Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Saint Petersburg (tiếng Nga: Санкт-Петербург; đọc là Xanh Pê-téc-bua, tức là "Thành phố Thánh Phêrô") còn được biết đến là Petrograd từ 1914-1924 và Leningrad từ 1924-1991, là thành phố lớn thứ hai và cố đô của nước Nga, nằm trên châu thổ sông Neva và trên một hòn đảo cận kề; thông với Vịnh Phần Lan. Dân số theo thống kê của năm 2005 là 4.7 triệu người, còn diện tích là trên 670 kilômét vuông (diện tích tổng thể còn lớn hơn nhiều và là 1.439 kilômét vuông, với gần 5 triệu 550 ngàn dân).

Khu vực[sửa]

Map of St Petersburg's districts
Trung tâm
Nằm giữa Neva ở phía bắc và kênh đào Obvodny ở phía nam và cắt qua bởi các con sông Fontanka và Moika, khu vực này đã là trung tâm của Saint Petersburg kể từ thập niên 1730. Nó bao gồm các Bảo tàng Hermitage và đại lộ chính của thành phố,Nevsky Prospekt, và có đầy đủ các tượng đài di tích kiến ​​trúc của cuối thế kỷ 18-19.
Đảo Vasilievsky
Một thời gian ngắn được quan niệm là trung tâm thành phố khoảng thập niên 1720 và lưu trữ các cảng biển từ thập niên 1730 thông qua vào giữa thế kỷ 19, phần phía đông của đảo Vasilievsky từ lâu đã là "trung tâm của đời sống học thuật của thành phố. Nhiều ví dụ về kiến trúc thế kỷ 18 cũng như các quần thể nổi tiếng thế kỷ 19 đầu của Phân chia Đảo Vasilievsky ở đây. Các phần phía tây hơn đã dần dần phát triển kể từ năm 1850.
Petrograd Side
Nơi đây có địa điểm thành phố được thành lập năm 1703 và bao gồm Pháo đài Peter và Paul có niên đại nửa đầu thế kỷ 18, nhưng phần lớn phần còn lại quận này được xây vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 và phong phú về kiến trúc nổi bật giai đoạn đó. Các đảo phía tây bắc của nó đã là một khu vực giải trí bao gồm chủ yếu là do công viên, biệt thự và các cơ sở thể thao.
Bắc Saint Petersburg
Chủ yếu là một khu vực đô thị dành cho dân đi làm đi lại của khối căn hộ thời Xô Viết đơn điệu và thường xấu xí. Có một số mốc đáng chú ý rải rác trên nó, chẳng hạn như Học viện Lâm nghiệp với công viên của nó, Học viện Quân y, Đại học Bách khoa và Phật giáo Datsan, đặc biệt là ở các khu gần các quận trung tâm, nhưng nếu không có chút để xem ở đó. Nó chứa Ga tàu hỏa Finlyandsky.
Nam Saint Petersburg
bị đánh giá thấp bởi hầu hết du khách, khu vực này có kiến ​​trúc tuyệt đẹp và các tòa nhà công nghiệp Stalin tuyệt vời. Một quận công nghiệp trước đây, đó là nơi các cuộc đình công trước cuộc cách mạng năm 1917, và trong bối cảnh của cuộc bao vây Leningrad trong Thế chiến II. Nhiều điểm hấp dẫn mà ở các thành phố khác sẽ hội đủ điều kiện là "phải xem", chẳng hạn như Khải Hoàn Môn Narva, Thánh đường Chesme và Đài quan sát Pulkovo, nằm ​​rải rác trên nó, đặc biệt là ở các khu gần các quận trung tâm. Trong những năm 1930, chính quyền Xô Viết kế hoạch để di chuyển các trung tâm thành phố phía nam.
Hữu Ngạn
Rất ít được khách đến thăm, khu vực này tổ chức các nhà máy thuốc súng lịch sử, một vài nhà thờ đẹp và công viên, Ice Palace khúc côn cầu trường và Nhà ga tàu hỏa Ladozhsky.

Giới thiệu[sửa]

Saint Peterdburg được mệnh danh là Venice phương bắc

Sankt-Peterburg là một trung tâm lớn thứ nhì sau Moskva về kinh tế, văn hóa và khoa học của Nga, nhưng nếu nói về phương diện tham quan du lịch thì nó còn hơn cả Moskva cổ kính. Thành phố còn được gọi là thủ đô phía Bắc của Nga, đã được tổ chức UNESCO thừa nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của thế giới. Vào năm 2004 Sankt-Peterburg đã đón nhận 3,4 triệu du khách từ khắp thế giới. Số du khách đến thăm thành phố trong những năm gần đây tăng liên tục. Do thành phố có một hệ thống kênh đào chằng chịt với vô số những chiếc cầu cổ kính ở bên trên nên nó cũng được mệnh danh là Venice của phương Bắc. Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi (59,93 độ vĩ bắc và 30,32 độ kinh đông), thành phố có các ngành công nghiệp phát triển như: đóng tàu (với xưởng đóng tàu nổi tiếng mang tên Baltic); cơ khí (với các xưởng Electrosila, xưởng Kirov); điện kĩ thuật và điện tử; luyện kim và kim loại màu; hóa chất, và nhất là cao su; dệt vải, may mặc; giày da; in ấn; gỗ, giấy; vật liệu xây dựng và thực phẩm.

Sông Neva được gọi là "phố chính" của Sankt-Peterburg. Sankt-Peterburg còn là một đầu mối giao thông lớn về đường sắt và đường bộ và là một trong những cảng biển lớn nhất của Nga. Đây cũng là căn cứ chính của hải quân Nga (Hạm đội Baltic). Cảng sông được các tuyến đường thủy nối liền với các biển Bạch Hải, biển Azov, biển Caspi và biển Đen. Thành phố cũng có một phi trường quốc tế: Sân bay Pulkovo Do thành phố này nằm ở vị trí rất xa về phương Bắc nên nó còn nổi tiếng với hiện tượng các đêm trắng, là các đêm sáng như trăng rằm mà không hề có trăng. Do sự khúc xạ ánh sáng Mặt Trời từ phía bên kia Địa cầu đang là "ban ngày", vượt qua miền Cực Bắc để tỏa sáng xuống thành phố. Đôi khi cũng có thể trông thấy hiện tượng cực quang. Thành phố có 41 trường đại học, trong đó có trường tổng hợp, trên 170 viện nghiên cứu khoa học, trên 2.000 thư viện (trong đó có Thư viện mang tên Mikhain Jevgraphovic Saltikov-Shchedrin), đài quan sát thiên văn Pulkovo, Nhà hát Maria, trong những năm 1920–1992 là Nhà hát Nhạc kịch Opera và Ballet mang tên Sergey Kirov. Ở đây cũng có phòng hòa nhạc vốn nổi tiếng trên thế giới, được thành lập từ năm 1862. Sankt-Petersburg cũng là một trong những trung tâm bảo tàng trọng yếu của Châu Âu, tài nguyên này thuộc về Bảo tàng Ermitage và Bảo tàng Nga. Kề liền với thành phố có những địa danh du lịch – tĩnh dưỡng như khu Pushkin, Petrostation, Pavlovsk, Zielonogorsk, Siestrorieck hoặc là Gatchina.

Lịch sử[sửa]

Vấn đề danh dự của Sa hoàng Nga từ các triều đại Romanov là phải tạo đường thủy liên kết với Biển Baltic. Trong vòng hơn 100 năm liên tiếp mà tất cả các đời Sa hoàng đều không đạt được mục tiêu như ý muốn. Phải đến thời Pyotr Đại Đế (Pyotr I) người Nga mới tới được biển Baltic. Nhờ có cuộc chiến tranh phương Bắc, chống lại Thụy Điển trong những năm 1701–1721 và nhờ chiến thắng trong trận Poltava vào năm 1710, cũng như những thỏa ước hòa bình có lợi tại Nystad, Sa hoàng Pyotr I đã có thể khai thác các miền ven biển.

Giấc mơ lớn nhất của Sa hoàng là xây dựng một thành phố thật qui củ để qua đó chứng tỏ sự hùng hậu của nước Nga. Dự án của công trình này được bắt đầu ngay từ năm 1703 trên Hòn đảo con thỏ giành được từ tay người Thụy Điển (người Viking). Công trình được xây dựng đầu tiên trên đảo là pháo đài SanktPiterburh, ngày nay gọi là Pháo đài Petro-Pavlov, thực hiện theo lệnh của Sa hoàng ngày 16 tháng 5, năm 1703 (là ngày 27 tháng 5 tính theo lịch Gregory). Ngày này được công nhận là "ngày khai sinh" của thành phố. Trên phiến đá kỉ niệm dịp này người ta đã khắc dòng chữ như sau: "Ngày 16 tháng 5, năm 1703, thành phố Sankt-Peterburg đã được Sa hoàng và Hoàng tử Aleksei Petrovich xếp đặt".

Vào năm 1917, thành phố được đổi tên thành Petrograd. Lúc này, triều đại Sa hoàng cuối cùng, Nikolai II, là triều đại rối ren. Chiến tranh với Nhật Bản không được ủng hộ. Chính sự thất bại đã châm ngòi cho những cuộc biểu tình phản đối trên đất nước. Ngày chủ nhật 22/1/1905, quân đội đã nã súng vào đoàn người biểu tình trước Cung điện Mùa đông ở Sankt Peterburg. Khoảng 1000 người biểu tình đã thiệt mạng. Trong đó có cả phụ nữ và trẻ em đã chết. Sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu đã bị nhân dân toàn thế giới lên án. Các cuộc nổi dậy của nông dân, bãi công, biểu tình, ám sát và binh biến diễn ra liên tiếp, cho đến khi Sa hoàng Nikolai miễn cưỡng chấp nhận yêu sách của những người phản đối. Tháng 10 năm 1905, Sa hoàng Nikolai đã ký một văn kiện hứa đảm bảo quyền tự do ngôn luận và thành lập một hạ viện thông qua bầu cử - viện Duma.

Tình hình vẫn không giảm sau năm 1916, giá thức ăn tăng gấp 4 lần. Đoàn người chờ bánh mì trước Cung điện Mùa đông bắt đầu gây náo loạn. Trong khi đó, quân lính không theo lệnh vua, đứng ra lãnh đạo đoàn người biểu tình. Dân chúng luôn yêu cầu Sa hoàng phải thoái vị. Sau sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu, không một quốc gia Châu Âu nào đồng ý tiếp nhận vị Sa hoàng bị trục xuất này.

Cách mạng tháng Hai đã lật đổ Sa hoàng và chế độ phong kiến, lập nên thể chế dân chủ (tư sản), Chính phủ lâm thời thành lập do Kerensky đứng đầu. Nhưng những người Bolshevik đứng đầu là Vladimir Ilyich Lenin và Lev Trotsky tiếp tục đấu tranh, tổ chức những cuộc nổi dậy lan rộng trên đất nước. Đến ngày 7/11/1917 (theo lịch cũ của Nga là thàng 10), cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã thành công, lật đổ Chính phủ Lâm thời và lập ra nhà nước công nông đầu tiên.

Tháng 9 năm 1941, quân Đức bao vây Leningrad (Sankt Peterburg ngày nay). Cuộc chiến kéo dài 872 ngày. Gần một triệu người đã chết vì bom đạn, đói khát và bệnh tật. Khi quân Đức tiến vào thành phố, nhiều người đã trốn thoát. Tuy nhiên gần ba triệu người đã bị bắt.

Không có chất đốt để sưởi ấm và nước để uống, thức ăn không đủ. Trong tình tràng thiếu thốn đó, thịt của động vật nuôi, chuột và chim được sử dụng để nuôi con người. Chỉ tính riêng trong tháng Giêng và tháng Hai, đã có tới 200 nghìn người phải bỏ mạng. Cuối cùng, cuộc phong toả chấm dứt vào ngày 27/1/1944.

Trải qua các thời kỳ Lenin, Stalin, cuối cùng, Liên Xô tan rã thành 15 nước khác nhau. Tên thành phố từ Leningrad đổi thành cái tên ban đầu, là Sankt Peterburg. Nền kinh tế bắt đầu khôi phục lại. Tự do ngôn luận đã tạo một môi trường sôi động cho đời sống xã hội. Các hoạt động tôn giáo và nghệ thuật được phát triển. Du lịch trở thành nền kinh tế chính của thành phố. Các điểm đến du lịch hấp dẫn, như Cung điện mùa đông, Cung điện mùa hè...đẹp tuyệt vời sáng chói giữa phương Bắc lạnh giá của Nga khiến cho thành phố này như một Venice của phương Bắc.

Đến[sửa]

Bằng đường hàng không[sửa]

Sân bay Pulkovo (tiếng Nga: Аэропорт Пулково) (IATA: LED, ICAO: ULLI) là sân bay quốc tế phục vụ Sankt-Peterburg, Nga, cách thành phố 16 km về phía Nam.

Bằng tàu điện/hỏa[sửa]

Bằng ô-tô[sửa]

Bằng xe buýt[sửa]

Bằng tàu[sửa]

Đi lại trong thành phố[sửa]

Tham quan[sửa]

Chơi[sửa]

Học[sửa]

Làm việc[sửa]

Mua sắm[sửa]

Ẩm thực[sửa]

Giá tiền[sửa]

Bình dân[sửa]

Hạng sang[sửa]

Uống[sửa]

Ngủ[sửa]

Giá[sửa]

Bình dân[sửa]

Hạng sang[sửa]

An ninh[sửa]

Y tế[sửa]

Liên lạc[sửa]

Ứng phó[sửa]

Điểm tiếp theo[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!