăm Melbourne năm 1954, ban nhạc Beatles năm 1964, và tổ chức các sự kiện văn hoá lịch sử thường niên như Liên hoan Hài kịch và sự kiện đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Vesak) tại Melbourne.
- Nhà tù Melbourne (Old Melbourne Gaol), 377 Russell Street, Melbourne VIC 3000. Từng là trại giam dành cho phạm nhân đi đày từ Anh quốc những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, hiện nay, Nhà tù Melbourne là di tích lịch sử và bảo tàng nổi tiếng không thể bỏ qua. Các hành lang và buồng giam ở đây được chuyển thành các gian trưng bày khắc họa cuộc sống của tù nhân thời kỳ đầu. Du khách đến đây sẽ có dịp tìm hiểu các hình phạt và phương thức giam cầm tù nhân thuở trước, được nghe kể câu chuyện về người tù bị treo cổ oan, hay tên tội phạm nổi tiếng Ned Kelly.
- Nhà nghị viện (Parliament House), đường Spring Street. Toà nhà được xây dựng năm 1855 với chức năng ban đầu là trụ sở chính quyền thuộc địa Victoria. Từ năm 1901 đến 1927, toà nhà đóng vai trò là nơi làm việc tạm thời của Quốc hội liên bang Úc trước khi khánh thành thủ đô hành chính Canberra mới. Toà nhà nằm trên ngọn đồi cao phía đông thành phố với cấu kết gồm 3 tầng chính với hàng cột ngay trước mặt tạo ấn tượng quyền uy sừng sững. Nội thất được trang trí cầu kỳ theo phong cách hoàng gia, với sàn gạch ốp lát khảm tuyệt đẹp cùng các phù điêu Âu châu quý phái. Các phòng họp của lưỡng viện tiểu bang được trải thảm đỏ và xanh lục theo đúng phong cách đại nghị của hệ thống Westminster. Nhà nghị viện có tour tham quan miễn phí từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trong thời gian Nghị viện tiểu bang không họp. Mỗi tour kéo dài khoảng 45 phút, bao gồm gian chính của Nhà nghị viện, các phòng họp Thượng viện, Hạ viện và thư viện của toà nhà.
- Thư viện tiểu bang Victoria (State Library of Victoria): 328 Swanston Street, đối diện trung tâm thương mại Melbourne Central. Được thành lập năm 1854 với chức năng thư viện công cộng của thành phố, State Library là thư viện cổ nhất nước Úc và là địa danh văn hoá đặc biệt của thành phố. Nơi này là một trong các biểu tượng của thành phố, với bãi cỏ xanh phía mặt tiền, và nhiều phòng đọc sách và phòng trưng bày cổ điển.
- Bãi cỏ xanh phía mặt đường Swanston là nơi tụ tập nghỉ ngơi của nhiều bạn trẻ. Phía bậc trên cao có bàn cờ vua khổng lồ
- Bức tượng chính ở mặt tiền thư viện là Redmond Barry (1813-1880), chánh án, Phó chưởng lý đầu tiên của thuộc địa Victoria và là một trong những nhân vật kỳ cựu trong chính quyền thuộc địa thời kỳ đầu thành lập. Ông đã vận động sáng lập nhiều cơ sở công cộng như Đại học Melbourne, Thư viện Thành phố Melbourne (tiền thân của Thư viện tiểu bang ngày nay) và Bệnh viện Hoàng gia Melbourne. Sau ông cũng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Melbourne và Chủ tịch Hội đồng quản trị thư viện Melbourne.
- Đặc biệt, phòng đọc sách La Trobe (La Trobe Reading room) ở tầng 4 nằm dưới mái vòm cao trắng cao to, hùng vĩ là điểm nhấn không thể bỏ qua trong thư viện này. Cấu trúc của phòng này được thiết kế hài hoà với các dãy bàn đọc bằng gỗ màu tối và dàn đèn đọc sách màu xanh lá. Trên các tầng 5 và 6 là bảo tàng nhỏ triển lãm các quá trình lịch sử của Melbourne.
- Royal Arcade và Block Arcade: hai trung tâm mua sắm loại cổ điển châu Âu được xây từ thế kỷ 19 và được nối với nhau bằng các con hẻm.
- Lối vào từ Royal Arcade trên phố Bourke Street. Lối đi trong Royal kéo dài, với nhiều quầy bánh kẹo, quần áo, gia vị và đồ chơi ưa thích của người Tây phương. Trong đó, quán cà phê Koko Black ngay gần lối vào là quán cafe chocalate thượng hạng của City. Phía cửa Nam Royal Arcade có tượng Gog & Magog cùng chiếc đồng hồ được mang từ Anh qua vào cuối thế kỷ 19.
- Bạn đi tiếp hết qua 2 tượng này, băng qua đường Little Collins, đi vào hẻm Block Place để đi vào Block Arcade. Khác với Royal, nội thất Block Arcade cao cấp, ấn tượng hơn với sàn nhà lát gạch nghệ thuật, một mái vòm cổ châu Âu, và tiệm bánh nổi tiếng Hopetoun Tearoom.
Công trình đương đại
[sửa]- Quảng trường Liên bang (Federation Square). Không gian công cộng chính của Melbourne, được khánh thành năm 2002 nhân kỷ niệm 101 năm thành lập Liên bang Úc. Quảng trường nằm đối diện nhà ga Flinders Street và Nhà thờ St Paul, nổi tiếng với lối kiến trúc high-tech rất táo bạo và phóng khoáng. Trong khuôn viên của quảng trường có các nhà hát, phòng hội nghị, nhà triển lãm và bảo tàng đan xen lẫn nhau. Nơi đây là còn là trụ sở của ACMI - Bảo tàng nghệ thuật điện ảnh Úc và Nhà triển lãm Ian Potter của Trung tâm Triển lãm Quốc gia Victoria. Màn hình lớn và sân khấu ngay trên sân chính của quảng trường thường hay tổ chức các hoạt động ca múa nghệ thuật và lễ hội của nhiều hội đoàn sắc tộc, tôn giáo.
- Phố đi bộ Bourke Street Mall: con phố đi bộ nằm ngay giữa trung tâm thành phố, sở hữu nhiều cửa hàng thời trang lớn như Myer, Zara, David Jones và H&M. Trên phố hay có nhiều hoạt động ca nhạc và biểu diễn nghệ thuật đường phố.
- Toà nhà GPO, hay General Post Office ở góc đường Elizabeth và Bourke Street Mall trước đây là bưu điện trung tâm của thành phố và của cả tiểu bang. Toà nhà được khánh thành năm 1867 và được mở rộng nhiều lần để đáp ứng nhu cầu bưu chính của thuộc địa Victoria lúc bấy giờ. Toà nhà nổi bật với tháp đồng hồ cao, dãy bậc thang rộng ở mặt tiền, và hành lang đường Bourke Street và hẻm bưu điện. Sau khi Bưu điện trung tâm giải thể năm 2001, toà nhà trở thành trung tâm mua sắm, còn các dãy hành lang và đường hẻm giao thư (Postal Lane) cho thuê làm quán cà phê và nhà hàng. Hiện tại H&M là cửa hàng chính kinh doanh trong toà nhà này.
- Myer và David Jones là hai cửa hàng department store lớn nhất của Melbourne. Mỗi dịp Giáng sinh về, các cửa kính bày hàng của Myer đều trưng bày các mô hình trình diễn trang trí theo chủ đề, thu hút rất đông các gia đình trẻ đến xem.
- Royal Arcade, trung tâm thương mại kiểu cổ danh giá có lối vào chính ở đường này, nằm đối diện với Myer và H&M.
- Melbourne Central, nằm ở mặt đường Swanston Street gần góc La Trobe Street (tới đây qua ga tàu điện Melbourne Central, hoặc đi bất kỳ tram nào trên phố Swanston và La Trobe Street). Thiên đường mua sắm của thành phố và là điểm tụ họp của giới trẻ, nằm ngay bên trên nhà ga tàu điện cùng tên. Melbourne Central được biết đến với mái vòm kính nhọn úp ngược (the Glass Cone) nằm ở sảnh chính của toà nhà. Bên dưới vòm kính này là nhà máy đạn dược làm bằng gạch và chiếc đồng hồ Seiko (the Fob Watch) khổng lồ do một thành phố Nhật trao tặng. Từ 7h sáng đến 8h tối hằng ngày, chiếc đồng hồ sẽ hạ xuống một dàn vũ công gồm các thiên thần âm nhạc và 2 chú chim kookaburra trình diễn trên nền bài Waltzing Matilda.
- Shot Tower Museum, là bảo tàng nhỏ bên trong tháp đạn Shot Tower. Để tới chỗ này, bạn đi thang cuốn lên đoạn giữa tháp, băng ngang cửa hàng thời trang rồi theo bậc thang đi lên.
- Trung tâm thương mại QV, đường Swanston và Lonsdale Street (có 3 lối vào trên đường Swanston, 2 lối vào đường Lonsdale và lối vào ở đường Russell). Đây là khu phức hợp thương mại, ăn uống và chung cư độc đáo. QV có được xây trên nhiều tầng chức năng, với các lối đi bộ dẫn vào nhiều tầng khác nhau. Điểm nhấn ở đây là sân cỏ nhân tạo ở giữa trung tâm, cạnh quán cà phê Max Brenner và nhà hàng PappaRich. Mặt tiền có các shop giày & quần áo thời trang cùng nhiều quán cà phê rải rác bên trong các lối đi bộ dẫn vào trung tâm. Ở tầng hầm có siêu thị Woolworths và siêu thị quần áo - gia dụng BigW.
- Các toà nhà của đại học RMIT, dọc theo đường Swanston Street, giữa La Trobe Street và Franklin Street. Cơ sở chính của đại học RMIT nằm cạnh Melbourne Central, được thiết kế với nhiều toà nhà theo phong cách hiện đại, ấn tượng, thể hiện đúng tinh thần đổi mới sáng tạo của trường đại học này. Các toà nhà ấn tượng nhất trong đây là toà nhà số 16 và toà nhà số 80.
- Toà nhà 80 (Building 80) với mặt tiền gồm hàng trăm mảnh kính vỡ khánh thành năm 2012 là biểu tượng của trường và đã đạt nhiều giải thưởng kiến trúc lớn của Úc và quốc tế.
- Khu phức hợp Crown Casino: khu phức hợp gồm khách sạn 5 sao Crown, sòng bài Crown, và dải đi bộ phía bờ sông Yarra. Các nơi ấn tượng nhất là sảnh cầu thang giữa khu khách sạn và sòng bài, và màn biểu diễn lửa từ 9 cột cao ở bờ sông.
- Tháp Eureka: toà tháp cao 86 tầng, và trong một thời gian dài là cấu trúc cao nhất Nam bán cầu. Trên đỉnh tháp có tầng quan sát Skydeck, với góc nhìn tuyệt đẹp để chiêm ngưỡng trung tâm thành phố.
- Thuỷ cung Melbourne (Melbourne Aquarium).
Khuôn viên văn hoá
[sửa]- National Gallery of Victoria: Bảo tàng triển lãm nghệ thuật cổ và đương đại.
- Hẻm cà phê phố Degraves Street, Centre Place và Block Place: 3 ngõ hẻm cà phê nằm rất gần nhau, đại diện cho văn hoá uống cà phê phố thị của người Úc (ngồi bàn trên phố). Du khách đến những nơi này có thể ngồi tại quán uống cà phê tây, dùng bánh ngọt hoặc ăn nhẹ với các món điểm tâm kiểu Tây phương. Đầu ngõ Block Place hay có nghệ sĩ đường phố trình diễn. Hai ngõ Degraves nối thông với nhau, còn ngõ Block Place nối vào Block Arcade và Royal Arcade.
- Hẻm grafitti Hosier Lane (lối vào tại phố Flinders Street gần nhà thờ St Paul): một trong 2 ngõ hẻm của Melbourne cho phép vẽ grafitti tự do. Hẻm grafi
- Bờ sông Yarra ở Southbank (Southbank Promeade), từ chân cầu Princes Bridge đến khu phức hợp Crown. Phố đi bộ rộng rãi thoáng đạt ở bờ phía Nam sông Yarra. Đây là điểm ngắm trung tâm thành phố và nhà ga Flinders tuyệt đẹp, với nhiều chiếc cầu ngắn tao nhã nối hai bờ sông. Con phố này được mở rộng ở khu vực Quảng trường Queensbridge (Queensbridge Square), với dãy bậc thang ngồi màu đẻ, và chiếc cầu xe lửa Sandridge nơi có trưng bày danh tính và quê quán của các sắc tộc sinh sống trong tiểu bang.
- Sân khấu ở quảng trường Liên bang, nơi trình diễn các chương trình nghệ thuật vào mỗi cuối tuần hay các sự kiện văn hoá cộng đồng lớn.
Bảo tàng
[sửa]- Bảo tàng Melbourne, là bảo tàng khoa học lịch sử, xã hội tổng hợp, nằm trong Vườn Carlton phía sau Cung triển lãm Hoàng gia. Sinh viên & học sinh được miễn phí vé vào cửa/
- Bảo tàng Điện ảnh Úc, nằm trong một toà nhà thuộc Quảng trường Liên bang, chuyên trưng bày các hiện vật của ngành công nghiệp thứ bảy tại Úc. Bạn có thể tìm hiểu các hiệu ứng điện ảnh độc đáo qua các gian phòng trình chiếu tại đây. Miễn phí tham quan cho mọi du khách.
- Bảo tàng nhập cư Úc (Immigration Museum), 400 Flinders Street, Melbourne VIC 3000.
- Bảo tàng Toà nhà Ngân khố Cũ (Old Treasury Building Museum), đường Spring Street. Trưng bày lịch sử phát triển của Melbourne theo các chủ đề. Hiện tại có 6 chủ đề như sau: sự hình thành Melbourne, Melbourne thời kỳ là thủ đô Úc, thời kỳ Đào vàng, Melbourne Panorama, Văn thư lưu trữ Melbourne.
- Bảo tàng lịch sử Thành phố Melbourne: ở tầng 5,6 trong Thư viện tiểu bang. Các gian trưng bày về công cuộc khám phá Úc và Melbourne và người phương Tây, các hiện vật và các sắc tộc Melbourne thời kỳ đầu thành lập đến ngày nay.
- Bảo tàng người Hoa, 22 Cohen Place, Melbourne VIC 3000. Nằm trong một ngõ trên phố chính của Chinatown (phố Little Bourke Street).
Công viên
[sửa]Birrarung Marr
Vườn Alexandra - Queen Victoria Gardens
Vườn Bách thảo Hoàng gia (Royal Botanic Gardens)
Treasury Gardens
Flagstaff Gardens
Trải nghiệm
[sửa]- Đi xe điện tram trên phố Melbourne.
- Xem một số tiết mục nghệ thuật đường phố.
- Đi thuyền tham quan sông Yarra.
- Tham dự một lễ hội ở trung tâm thành phố
- Uống cà phê trong một ngõ hẻm nhỏ, hay trong một trung tâm mua sắm cổ điển.
- Xem một vở kịch, nhạc kịch trong nhà hát.
- Ngắm nhìn thành phố từ Vòng đu quay Melbourne Star.
- Uống bia trong quán bar.
Mua sắm
[sửa]Đồ lưu niệm
[sửa]- Chợ Queen Victoria Market. Không gian mái che phía sau gian chính của chợ là nơi bán đồ lưu niệm nhiều nhất. Bạn có thể mua số lượng lớn với giá cả phải chăng.
- Các cửa hàng lưu niệm trên phố Swanston, đoạn từ Flinders đến Bourke Street.
Quần áo
[sửa]- Bourke Street Mall
- Myer
- H&M
- David Jones
- Zara
Trung tâm mua sắm
[sửa]- Emporium, đường Lonsdale Street, giữa Swanston và Elizabeth Street. Trung tâm thời trang cao cấp do tập đoàn Myer quản lý. Sở hữu nhiều cửa hàng quần áo lớn, cùng 2 food court cao cấp. Có cầu đi bộ qua Melbourne Central phía Bắc, và Myer với David Jones phía Nam.
- Melbourne Central, trung tâm thương mại và tổ hợp giải trí của Melbourne. Có nhiều gian hàng thời trang, food court, rạp hát, siêu thị và cửa hàng dịch vụ. Đây là điểm tụ họp chính của giới trẻ và có nhà hàng Melbourne Central bên dưới.
- QV Melbourne, tổ hợp nhà hàng, shop thời trang và siêu thị, nằm ở gần Swanston và Lonsdale.
- The District Docklands, trung tâm thương mại có xu hướng thời trang khuyến mãi và giảm giá, nằm ngay gần siêu thị bán sỉ Costco và vòng đu quay Melbourne Star. Có khu ẩm thực ngay quảng trường dưới chân vòng đu quay. Nổi bật với gian triển lãm ảnh hình 3D ArtVo.
- DFO South Wharf: khu thương mại mua sắm dạng outlet lớn nhất Melbourne với hàng chục nhãn hàng thời gian, nội thất gia dụng.
- Spencer Street Outlet Centre, trung tâm mua sắm giá rẻ gần ga Southern Cross, được coi là DFO outlet thu nhỏ.
Siêu thị
[sửa]Coles và Woolworths là hai hệ thống siêu thị bán lẻ tổng hợp lớn nhất của Úc.
- Coles: có 3 siêu thị trong City.
- Siêu thị thứ nhất: ở tầng LG của trung tâm thương mại Melbourne Central, ngay trước lối vào nhà ga Melbourne Central.
- Siêu thị thứ hai, ở gần góc Elizabeth Street & Flinders Street.
- Siêu thị thứ ba, ở 201 Spencer Street, Melbourne VIC 3000
- Woolworths:
- Woolworths QV. ở tầng LG của trung tâm thương mại QV. Vào đây bằng bất kỳ lối nào trên phố Swanston, rồi theo bậc thang hay thang cuốn xuống tầng LG.
- Woolworths Flinders Street, 262 Flinders Street, Melbourne VIC 3000. Ngay đối diện nhà ga Flinders Street, gần góc đường Flinders và đường Elizabeth.
- Woolworths Southern Cross: ngay lối vào nhà ga Southern Cross, ở mặt tiền Spencer Street đi lên.
- Woolworths Victoria Harbour: Merchant Street, Docklands VIC
- Woolworths The District Docklands.
- Siêu thị châu Á (shop Tàu). là các cửa hàng chuyên bán gia vị, thực phẩm dành cho người châu Á.
- Tang Asian grocery
- QV Asian Grocery, trung tâm thương mại QV, gần lối vào ở đường Russell Street.
- Great Asian Foodstore, 222 Little Bourke Street, Melbourne.
- Little Hometown.
- Crown Asian Supermarket, 201 Spencer Street, Melbourne VIC 3000.
- Ace Mart, Lonsdale Street, Melbourne VIC 3000. Siêu thị Hàn Quốc.
- Asian Grocery Citimart, Melbourne VIC 3000, đối diện chợ Queen Victoria. Bán rượu soju giá rẻ nhất.
Thuốc men & thực phẩm chức năng
[sửa]Thuốc men & thực phẩm chức năng
[sửa]- Chemist Warehouse: hệ thống các nhà thuốc giảm giá, rất tiện lợi để mua thuốc kháng sinh, thực phẩm chức năng và hoá phẩm sinh hoạt hàng ngày.
- Priceline, đường Bourke Street Mall.
Kem dưỡng da lưu niệm
[sửa]- Red Phoenix, 220 Little Bourke Street
- Chinatown Duty Free Shop, 206 Little Bourke Street.
Cửa hàng tiện lợi
[sửa]- 7-Eleven: có rất nhiều trên các phố chính của Melbourne City, bán cà phê tự phục rẻ nhất Melbourne (từ $1 trở đi).
- Metro: là cửa hàng tiện lợi chi nhánh của Woolworths. Có ở trên đường Swanston và ở lối vào ga Melbourne trên đường Elizabeth Street.
Ăn
[sửa]Châu Á
[sửa]Trung tâm thành phố có đông đảo sinh viên và người châu Á sinh sống, do đó, các con phố lớn của City tập trung rất nhiều nhà hàng châu Á đa dạng với nhiều phong cách khác nhau.
Hàn Quốc
[sửa]Bình dân
[sửa]- Dae jang Geum, 235 Little Bourke Street, Melbourne VIC 3000. Chuyên phục vụ các món ăn lẻ, giá cả phải chăng.
- Mook Ji Bar. Giá cả bình dân, phục vụ nhanh, tiện lợi.
- Joomak. Nằm trong tầng hầm gần Đại học RMIT. Đây là điểm ăn uống ưa thích của giới trẻ. Giá cả bình dân.
- CJ Lunch Bar. Chuyên phục vụ các món ăn đơn giản, tiện lợi.
Thịt nướng
[sửa]- ChangGo, 70 Little La Trobe Street, Melbourne VIC 3000. Quán nướng Hàn đông khách nhất City. Menu rẻ, gần Melbourne Central.
- Dosirock, 1/280 Little Lonsdale Street, Melbourne VIC 3000. Nhà hàng Hàn Quốc với nhiều món đặc sản độc đáo, chuyên về nhậu.
- Woodoo Korean BBQ, 179 King Street, Melbourne VIC 3000. Giá cả hơi chát nhưng đồ ăn nhiều, phong phú.
Gà nướng
[sửa]- ABC
- Nene Chicken
- Pelicana Chicken
- Gami
Hoa
[sửa]Người Hoa là dân tộc chiếm số đông nhất trong trung tâm Melbourne, nên các nhà hàng Trung Hoa ở trung tâm thành phố cũng rất đa dạng và phong phú. Khá nhiều các nhà hàng nằm trên hai tuyến phố quanh Chinatown như Russell Street, Swanston Street và Little Bourke Street.
Bình dân
[sửa]- China Bar Swanston Street
- China Bar Russell Street.
- Hawker Chan.
- Ling Nan
- Juicy Bao
- Dumplings Plus.
Trung & cao cấp
[sửa]- Supper Inn: điểm ăn khuya của người Tây tại trung tâm thành phố Melbourne. Nổi tiếng với các món cháo (congee).
- Secret Kitchen
- China Red
- Peking Duck restaurant
- West Lake
- Crystal Jade.
- Din Tai Fung
Dumpling
[sửa]- Shanghai Street
- Tim Ho Wan.
Lẩu
[sửa]- David Hotpot
- Da Long Yi
- Dainty Sichuan, 149 Lonsdale Street, Melbourne VIC 3000.
- Xiaolongkan.
- Hutong Hotpot
Malatang.
[sửa]- Phong cách ăn mì chọn món từ quầy rất thịnh hành ở Trung Quốc, bắt đầu phổ biến tại Melbourne từ năm 2017.
- Noodle Queen 小小面.
- Little Sichuan.
- Yi Ma Yi La, 213 Russell Street, Melbourne.
- David Spicy Pot.
Mì
[sửa]- Tina's Noodle Kitchen.
- Lanzhou Noodle Bar. Phong cách mì Lan Châu miền Tây Trung Hoa.
- Noodle Villa
Vịt quay
[sửa]- Pacific BBQ Cafe
- Minh Xuong
- Dahu Peking Duck
Yumcha
[sửa]- West Lake.
- Shanghai Dynasty.
Mã Lai & Indonesia
[sửa]- PappaRich. Nhà hàng Malaysia nổi tiếng trong QV, và là franchise của PappaRich ở Mã Lai.
- Sarawak Kitchen. Nhà hàng Mã Lai-Hoa, nổi tiếng nhất là món mì khô Kolo.
- Blok M. Nhà hàng đặc sản Indo, nổi tiếng với các món ayam bakar (gà nướng) và ayam balado (gà nướng kiểu balado).
- Salero Kito. Nhà hàng Indo đặc sản Padang. Các món ăn đa số khá cay.
- Nelayan. Nhà hàng cơm bình dân của người Indo.
Nhật
[sửa]Sushi
[sửa]Sushi đã từ lâu là một món ăn đường phố thông dụng của người Melbourne, nhưng các nhà hàng sushi Nhật có nhiều chủng loại, từ nhỏ đến lớn và nhà hàng băng chuyền.
- Sushi Hub. có 3 cửa hàng trên khắp Melbourne. Các món sushi cuộn (maki) lớn và giá cũng đắt hơn.
- Sushi Sushi. có nhiều cửa hàng khắp Melbourne.
- Sushi Hotaru. Cửa hàng sushi băng chuyền.
- Sakura Kaiten. sushi băng chuyền.
- Sushi & Nori
- Shuji Sushi.
Mì
[sửa]- Hakata Gensuke
- Shujinko
Nhà hàng
[sửa]- Rice Workshop
- Gyoza Gyoza
- Unabara
- Wagaya
Thái
[sửa]- Dodee Paidang. Quán Thái nổi tiếng Nhất Melbourne, có biểu diễn ca nhạc mỗi tối.
- Isan Soul Thai Streetfood. Chuyên các món Thái, gần gũi với văn hoá và phong cách nhà hàng ở Thái Lan.
- Your Thai. Nhà hàng Thái bình dân, có chủ là người Việt.
- FOMO Thai. Nhà hàng phong cách sáng sủa, trang nhã.
Việt
[sửa]Trong trung tâm thành phố có hàng chục nhà hàng Việt đủ chủng loại. Tuy nhiên, quán phở và bánh mì dễ được tìm kiếm nhất, chủ yếu bán các món ăn nhanh, dễ làm cho khách hàng người nước ngoài không quá khó tính. Không có nhiều nhà hàng đặc sản Việt.
Phở
[sửa]Các quán này không chỉ bán phở, mà còn bán một số món dễ làm như bánh mì, chả giò, giỏi cuốn và một số món cơm sườn, cơm gà khác.
- Phở Mekong. Quán phở lâu đời nhất Melbourne, được các du khách trong ngoài Úc biết đến.
- Phở Dzũng, 234 Russell Street, Melbourne.
- Phở Thìn Australia, 389 Lonsdale Street, Melbourne VIC 3000. Franchise của Phở Thìn Việt Nam. Nổi tiếng với món phở tái lăn, nước dùng chuẩn vị Bắc.
- Phở Flinders Express, 288 Flinders Street, Melbourne VIC 3000.
- Phở Nom Emporium.
- Phở Nung Melbourne.
- Pho Melbourne, 170 William Street, Melbourne VIC 3000.
- Signature Pho Viet, 815 Flinders Street, Docklands VIC 3008.
Bánh mì
[sửa]Các quán này chủ yếu bán mang đi.
- Kennys Bakery Cafe, 2/446 Collins Street, Melbourne VIC 3000.
- Ba'get, 130 Russell Street.
- Vinhtam Bakery.
Nhà hàng
[sửa]Các nhà hàng sau đây bán nhiều món ăn đa dạng, đặc sản Việt Nam.
- District Mot, ngõ Rose Lane, Melbourne VIC 3000.
- Street Wrap.