Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Lào
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Viêng Chăn
Chính phủ Quốc gia cộng sản
Tiền tệ Kip (LAK)
Diện tích tổng cộng: 236.800 km2
nước: 6.000 km2
land: 230,800 km2
Dân số 6.521.998 (ước tính tháng 7/2007)
Ngôn ngữ Tiếng Lào (chính thức), tiếng Pháp, tiếng Anh, và nhiều tiếng dân tộc khác
Tôn giáo Phật giáo 60%, vô thần và tôn giáo khác 40% (including various Christian denominations 1.5%)
Hệ thống điện 220V/50Hz (European & US plugs)
Mã số điện thoại +856
Internet TLD .la
Múi giờ UTC +7

Lào là một quốc gia không giáp biển thuộc vùng Đông Nam Á. Lào giáp với Việt Nam ở phía đông, Trung Quốc phía bắc, Thái Lan phía tây, Myanmar phía tây bắc và Campuchia ở phía nam.

Tổng quan[sửa]

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp biên giới nước Myanma và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây. Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn Tượng; ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao (chữ Hán: 哀牢), Lão Qua (chữ Hán: 老撾).

Lịch sử[sửa]

Lịch sử của Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu (南詔).Mãi cho đến thế kỷ 13, lãnh thổ nước Lào hiện nay vẫn thuộc về đế chế Khmer, rồi đến vương quốc Sukhothai. Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngừm (Fa Ngum) lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang (Lạn Xạn). Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Miến Điện và Xiêm.

Đến thế kỷ 18, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số tiểu vương quốc còn lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ 19 và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893. Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của vua Sisavang Vong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp ước Genève, công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.

Khi chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương, năm 1968 quân tình nguyện Việt Nam sang tham chiến cùng quân Pathet Lào, chống lại chính phủ vương quốc Lào và quân đội Hoa Kỳ. Năm 1975 phong trào cộng sản Pathet Lào do Hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo đã xóa bỏ chính quyền vương quốc Lào, đưa vua Savang Vatthana vào trại học tập cải tạo và nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Ngày 2/12/1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày này cũng được lấy làm ngày quốc khánh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Lào là thành viên Liên Hiệp Quốc từ ngày 14/12/1955. Những năm cuối thập niên 1980, Lào thực hiện chính sách nới lỏng kiểm soát kinh tế. Năm 1997 quốc gia này gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay quan hệ với Việt Nam vẫn là cơ bản trong chính sách đối ngoại của Lào.

Địa lý[sửa]

Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp với biển. Lào giáp Trung Quốc ở phía Bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở phía Nam với đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía Đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanmar ở phía Tây Bắc với đường biên giới dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía Tây với đường biên giới dài 1835 km.

Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam.

Khí hậu[sửa]

Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Chính trị[sửa]

Chính trị Lào duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua.

Lào thông qua hiến pháp mới năm 1991. Trong năm sau đó đã diễn ra bầu cử Quốc hội với 85 đại biểu. Các thành viên quốc hội được bầu bằng bỏ phiếu kín. Quốc hội do cuộc bầu cử năm 1997 tăng lên thành 99 đại biểu đã thông qua các đạo luật mới mặc dù cơ quan hành pháp vẫn giữ quyền phát hành các sắc lệnh liên quan. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra tháng 2 năm 2002 với 109 đại biểu.

Vùng[sửa]

Bản đồ của Lào với các vùng
Bắc Lào (Đường mòn Ban Nalanl, Khu bảo tồn thiên nhiên Bokeo, Houay Xai, Luang Prabang, Luang Namtha, Muang Ngoi Neua, Muang Long, Muang Ngeun, Muang Xay, Nong Khiaw, Pakbeng, Vieng Phoukha)
Các bản trên đồi núi, núi non và cố đô
Trung Lào (Viêng Chăn, Phonsavan, Cánh đồng chum, Tha Khaek, Động Tham Nong Pafa, Vang Vieng, Vieng Xai)
Thủ đô và các thôn quê
Nam Lào (Champasak, Pakse, Savannakhet, Si Phan Don)
Đồng bằng Mê Kông, núi non và là khu vực ít được du khách ghé thăm nhất

Thành phố[sửa]

  • Viêng Chăn, thủ đô, nằm bên dòng Mê Kông, thành phố lớn nhất.
  • Luang Prabang, UNESCO công nhận Di sản thế giới. Thành phố nổi tiếng với rất nhiều ngôi đền của nó, kiến trúc thời thuộc địa, và chợ đêm sôi động
  • Huay Xai - ở phía bắc, trên sông Mekong và biên giới với Thái Lan
  • Luang Namtha - trung tâm của phía bắc, được biết nhiều vì trekking
  • Muang Xay - còn được gọi là Oudomxay, thủ đô của tỉnh đa sắc tộc của Oudomxay
  • Pakbeng - nửa điểm trên thuyền chậm qua đêm giữa Huay và Luang Prabang
  • Pakse - cửa ngõ vào Phú di tích Wat và "bốn ngàn hòn đảo" (Si Phan Đôn)
  • Savannakhet - ở phía nam trên sông Mekong, nối với nhau bằng cầu nối Mukdahan của Thái Lan
  • Tha Khaek - một cơ sở phổ biến để khám phá vườn quốc gia Phou Hin Boun bao gồm hang động nổi tiếng Konglor

Các điểm đến khác[sửa]

Đến[sửa]

Công dân các nước Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ và ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines có thể vào Lào được miễn visa [1]; tất cả du khách cần có visa theo mẫu dành cho khách du lịch (cho 1 hoặc có thể 2 tháng) được lãnh sự hoặc đại sứ quán cấp. visa lúc đến cũng được cấp cho hầu hết công dân các nước tại Viêng Chăn, Luang PrabangPakse, cũng như Cầu hữu nghị Thái-Lào giữa Nong KhaiThái Lan và Viêng Chăn và biên giới Lào/Việt Nam. Visa cũng được cấp khi vào Lào qua ngõ Stung Treng (Campuchia), mặc dù các nhà khách ở Campuchia và Lãnh sự quán Lào ở Phnom Penh sẽ nói rằng không cần trả phí cho dịch dụ visa. Khi nộp đơn xin visa du lịch hoặc visa lúc đến, 1 (có thể 2 ở Đại sứ quán Lào) hình passport (bạn có thể trả 1 USD "phí" để miễn yêu cầu này).

Bằng đường hàng không[sửa]

Sân bay quốc tế Wattay ở Viêng Chăn, có tuyến bay thẳng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sân bay Luang Prabang ở Luang Prabang có tuyến bay thẳng Hà Nội.

Bằng tàu hỏa[sửa]

Bằng ô-tô[sửa]

Từ Việt Nam có thể đi đường bộ theo quốc lộ 9 qua cửa khẩu Lao Bảo hoặc quốc lộ 12 qua cửa khẩu Cha Lo qua Lào. Đường hai làn xe rải nhựa.

Bằng đường bộ[sửa]

Việt Nam:

Có 6 cửa khẩu giữa Lào và Việt Nam, gồm:

  • Donsavanh - Lao Bảo - đến/đi Savannakhet
  • Đèo Keo Nua
  • Lak Sao - đến/đi tỉnh Khammouan
  • Nam Căn - đến/đi Cánh đồng Chum
  • Na Meo - đến/đi Sam Neua
  • Tay Trang - đến/đi Muang Khua và Nong Khiaw
  • Bờ Y (thị trấn gần nhất phía Việt Nam là Ngọc Hồi và phía Lào là Attapeu)

Bằng xe gắn máy từ Trung Quốc[sửa]

Đi xe đến cửa khẩu Tay Trang, bạn sẽ phải điền một mẫu đơn "tạm xuất - tái nhập" và xuất trình phiếu đăng ký xe gắn máy đồng thời trả phí là 10 đô la Mỹ. Sau khi trình hải quan bạn sẽ được đóng tem xuất trên đơn.

Bạn phải lái xe gần 6 km ở vùng núi để đến hải quan Lào. Các nhân viên hải quan tại cửa khẩu đòi 5.000 Kip cho chi phí chung và 25.000 Kip cho việc nhập khẩu xe. Họ tự điền vào mẫu đơn và cấp visa 30 ngày. Thủ tục mỗi bên mất khoảng 20 phút.

Đi lại[sửa]

Ngôn ngữ[sửa]

Tiếng Lào là ngôn ngữ chính thức. Đây là một ngôn ngữ có thanh điệu và khá gần với tiếng Thái. Do sự phổ biến của truyền thông Thái Lan tại Lào, nhiều người dân Lào có thể hiểu được tiếng Thái.

Du khách luôn được khuyến khích và hoan nghênh khi cố gắng sử dụng tiếng Lào với người bản địa, kể cả khi bạn chỉ biết một số từ nhất định. Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến đối với giới trẻ ở Lào tuy nhiên mức độ thành thạo vẫn còn thấp. Tại một số khu du lịch, trẻ em Lào đôi khi bắt chuyện với du khách bởi các em được thầy cô yêu cầu làm như một bài tập về nhà. Sau khi nói chuyện, các em có thể nhờ du khách chụp ảnh và kí tên để đem về nộp nhà trường. Đối với khách du lịch, đây là một cơ hội tốt để biết thêm những địa danh du lịch thú vị.

Tại Lào, một số ít người cao tuổi có thể nói được tiếng Pháp, di sản từ thời kì thuộc địa.

Mua sắm[sửa]

Tiền Lào là kip, tiền này không quy đổi được ở bên ngoài nước Lào, giá trị không ổn định và thường bị lạm phát. Tỉ giá vào tháng 8 năm 2013, 1 USD quy đổi xấp xỉ 8.000 kip. Đối với tiền Việt, 1.000.000 đồng Việt Nam đổi được khoảng 380.000 kip [2], hay 1 kip có giá trị xấp xỉ 2,7 đồng. Du khách nên sử dụng hết tiền kip bên trong lãnh thổ Lào. Bạn cũng có thể đổi tiền tại sân bay trước khi rời Lào. Vì việc đổi tiền tại sân bay bắt đầu từ 9 giờ sáng nên bạn nên chú ý nếu đặt chuyến bay buổi sớm rời nước này.

Tờ tiền giấy mệnh giá 100.000 kip không phổ biến (mặc dù thỉnh thoảng bạn có thể rút được từ máy ATM). Những tờ tiền giấy phổ biến gồm 500, 1000, 2000, 5000, 10.000, 20.000 và 50.000 kip. Nếu bạn rút 1.000.000 kip từ máy ATM, thông thường bạn sẽ được nhận 20 tờ 50.000 kip và điều này có thể gây ra chút ít phiền toái. Ngày nay, việc chấp nhận đồng USD không còn phổ biến như trước nữa. Bạn thỉnh thoảng vẫn có thể sử dụng đôla Mỹ để thanh toán nhưng với giá trị bị bớt đi 5-10%. Người Lào có thể chấp nhận đồng bạt Thái dọc theo biên giới với Thái Lan, trong đó có thủ đô Viêng Chăn. Tuy nhiên đối với hầu hết những vùng nông thôn Lào, chỉ có tiền kip là được sử dụng.

Chi phí[sửa]

Hướng phát triển chính của Lào là dựa vào du lịch, nó như là "một con bò cho sữa". Họ nắm bắt bất kỳ thứ gì mà khác du lịch sẵn sàng chi trả. Gần đây giá cả đã vượt hơn chi phí của nước láng giềng Thái Lan mặc dù tiêu chuẩn thấp hơn. Khách sạn có chất lượng thấp hơn, và chi phí cao hơn so với Thái Lan hay Campuchia. Chất lượng ở những trung tâm du lịch như Luang Prabang và Vang Vieng còn thua các thị trấn và làng nhỏ hơn.

Không giống như ở Thái Lan, thăm viếng chùa chiền ở Luang Prabang không có miễn phí mà phải trả khoảng 10.000 KIP.

Chi phí ở Lào đắt hơn ở Thái Lan và Campuchia, hầu hết hàng hóa, xăng dầu và thực phẩm đều được nhập khẩu từ Thái LanViệt Nam, và do hầu hết người dân có thói quen (đặc biệt là tài xế tuk tuk) xem 1 đô la Mỹ tương đươngg 10.000 kip, nhưng thực tế chỉ có 8.000 ăn 1 đô, do đó nhớ trả giá với tài xế tuk tuk và khi mua sắm tại các chợ.

2nd opinion: Ngoài các trung tâm du lịch giá phòng khoảng 2,50 USD, và thậm chí ở Si Phan Don là 5 USD/đêm.

Thức ăn[sửa]

Món ăn Lào có khá nhiều món ngon, có thể kể ra như: gà nướng, lạp, lạp xưởng, thịt heo hấp măng (hoặc cá hấp lá chuối), gà (cá) nấu me, rau luộc, cơm (xôi). Ngoài ra còn có các món khác như như: ếch, mực chiên tỏi, sườn nướng, nem chua cá thịt… Ẩm thực Lào, ngoài các món này, còn có những món được xem là đặc sản như: Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm đu đủ gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị ăn rất lạ. Ngoài Tam Maak Hung còn có các món như Thoót mú đẹt điêu, tôm dâm cung, cá nướng… Mỗi món đều có các nguyên liệu khác như Lạp được làm bằng thịt heo, băm nhỏ, trộn gia vị Lào, ăn với xôi hoặc cơm, trộn chung với ớt cay, cá nướng được ướp muối ngoài da, khi nuớng chín, da cá không cháy nhưng phủ trắng lớp muối, thịt cá không dính vào da, mùi thơm, chấm với nước "chẻo" (đặc chế từ ớt, tỏi, hành, mắm, muối, bột ngọt và chanh).

Đồ uống[sửa]

Đồ uống phổ biến của Lào phải kể đến là Bia Lào, được làm từ gạo jasmine Lào và là một trong số ít sản phẩm của Lào được xuất khẩu. Loại có nhãn hiệu vàng có đầu hổ có thể tìm thấy ở mọi nơi, và loại chai lớn 640 ml có giá không quá 10.000 đến 15.000 kip trong các nhà hàng. Nó có 3 dạng: loại gốc (5%), đen (6,5%) và nhẹ (2,9%).

Chỗ nghỉ[sửa]

Những chỗ nghỉ bên ngoài những điểm du lịch trong thung lũng sông Mê Kông ít chủ yếu là khách sạn thường và nhà khách, nhưng có rất nhiều tốt và khách sạn giá trung bình và cả nhà khách, và một vài khách sạn đắt tiền ở Viêng Chăn và Luang Prabang. Pakse có Champasak Palace.

Làm[sửa]

Làm tình nguyện viên [3].

Xông hơi

Một thứ thư giãn của người Lào là xông hơi thảo dược. Thường dễ tìm kiếm các dịch vụ này, chỉ một chòi tre, bếp và ống nước, họ thường phục vụ vào buổi tối. Quy trình gồm các công đoạn sau:

  • Vào và trả tiền trước khoảng 10.000 kip (1,5 USD), nếu bạn muốn massage thì trả thêm 40.000 kip (5USD).
  • Đầu tiên là vào phòng thay đồ để mặc sà rông (do họ cung cấp).
  • Tắm.
  • vào phòng xông hơi riêng. Phòng tối, chỉ có hơi nóng với mùi thảo dược gồm cả mùi sả hay bất cứ thứ gì mà ngày thầy thuốc nấu ngày hôm đó, và sau đó mồ hôi đổ ra.
  • Khi đã thoải mái, bước ra ngoài và dùng tách trà nhẹ.

An toàn[sửa]

Cảm báo du lịch CẢNH BÁO: Lào xử lý tội phạm ma túy cực kỳ nghiêm trọng. Án tử hình là bắt buộc đối với những người bị kết tội buôn bán, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu hơn 15 g heroin, 30 g morphine, 30 g cocaine, 500 gam cần sa, 200 gam nhựa cần sa và 1,2 kg thuốc phiện, và sở hữu những số lượng là tất cả những gì cần thiết để bạn có thể bị kết án.

Tiêu thụ trái phép có thể dẫn đến lên đến 10 năm tù giam, hoặc phạt tiền nặng hoặc cả hai. Bạn có thể bị tính phí cho tiêu thụ trái phép miễn là dấu vết của ma túy được tìm thấy trong hệ thống của bạn, ngay cả khi bạn có thể chứng minh rằng họ đã được tiêu thụ ở nước ngoài và bạn có thể bị tính phí cho buôn bán các loại thuốc được tìm thấy trong túi mà bạn sở hữu hoặc trong phòng của bạn, ngay cả khi chúng không phải của bạn và bất kể cho dù bạn là nhận thức về chúng - do đó cần thận trọng đối với các tài sản của bạn.

  • Quan hệ tình dục giữa người có quốc tịch Lào và người nước ngoài là bất hợp pháp trừ khi họ cưới nhau, và việc cưới hỏi cần có những thủ tục đặc biệt. Các khách sạn Lào không cho phép người nước ngoài và người Lào ở chung phòng khách sạn. Bao cao su hiệu "Number One" có giá 1.000-5.000 kip cho hộp 3 cái. Đây có lẽ là bao cao su có giá thấp nhất thế giới (và chất lượng có thể OK).

Y tế[sửa]

Tôn trọng[sửa]

Ăn mặc trân trọng (quần dài, áo sơ mi dài tay) khi bạn đến thăm đền thờ và cỡi giày ra trước khi vào đền thờ và nhà riêng.

Giống như với các quốc gia Phật giáo khác, việc để lộ lòng bàn chân của bạn là cách cư xử rất kém. Không bao giờ chạm vào đầu bất kỳ người nào. Mặc dù rượu phổ biến có giá rẻ, say rượu được coi là thiếu tôn trọng và mất mặt. Những điều ở Lào xảy ra chậm và ít khi như dự kiến​​. Họ sẽ giữ bình tĩnh, và sự trút cơn tức giận của bạn sẽ làm cho tất cả mọi người tham gia mất mặt và chắc chắn sẽ không xúc tiến mọi thứ, đặc biệt là khi tiếp xúc với bộ máy chính phủ quan liêu.

Tôn trọng các nhà sư là một phần của cuộc sống Lào, và các nhà sư thực hiện nhiệm vụ của họ một cách nghiêm túc. Hãy nhớ rằng các nhà sư bị cấm chạm vào phụ nữ, và cũng không được phép chấp nhận hoặc chạm vào tiền bạc. Một số thực hiện một lời thề im lặng, và sẽ không trả lời bạn ngay cả khi họ có thể hiểu và nói được tiếng Anh. Tốt nhất là không bắt buộc họ chụp ảnh với bạn, hoặc bắt đầu nói chuyện, nếu họ có vẻ miễn cưỡng.

Liên lạc[sửa]

Café Internet có thể có ở các thị trấn lớn, tuy nhiên tốc độ truy cập chậm và nhân viên phục vụ có ít kiến thức. Chủ yếu kết nối tốt là ở Viêng Chăn với chí phí khoảng 100 kip/phút, thấp nhất cũng khoảng 4000 kip/giờ. Tuy nhiên, độ bảo mật internet không được đảm bảo và có nhiều virus máy tính.

Các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Lào:


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!