Portland là một thành phố thuộc tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.
Giới thiệu
[sửa]Portland là một thành phố nằm nơi giao tiếp của hai con sông Willamette và Columbia trong tiểu bang Oregon. Với dân số 562.690[3] nó là thành phố đông dân nhất Oregon và hạng ba vùng Tây Bắc Thái Bình Dương sau Seattle, Washington và Vancouver, British Columbia. Khoảng 2 triệu người sinh sống trong Đại Portland, sắp hạng 23 trong danh sách các Vùng đô thị Hoa Kỳ. Portland được thành lập vào 1851 và là quận lỵ của Quận Multnomah; nó lấn ranh một chút vào hai quận Washington và Clackamas. Portland nằm trong vùng khí hậu duyên hải miền Tây, ấm vào mùa hè và có mưa nhưng mùa đông thì ôn hòa. Thời tiết lý tưởng cho trồng hoa hồng và hơn một thế kỷ qua Portland được mệnh danh là Thành phố Hoa hồng vì có rất nhiều vườn hoa hồng - đặc biệt nổi tiếng là Vườn Thí Nghiệm Hoa Hồng Quốc Tế. Portland cũng được biết đến là nơi có nhiều hãng nấu rượu bia nhỏ và cũng là nhà của đội bóng rổ Trail Blazers.
Lịch sử
[sửa]Năm 1843, William Overton nhận thấy vùng đất này có tiềm năng thương mải rất lớn nhưng ông thiếu vốn cần thiết để làm đơn xin chủ quyền sử dụng đất. Ông đồng ý hợp tác với một người khác là Asa Lovejoy từ Boston, Massachusetts: với 25¢, Overton được chia phần chủ quyền trên một diện tích đất rộng 640 mẫu Anh (2,6 km²). Overton sau đó bán lại phân nữa cho Francis W. Pettygrove từ Portland, Maine. Cả Pettygrove và Lovejoy đều muốn đặt tên cho thành phố mới này với tên thành phố ở quê hương của mình. Cuối cùng họ quyết định dùng đồng tiền sấp ngữa để định đoạt tên thành phố. Pettygrove thắng cuộc nên thành phố được đặt tên theo thành phố quê hương ông là Portland.[4] Cho đến ngày thành lập ngày 8 tháng 2, 1851 Portland chỉ có khoảng trên 800 cư dân,[5] một trại cưa chạy hơi nước, một khách sạn bằng gổ và một tờ báo tên là Tuần báo Người Oregon. Vào năm 1879, dân số tăng lên 17.500 người.[6] Vị trí của Portland rất thuận tiện cho lưu thông cả đường thủy và bộ ra Thái bình Dương: từ sông Willamette và sông Columbia và từ đại thung lũng nông nghiệp Tualatin qua con đường bằng phẳng vĩ đại "Great Plank Road" xuyên qua một thung lũng nằm trong dãy núi phía tây (hiện nay là Quốc lộ 26) đã mang lại cho Portland một lợi thế hơn so với các cảng lân cận và giúp nó phát triển nhanh hơn.[7] Nó vẩn là cảng chính tại vùng Tây Bắc Thái Bình Dương suốt hết thế kỷ 19 cho đến khi cảng nước sâu của Seattle nối được với các nơi còn lại của địa lục Hoa Kỳ bằng tàu hỏa, mở ra tuyến đường thông bộ mà không phải đi qua sông Columbia đầy tai ương. Lần đầu tiên Portland được gọi tên (Thành phố Hoa hồng) là vào năm 1888 bởi những du khách đến dự một hội nghị của Giáo hội Tân giáo(Episcopal Church). Biệt danh đó nhanh chóng trở thành quen thuộc sau cuộc triển lãm mừng sinh nhật 100 năm Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark năm 1905. Cũng trong ngày đó Thị trưởng Harry Lane đề nghị thành phố cần một ngày Lễ hội Hoa hồng[8] Lễ hội Hoa hồng Portland lần đầu được tổ chức hai năm sau đó và là tiếp tục là ngày lễ hội chính hàng năm cho đến bây giờ.
Địa lý
[sửa]Portland nằm ở cực bắc của vùng đông dân nhất Oregon là vùng thung lũng sông Willamette. Về văn hóa và chính trị thì vùng đô thị Portland biệt lập với những phần còn lại của thung lũng này nên khi địa phương ám chỉ vùng này thì thường không kể Portland. Mặc dù hầu hết Portland nằm trong Quận Multnomah, có vài phần nhỏ của thành phố nằm trong Quận Clackamas và Quận Washington với dân số ước tính trong giữa năm 2005 theo thứ tự là 785 và 1.455 người. Sông Willamette chạy về phía bắc qua trung tâm thành phố, chia tây nam và đông nam thành hai phần mà mỗi phần là một phần tư thành phố trước khi đi tạc nhẹ lên hướng tây bắc để nhập vào sông Columbia (sông này chia tiểu bang Washington và Oregon) một khoảng ngắn trên phía bắc thành phố. Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, thành phố có diện tích tổng cộng là 145,4 mi² (376,5 km²) trong đó 134,3 mi² (347,9 km²) là đất và 11,1 mi² (28,6 km²) hay 7,6% là nước. Portland nằm trên bề mặt vùng núi lửa chết Plio-Pleistocene được biết với tên gọi là Bãi Dung nham Boring.[9] Bãi dung nham này có ít nhất 32 ngọn núi hình nón như Núi Tabor, Portland,[10] và trung tâm của nó nằm ở vùng đông nam Portland. Núi lửa có nguy cơ hoạt động lại là Núi Hood nằm phía đông Portland, có thể được nhìn thấy ở nhiều phần của thành phố và núi lửa đang hoạt động là Núi St. Helens nằm về phía bắc trong tiểu bang Washington, có thể nhìn thấy từ xa trên cao điểm của thành phố, và nó đủ gần để rải tro lên thành phố trong lần phun lửa ngoạn mục năm 1980.
Khí hậu
[sửa]Portland có khí hậu ôn hòa và theo mùa. Portland có lượng mưa là 44 in và 155 ngày mưa trung bình mỗi năm. Tuyết rơi thì không thường lắm. Mặc dù nằm trong vùng khí hậu duyên hải phía tây, Portland lại có nhiều đặt điểm của khí hậu Địa trung hải. Thành phố có mùa đông ướt ôn hòa và mùa hè khô nóng. Những tháng hè (tháng 6 đến tháng 9) đánh dấu thời kỳ khô nhất, trung bình mưa không quá 1 in mỗi tháng nhưng cũng có những tháng hè có rất ít thậm chí là không mưa. Mùa mưa là từ tháng 11 đến tháng tư, khoảng 80% lượng mưa rơi trong năm xảy ra trong những tháng này. Nhiệt độ thấp vào mùa đông ở mức quanh 35 °F (2 °C), và mùa hè nóng trung bình khoảng 80 °F (27 °C), tuy nhiên gió nóng mùa hè với nhiệt độ vượt trên 100 °F (38 °C) cũng có xảy ra. Nhưng phần nhiều thì mùa hè Portland rất thú vị với ánh nắng phong phú. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận tại Portland là −3 °F (−19 °C) vào ngày 2 tháng 2, 1950. Nhiệt độ cao kỷ lục tại Portland là 107 °F (42 °C) được ghi nhận nhiều lần.
Đến
[sửa]Bằng đường hàng không
[sửa]Sân bay quốc tế Portland (IATA: PDX) có cự ly 9 dặm (15 km) về phía đông bắc của trung tâm thành phố, gần sông Columbia. Đó là một sân bay hỗn hợp dân sự/căn cứ không quân, có thể gây nhầm lẫn trên một số bản đồ. Phần lớn các hãng hàng không lớn đều có tuyến bay với Portland, mặc dù hãng Alaska Airlines vận chuyển nhiều nhất thông qua PDX, sử dụng Portland làm trung tâm của hãng. Các tuyến bay thẳng có sẵn với các trung tâm lớn nhất nước Mỹ sân bay, rất nhiều thành phố nhỏ ở Thái Bình Dương Tây Bắc (phục vụ của Alaska Airlines và United Express), và một số giới hạn các chuyến bay quốc tế đến Canada (Air Canada và Alaska Airlines), Tokyo và Amsterdam (Delta). Sân bay này có dịch vụ wifi miễn phí.
Một chuyến xe taxi từ sân bay đến trung tâm thành phố có giá cước khoảng 35 USD, nhưng sân bay Portland cũng được nối với nhau bằng giao thông công cộng, cho phép bạn tiết kiệm khá nhiều tiền. Lựa chọn thuận tiện nhất là MAX, hệ thống đường sắt nhẹ TriMet. Chỉ cần theo chỉ dẫn MAX Red Line trong nhà ga sân bay, gần khu vực nhận hành lý. Trung tâm thành phố đi xe mất khoảng 30 phút và chi phí $ 2,50, trong đó bao gồm một chuyển tốt trong hai giờ với chuyển không giới hạn với bất kỳ xe buýt TriMet hoặc xe lửa, hoặc thậm chí một chiếc xe buýt C-TRAN (trừ xe buýt cao tốc), phục vụ Vancouver, Washington.
Để đến được trung tâm thành phố từ sân bay bằng xe hơi, có Interstate 205 về phía nam đến Interstate 84, sau đó đi về phía tây và theo các bảng hiệu chỉ đến trung tâm thành phố.
Hai lưu ý quan trọng về việc trả lại một cho thuê xe tại sân bay:
- Khi trở về đến sân bay, theo những dấu hiệu ở trong làn đường bên trái. Rất dễ dàng để nhầm lẫn thoát quá sớm tại lối ra tháp kiểm soát/xe buýt đưa đón. Bạn cần phải rẽ về bên phải (với đường cao tốc) và không đi thẳng.
- Nếu bạn cần đổ đầy bình xăng trước khi trở về xe, cần biết rằng không có trạm xăng trong khu vực thương mại giữa các sân bay và I-205 (Cascade Station). Nếu bạn đang lái xe về phía bắc I-205, đi theo lối Sandy / Killingsworth (Exit 23-A) để đến trạm xăng gần nhất và dễ tiếp cận nhất của sân bay.
Bằng tàu điện/hỏa
[sửa]Bằng ô-tô
[sửa]Bằng xe buýt
[sửa]Bằng tàu
[sửa]Đi lại trong thành phố
[sửa]Tham quan
[sửa]Chơi
[sửa]Học
[sửa]Làm việc
[sửa]Mua sắm
[sửa]Ẩm thực
[sửa]Giá tiền
[sửa]Bình dân
[sửa]Hạng sang
[sửa]Uống
[sửa]Ngủ
[sửa]Giá
[sửa]Bình dân
[sửa]Hạng sang
[sửa]An ninh
[sửa]Y tế
[sửa]Liên lạc
[sửa]Ứng phó
[sửa]Điểm tiếp theo
[sửa]Wikipedia có sẵn bài viết về Portland (Oregon) |