Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
48.391.5Nhấp để xem trên bản đồ toàn màn hình
Từ Wikivoyage

Tây Mông Cổ là một khu vực của Mông Cổ, bao gồm các tỉnh (aimag) Bayan-Ölgii, Hovd, Uvs và Zavkhan. Đây là vùng xa xôi nhất của đất nước với những con đường trải nhựa từ thủ đô Ulaanbaatar, kéo dài suốt 320 km (200 dặm) trước khi kết thúc tại điểm cực đông của Zavkhan. Khu vực này đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Đây cũng là quê hương của người Kazakh, người Oirat và người Khalkha. Các đặc điểm tự nhiên nổi bật bao gồm dãy núi Altai, hồ Uvs, các dòng sông, rừng và thảo nguyên. Trải rộng khắp khu vực là vô số địa điểm khảo cổ với các bức tranh trên đá, tượng đá, tu viện và pháo đài cổ có niên đại cách đây 10.000 năm.

Các thành phố[sửa]

Map
Bản đồ Tây Mông Cổ
  • 1 Hovd có pháo đài Mãn Châu và các bức vẽ trong hang động. Đây cũng là nơi sinh sống của 10 bộ lạc khác nhau.
  • 2 Ölgii là trung tâm văn hóa của người Kazakh tại Mông Cổ, với những thợ săn đại bàng, tượng đá và vườn quốc gia.
  • 3 Ulaangom là quê hương của người Tuva và người Dorvod, nằm gần hồ nước mặn lớn Uvs.
  • 4 Uliastai là một trong ba khu định cư lâu dài của người Mông Cổ trước thể kỷ 20.
  • 5 Tosontsengel, đô thị lớn thứ hai của tỉnh Zavkhan trên sông Ider. Đây là một điểm bắt đầu cho các chuyến du ngoạn đến dãy núi Khangai.

Các điểm đến khác[sửa]

Ngôn ngữ[sửa]

Tiếng Mông Cổ có địa vị chính thức, mặc dù tiếng Kazakh mới là ngôn ngữ mẹ đẻ của hầu hết Bayan-Ölgii và một số dân tộc ở Hovd. Những người đứng tuổi có thể nói tiếng Nga, còn tiếng Anh thì hầu như không ai sử dụng.

Đi tiếp[sửa]

Bài viết này không có dàn bài, hoặc dàn bài viết không đầy đủ và không chính xác. Xin hãy giúp bổ sung dàn bài và phát triển bài viết!