Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Tunisia
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Tunis
Chính phủ Cộng hòa
Tiền tệ Dinar Tunisia (TND)
Diện tích 163.610 km2
Dân số 10.732.900 (ước tính năm 2012)
Ngôn ngữ tiếng Ả Rập, tiếng Ả Rập Tunisia (Derja), tiếng Pháp (không chính thức, được nhiều người hiểu)
Tôn giáo Hồi giáo 98%, Thiên Chúa giáo 1%, Do Thái giáo và tôn giáo khác 1%
Hệ thống điện 230V/50Hz (C & E plug)
Mã số điện thoại +216
Internet TLD .tn
Múi giờ CET (UTC +1)

Tunisia (tiếng Ả Rập: تونس‎ Tūnis), tên chính thức Cộng hòa Tunisia (الجمهورية التونسية‎ al-Jumhūriyya at-Tūnisiyya) - thường được phiên âm là Tuy-ni-di, phiên âm Hán-Việt là Đột Ni Tư, là một quốc gia ở Bắc châu Phi. Nước này giáp với Algeria ở phía tây, Libya ở phía đông nam, và Biển Địa Trung Hải ở phía bắc và phía đông. Tunisia có diện tích 165,000 km² với dân số ước tính chỉ hơn 10.3 triệu người. Tên nước xuất phát từ tên thủ đô Tunis nằm ở phía đông bắc.

Tổng quan

[sửa]

Tunisia là nước nằm ở cực bắc lục địa Châu Phi, và là quốc gia nhỏ nhất trong số các quốc gia nằm dọc theo dãy núi Atlas. Miền nam nước này gồm một phần của sa mạc Sahara, và hầu hết phần còn lại gồm đất đai đặc biệt màu mỡ và 1,300 km bờ biển. Từng hai lần đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thời cổ đại, đầu tiên với thành phố Phoenicia nổi tiếng của Carthage, sau đó như Tỉnh Châu Phi được gọi là "giỏ bánh mì" của Đế chế La Mã. Sau này, Tunisia bị những kẻ cướp bóc xâm chiếm ở thế kỷ thứ 5, người Byzantine ở thế kỷ thứ 6 và người Ả Rập ở thế kỷ thứ 7.

Dưới thời Đế chế Ottoman, Tunisia được gọi là "Nhiếp chính Tunis". Nó được chuyển sang thuộc quyền bảo hộ của Pháp năm 1881. Sau khi giành được độc lập năm 1956, nước này lấy tên chính thức là "Vương quốc Tunisia" ở cuối thời kỳ cầm quyền của Lamine Bey và Triều đại Husainid. Với tuyên bố đưa nhà nước trở thành cộng hoà Tunisia ngày 25 tháng 7 năm 1957, nhà lãnh đạo quốc gia Habib Bourguiba trở thành tổng thống đầu tiên và lãnh đạo cuộc hiện đại hoá đất nước. Ngày nay Tunisia là một quốc gia hướng theo xuất khẩu, trong quá trình tự do hoá nền kinh tế của mình.

Lịch sử

[sửa]

Vào thời điểm bắt đầu có việc chép sử, Tunisia là nơi sinh sống của các bộ lạc Berber. Ven biển đã có người Phoenicia định cư từ thế kỷ 10 trước Công nguyên. Thành phố Carthage đã được thành lập vào thế kỷ 9 trước Công nguyên bởi những người định cư từ Tyre, ngày nay là Liban. Truyền thuyết cho rằng Nữ hoàng Elissa đã thành lập thành phố vào năm 814 trước Công nguyên và được nhắc lại bởi nhà văn Hy Lạp Timaeus của Tauromenium. Những người định cư Carthage mang văn hóa và tôn giáo của họ từ những người Phoenicia và Canaan. Sau một loạt các cuộc chiến với các thành bang Hy Lạp Sicilia vào thế kỷ 5 trước Công nguyên, quyền lực của Carthage đã mạnh lên và cuối cùng đã trở thành nền văn minh chủ đạo ở phía tây Địa Trung Hải. Người Carthage thờ cúng các vị thần Trung Đông, bao gồm Baal và Tanit. Biểu tượng của thần Tanit, một hình tượng phụ nữ đơn giản với cánh tay dang ra và mặc váy dài là một hình tượng phổ biến được tìm thấy ở các địa điểm cổ. Những người sáng lập của Carthage cũng lập nên một Tophet và được thay đổi vào thời kỳ La Mã. Dù người La Mã đề cập đến đế quốc mới phát triển ở thành phố Carthage là Punic hay Phoenician, nhưng đế quốc được xây xung quanh Carthage là một chính thể độc lập khỏi các khu định cư Phoenicia ở phía tây Địa Trung Hải.

Tháp thánh đường Zitouna, Tunis Một cuộc xâm lược Italia của Carthage do Hannibal chỉ huy trong cuộc chiến tranh Punic thứ hai, một trong một loạt các cuộc chiến với La Mã, gần như làm tê liệt Đế chế La Mã. Carthage cuối cùng đã bị La Mã chinh phục vào thế kỷ 2 trước Công nguyên, một bước ngoặt dẫn đến việc nền văn minh Địa Trung Hải cổ chủ yếu chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa châu Âu thay vì châu Phi. Sau khi La Mã chinh phục, khu vực này đã trở thành một trong những vựa lúa của La Mã và đã bị Latinh hóa và Thiên Chúa giáo hóa hoàn toàn. Lãnh thổ này bị Vandals chinh phục vào thế kỷ 5 sau Công nguyên và lại bị chinh phục bởi Belisarius một lần nữa vào thế kỷ 6 trong thời kỳ trị vì của hoàng đế Byzantine Justinian. Vào thế kỷ 7, vùng này bị những người Hồi giáo Ả Rập, những người đã lập thành phố Kairouan chinh phục. Các triều đại Hồi đã bị gián đoạn bởi các cuộc nổi loạn của người Berber. Những thời kỳ cai trị của người Aghlabid (thế kỷ thứ 9) và của người Zirid (từ năm 972), những người Fatimid theo Berber, đặc biệt thịnh vượng. Khi những người Zirid làm người Fatimid tức giận ở Cairo (1050), người Fatimid đã gửi bộ tộc Banu Hilal tới trả thù Tunisia. Những vùng ven biển đã có thời gian ngắn bị người Norman của Sicilia kiểm soát vào thế kỷ 12 và việc tái chinh phục của người Ả Rập đã làm cho những tín đồ Thiên Chúa giáo cuối cùng ở biến mất. Năm 1159, Tunisia bị vua Hồi giáo Almohad chinh phục. Sau đó là Hafsids (khoảng 1230 – 1574) của Berber, dưới thời này Tunisia đã thịnh vượng. Cuối thế kỷ 16, vùng ven biển thành một căn cứ địa của cướp biển. Trong những năm cuối cùng của Hafsids, Tây Ban Nha đã chiếm đóng nhiều thành phố ven biển nhưng lại bị đế chế Ottoman chiếm lại. Dưới thời các toàn quyền người Thổ Nhĩ Kỳ, Beys, Tunisia đã lấy lại độc lập thực sự. Triều đại Hussein của Beys, được thành lập năm 1705, tồn tại đến năm 1957.

Địa lý và khí hậu

[sửa]

Tunisia là một quốc gia nằm ở bờ biển Địa Trung Hải của Bắc Phi, giữa đường giữa Đại Tây Dương và Châu thổ sông Nile. Tunisia giáp biên giới với Algérie ở phía tây và Libya ở phía đông nam. Đường bờ biển ngoặt gấp phía nam của nó khiến Tunisia có hai mặt giáp với Địa Trung Hải. Dù có kích thước khá nhỏ, Tunisia có sự đa dạng địa lý và khí hậu khá lớn. Dorsal, một dải mở rộng của Dãy núi Atlas, chạy ngang Tunisia theo hướng đông bắc từ biên giới Algeria ở phía tây tới bán đảo Cape Bon. phía bắc Dorsal là Tell, một vùng có đặc điểm ở những quả đồi và đồng bằng thấp, dù góc phía tây bắc của Tunisia, nơi đất đai đạt tới độ cao 1,050 mét. Sahil là một đồng bằng dọc theo bờ biển Địa Trung Hải phía đông Tunisia nổi tiếng với sự độc canh cây oliu. Bên trong nội địa từ Sahil, giữa Dorsal và một rặng đồi phía nam Gafsa, là các thảo nguyên. Đa phần vùng phía nam là đất đai bán khô cằn và sa mạc. Tunisia có đường bờ biển dài 1,148 kilômét. Theo các thuật ngữ hàng hải, nước này tuyên bố một vùng tiếp giáp 24 hải lý, và một hải phận 12 hải lý. Tunisia có khí hậu ôn hoà ở phía bắc, với mùa đông dễ chịu và nhiều mưa và một mùa hè nóng và khô. Miền nam đất nước là sa mạc. Đất đai phía bắc chủ yếu là núi non, đi dần về phía nam, tạo ra một đồng bằng trung tâm nóng và khô. Miền nam là bán khô cằn, và nhập vào Sahara. Một loạt các hồ muối, được gọi là chotts hay shatts, nằm ở đường phía đông tây ở mũi phía bắc Sahara, trải dài từ Vịnh Gabes vào trong Algérie. Điểm thấp nhất là Shatt al Gharsah, ở độ cao -17 m, và điểm cao nhất là Jebel ech Chambi, 1544 mét.

Vùng

[sửa]

Thành phố

[sửa]

Các điểm đến khác

[sửa]

Đến

[sửa]

Bằng đường hàng không

[sửa]

Bằng tàu hỏa

[sửa]

Bằng ô-tô

[sửa]

Bằng buýt

[sửa]

Bằng tàu thuyền

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Ngôn ngữ

[sửa]

Mua sắm

[sửa]

Chi phí

[sửa]

Thức ăn

[sửa]

Đồ uống

[sửa]

Chỗ nghỉ

[sửa]

Học

[sửa]

Làm

[sửa]

An toàn

[sửa]

Y tế

[sửa]

Tôn trọng

[sửa]

Liên hệ

[sửa]
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!