Vị trí | |
Quốc kỳ | |
Thông tin cơ bản | |
Chính phủ | Quân chủ; thành viên độc lập trong khối thịnh vượng chung |
Tiền tệ | Lilangeni (SZL), plural Emalangeni |
Diện tích | tổng: 17.363 km2 nước: 160 km2 đất: 17.203 km2 |
Dân số | 1.123.605 |
Ngôn ngữ | Anh (chính thức, chính phủ trong giao dịch dùng tiếng Anh), siSwati (chính thức) |
Tôn giáo | Zionist 40%, Công giá La Mã 20%, Hồi giáo 10%, Anglican, Bahai, Methodist, Mormon, Jewish and other 30% |
Mã số điện thoại | +268 |
Internet TLD | .sz |
Múi giờ | UTC +2 |
Eswatini (cho đến năm 2018 Swaziland), tên chính thức là Vương quốc Eswatini (tiếng Swati: Umbuso weSwatini; tiếng Anh: Kingdom of Eswatini) là một quốc gia thuộc khu vực Châu Phi. Eswatini là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ và không giáp biển. Nước này giáp với Nam Phi về ba phía bắc, tây, nam và giáp với Mozambique về phía đông. Tên gọi của đất nước này được đặt theo cái tên "Swazi", một dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Bantu ở miền nam Châu Phi. Eswatini giành được độc lập từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vào ngày 6 tháng 9 năm 1968. Hiện nay nước này là một quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế. Kinh tế Eswatini phát triển không ổn định và nước này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là đói nghèo và đại dịch HIV/AIDS.
Tổng quan
[sửa]Lịch sử
[sửa]Con người đã xuất hiện ở vùng đất ngày nay là Eswatini từ lâu đời. Những công cụ từ thời kỳ đồ đá có niên đại 200.000 năm trước đã được phát hiện tại đây. Bên cạnh đó, người ta còn phát hiện được rất nhiều những bức tranh vẽ trên đá có niên đại cổ nhất từ 25.000 năm trước tại vùng đất này. Cư dân đầu tiên xuất hiện tại Eswatini là những bộ tộc Khoisan sống bằng nghề săn bắn. Sau đó, một dòng người Bantu rất lớn đã tràn vào vùng đất này. Bằng chứng về sự phát triển của ngành trồng trọt cũng như sử dụng công cụ bằng sắt đã được phát hiện và xác định vào khoảng thế kỉ 4. Bên cạnh đó, những tổ tiên của người Sotho và Nguni cũng đến đây trong khoảng thời gian trước thế kỉ 11. Vương triều Dlamini bắt đầu cai trị Eswatini từ thế kỉ 18 và được mở rộng vào đầu thế kỉ 19 dưới triều vua Sobhuza I. Thời gian này, người da trắng cũng bắt đầu đến Swziland sinh sống. Vào những năm 1980, nước Cộng hòa Transvaal tuyên bố chủ quyền đối với Eswatini nhưng chưa kịp thiết lập chế độ cai trị tại đây thì cuộc Chiến tranh Boer thứ hai (1988-1902) giữa hai nước cộng hòa của người Boer và người Anh nổ ra. Kết quả người Boer thất bại và Eswatini được đặt dưới chế độ bảo hộ của Liên Hiệp Anh. Nước này giành được độc lập và trở thành một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh vào ngày 6 tháng 9 năm 1968. Từ đó đến nay, Eswatini là một nước theo chế độ quân chủ chuyên chế.
Địa lý
[sửa]Eswatini là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ tại Châu Phi. Tổng diện tích của nước này là 17.636 km², đứng hàng 154 thế giới (Xem Danh sách quốc gia theo diện tích). Cảnh quan của Eswatini nhìn chung khá đa dạng. Núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực giữa biên giới nước này với Mozambique. Đồng cỏ khô nhiệt đới (savanna) tập trung chủ yếu ở phía đông và phía tây bắc nước này có những cánh rừng mưa nhiệt đới. Có một vài con sông nhỏ chảy qua lãnh thổ Eswatini.
Chính trị
[sửa]Theo thể chế Quân chủ Nghị viện, chế độ lưỡng viện, (từ năm 1973). Hiến pháp được ban hành năm 1968, năm 1973 không có hiệu lực; sau đó là các bản Hiến pháp năm 1978, 1992; năm 1996 ban hành Hiến pháp mới. Vua bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên Nội các. Giúp việc cho Vua có Thượng nghị viện gồm 30 thành viên và Hạ nghị viện gồm 65 thành viên. Trong Thượng nghị viện cũng như trong Hạ Nghị viện đều có 10 thành viên do vua bổ nhiệm. Mỗi cộng đồng, trong số 40 cộng đồng bộ lạc lâu đời, bầu 2 thành viên vào cử tri đoàn. 10 thành viên của cử tri đoàn trở thành thượng nghị sỹ. 40 thành viên của cử tri đoàn trở thành hạ nghị sỹ. Không có các đảng chính trị từ năm 1973.
Kinh tế
[sửa]Eswatini là một nền kinh tế nhỏ và nhìn chung còn khá lạc hậu. Hơn 70% dân số của Eswatini sống ở nông thôn và sống bằng nghề trồng trọt. Hạn hán khi xảy ra thường gây ra nạn đói và đe dọa đến cuộc sống của rất nhiều người. Tỉ lệ thất nghiệp của nước này cũng khá cao, lên tới 40% và có tới 70% dân số nước này sống dưới mức 1 dollar Mỹ một ngày. Số lượng việc làm mới không đáp ứng đủ nhu cầu việc làm của người dân. Gia tăng dân số tại nước này càng làm gia tăng áp lực lên những nguồn tài nguyên và các dịch vụ xã hội như giáo dục và y tế. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Eswatini không ổn định và khá bấp bênh. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này là 1,2%. Nền kinh tế Eswatini dựa một phần khá lớn vào ngành sản xuất nước ngọt, xuất khẩu đường, vải sợi, hoa quả đóng hộp. Các mặt hàng nhập khẩu chính của nước này là máy móc, thiết bị, hóa chất và nhiên liệu. Đối tác thương mại chủ yếu của nước này là Nam Phi, bên cạnh đó còn có Liên minh Châu Âu và Mỹ.
Thành phố
[sửa]Các điểm đến khác
[sửa]Đến
[sửa]Visa
[sửa]Người nước ngoài thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ sau không cần visa 30 ngày hoặc ít hơn: Andorra, Argentina, Australia, Áo, Bahamas, Barbados, Bosnia Herzegovina, Botswana, Brazil, Canada, Chile, Croatia, Cyprus, Czech Republic, Estonia, Fiji, Finland, France, Gambia, Germany, Ghana, Grenada, Guyana, Hungary, Iceland, Israel, Italy, Jamaica, Japan, Kenya, Latvia, Lesotho, Lithuania, Madagascar, Malawi, Malaysia, Malta, Mauritius, Monaco, Mozambique, Namibia, Nauru, New Zealand, Norway, Papua New Guinea, Poland, Russia, Samoa, San Marino, Serbia, Seychelles, Sierra Leone, Singapore, Slovenia, Solomon Island, South Africa, South Korea, Spain, Sweden, Switzerland, Taiwan, Tanzania, Tonga, Trinidad and Tobago, Turkey, Uganda, Ukraine, Uruguay, Hoa Kỳ, Zambia và Zimbabwe.
Công dân của Bỉ, Đan Mạch, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và những người mang hộ chiếu của Anh có thể miễn visa lúc đến.
Bằng máy bay
[sửa]Hiện chỉ có 1 sân bay quốc tế đang hoạt động ở Eswatini là sân bay Matsapha , nó nằm cách 1 km về phía bắc của Manzini, vài km về phía tây của cao tốc nối Manzini với Mbabane. Éwatini Aỉulink có các chuyến bay từ Johannesburg (Nam Phi).
Có nơi cho thuê xe tại sân bay. Một sân bay quốc tế khác tên là Sikhuphe đang được xây dựng và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2013.