Thành phố New York là thành phố lớn nhất tiểu bang New York, Hoa Kỳ. Tên chính thức City of New York, là thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ và trung tâm của Vùng đô thị New York, một trong những vùng đô thị đông dân nhất trên thế giới. Với vai trò là một thành phố toàn cầu tiên phong, New York có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương mại, tài chính, văn hóa, thời trang và giải trí toàn cầu. Là nơi Liên Hiệp Quốc đặt tổng hành dinh nên nó cũng là một trung tâm quan trọng về các vấn đề quốc tế. Thành phố thường được gọi là New York City (Thành phố New York) để phân biệt với tiểu bang New York.
Nằm trên một bến cảng thiên nhiên lớn thuộc duyên hải Đại Tây Dương của Đông Bắc Hoa Kỳ, thành phố gồm có năm quận: The Bronx, Brooklyn, Manhattan, Queens, và Đảo Staten. Dân số thành phố được ước tính vào năm 2007 khoảng trên 8,3 triệu người, với một diện tích đất là 789,4 km² (304,8 mi²). Dân số Vùng đô thị New York được ước tính là 18,8 triệu người trên diện tích 17.405 km² (6.720 dặm vuông Anh). Đây cũng là vùng đô thị đông dân nhất Hoa Kỳ.
Các quận
[sửa]Thành phố New York bao gồm năm quận riêng, được gọi là "borough". Đây là một hình thức chính quyền khác thường tại Hoa Kỳ. Mỗi "borough" của New York tồn tại song song với một quận tương ứng của tiểu bang New York. Khắp các "borough" có hàng trăm khu dân cư rõ rệt. Nhiều trong số các khu dân cư này có lịch sử và đặc tính riêng để gọi chúng. Nếu mỗi "borough" là một thành phố độc lập thì bốn trong số các "borough" (Brooklyn, Queens, Manhattan, và The Bronx) sẽ nằm trong số 10 thành phố đông dân nhất Hoa Kỳ.
- The Bronx (quận Bronx của tiểu bang New York: dân số 1.373.659) là quận cận bắc nhất của Thành phố New York. Nơi đây có sân vận động New Yankee là sân nhà của đội bóng chày New York Yankees, và cũng là nơi có dãy nhà phức hợp lớn nhất tại Hoa Kỳ có tên gọi là Co-op City. Trừ một dãy đất nhỏ của khu Manhattan có tên Marble Hill, The Bronx là phần duy nhất của thành phố New York nằm trong phần đất liền của Hoa Kỳ. Khu này có Vườn thú Bronx, vườn thú vùng đô thị lớn nhất tại Hoa Kỳ rộng 1,07 km² và có trên 6.000 con vật. The Bronx là nơi phát sinh văn hóa hip hop và rap.
- Manhattan (quận New York của tiểu bang New York: dân số 1.620.867) là quận có mật độ dân số đông nhất với rất nhiều nhà chọc trời. Công viên Trung tâm cũng tọa lạc trong quận này. Manhattan là trung tâm tài chính của thành phố và là nơi có các tổng hành dinh của nhiều đại công ty chính, Liên Hiệp Quốc, cũng như một số trường đại học quan trọng và danh lam thắng cảnh văn hóa trong đó có vô số viện bảo tàng, khu nhà hát Broadway, Làng Greenwich, và sân vận động có mái che Madison Square Garden. Manhattan được chia thành các vùng: Hạ Manhattan, Midtown Manhattan, và Thượng Manhattan. Thượng Manhattan bị chia cắt bởi Công viên Trung tâm thành "Upper East Side" (phía đông Thượng Manhattan) and và "Upper West Side" (phía tây Thượng Manhattan), và phía trên công viên là khu Harlem.
- Brooklyn (quận Kings của tiểu bang New York: dân số 2.528.050) là quận đông dân nhất của thành phố và từng là một thành phố độc lập cho đến năm 1898. Brooklyn nổi tiếng vì sự da dạng chủng tộc, xã hội, văn hóa, những khu dân cư khác biệt và một di sản kiến trúc có một không hai. Nó cũng là một quận duy nhất ngoài Manhattan có một khu trung tâm đô thị rõ rệt. Quận đặc biệt có một bãi sông (biển) mặt tiền dài. Đảo Coney, thành lập vào thập niên 1870, là một trong các khu vui chơi xưa nhất tại Hoa Kỳ.
- Queens (quận Queens của tiểu bang New York: dân số 2.270.338) là quận lớn nhất của thành phố về mặt địa lý và là quận đa chủng tộc nhất của Hoa Kỳ, và có thể sẽ qua mặt Brooklyn để trở thành quận đông dân nhất thành phố vì chiều hướng phát triển hiện nay. Trong lịch sử quận Queens là một khu gồm nhiều thị trấn và làng mạc nhỏ do người Hà Lan thành lập. Ngày nay phần lớn quận này là khu dân cư của tầng lớp trung lưu. Đây là quận lớn duy nhất tại Hoa Kỳ mà thu nhập trung bình của người Mỹ gốc châu Phi lên đến 52.000 đô la Mỹ một năm, cao hơn thu nhập trung bình của người Mỹ da trắng. Queens là nơi có sân vận đông Citi Field, sân nhà của đội bóng chày New York Mets, hàng năm có tổ chức Giải quần vợt Mỹ Mở rộng. Ngoài ra nó còn có hai trong số ba sân bay chính phục vụ Vùng đô thị New York. Đó là sân bay LaGuardia và sân bay Quốc tế John F. Kennedy (sân bay thứ ba là sân bay Quốc tế Newark Liberty ở New Jersey.)
- Đảo Staten (quận Richmond của tiểu bang New York: dân số 481.613) là khu ngoại ô lớn nhất trong năm quận. Đảo Staten được nối liền với Brooklyn bằng cầu Verrazano-Narrows và với Manhattan bằng phà Đảo Staten miễn phí. Phà Đảo Staten là một trong những nơi hấp dẫn du khách nhất tại Thành phố New York vì ngồi dưới phà sẽ nhìn thấy được Tượng Nữ thần Tự do, đảo Ellis, và Hạ Manhattan dễ dàng. Khu Greenbelt (vành đai xanh) rộng 25 km² nằm trong trung tâm Đảo Staten có khoảng 56,3 km đường mòn dành cho đi dạo. Đây là một trong những khu rừng nguyên sinh của thành phố. Được ấn định vào năm 1984 để bảo vệ đất thiên nhiên của đảo, Greenbelt có bảy công viên thành phố. Đường lát gỗ FDR (FDR Boardwalk) nằm dọc theo bờ phía nam, dài 4 km, là đường lát gỗ dài thứ tư trên thế giới.
Tổng quan
[sửa]Lịch sử
[sửa]Địa lý
[sửa]Khí hậu
[sửa]Khí hậu | T. Một | T. Hai | T. Ba | T. Tư | T. Năm | T. Sáu | T. Bảy | T. Tám | T. Chín | T. Mười | Mười một | Mười hai |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Cao ngày (°F) | 38 | 41 | 50 | 61 | 71 | 79 | 84 | 82 | 75 | 64 | 53 | 43 |
Thấp đêm (°F) | 26 | 28 | 35 | 44 | 54 | 63 | 69 | 68 | 60 | 50 | 41 | 32 |
Giáng thủy (in) | 4.1 | 3.1 | 4.4 | 4.3 | 4.7 | 3.8 | 4.6 | 4.2 | 4.2 | 3.8 | 4.4 | 3.9 |
Bản mẫu:ForecastNOAA |
Theo phân loại khí hậu Köppen, New York có khí hậu bán nhiệt đới ẩm, trung bình có 234 ngày nắng trong năm. Đây là thành phố chính vùng cực bắc tại Bắc Mỹ có khí hậu bán nhiệt đới ẩm.
Mùa hè ở New York có đặc điểm là nóng và ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 26 – 29°C (79 đến 84°F) và thấp trung bình từ 17 – 21°C (63 đến 69 F). Tuy nhiên trung bình cũng có đến từ 16 đến 19 ngày nhiệt độ vượt trên 32°C (90°F) trong mỗi mùa hè và có thể vượt trên 38°C (100F) cứ mỗi 4 đến 6 năm. Vào mùa đông, thời tiết lạnh và những cơn gió thổi ngoài biển có lúc làm giảm ảnh hưởng của Đại Tây Dương. Tuy nhiên, Đại Tây Dương giúp cho thành phố ấm vào mùa đông hơn các thành phố trong nội địa Bắc Mỹ nằm trên cùng vĩ tuyến như Chicago, Pittsburgh và Cincinnati. Nhiệt độ trung bình trong tháng 1, tháng lạnh nhất ở Thành phố New York, là 0°C (32°F). Tuy nhiên cũng có ít ngày, nhiệt độ mùa đông xuống hàng -12 đến hàng -6 °C (10 đến 20 °F) và cũng có ít ngày nhiệt độ lên cao từ 10 đến 15°C (50 đến 60°F). Mùa xuân và mùa thu, thời tiết khá thất thường, có thể lạnh cóng hoặc ấm mặc nhưng thường dễ chịu với độ ẩm ít.
New York có lượng mưa hàng năm khoảng 1.260 mm, trải khá đều suốt năm. Tuyết rơi vào mùa đông trung bình khoảng 62 cm, nhưng thường khá biến đổi từ năm này sang năm khác và tuyết phủ mặt đất thường rất ngắn. Tuy hiếm gặp, nhưng đôi khi vùng New York cũng phải hứng chịu những cơn bão.
Đến
[sửa]Bằng hàng không
[sửa]Bằng tàu điện/hỏa
[sửa]Bằng ô-tô
[sửa]Bằng buýt
[sửa]Bằng tàu thủy
[sửa]Đi lại
[sửa]Xem
[sửa]Làm
[sửa]Học
[sửa]Công việc
[sửa]Mua
[sửa]Ăn
[sửa]Văn hóa ẩm thực New York bị ảnh hưởng bởi những dân nhập cư và số lượng lớn thực khách nên rất đa dạng. Những di dân người Ý và châu Âu đã làm cho thành phố nổi tiếng về bagel (bánh mì hình dáng giống bánh xe), bánh pho mát (cheesecake), và pizza. Khoảng 4.000 quầy ẩm thực lưu động được thành phố cấp phép, nhiều trong số đó do di dân làm chủ, đã làm cho ẩm thực của Trung Đông như falafel và kebab luôn sẵn có trong số thực phẩm đường phố của New York hiện đại mặc dù hot dog và pretzel vẫn là món ăn ưa chuộng trên đường phố chính. Thành phố cũng là nơi có nhiều tiệm ăn nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Có thể nói ẩm thực New York đa dạng bao gồm cả ẩm thực Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Nga, Anh, Hy Lạp, Maroc, Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản cũng như vô số các loại ẩm thực mang tính sắc tộc khác.
Uống
[sửa]Ngủ
[sửa]An toàn
[sửa]Y tế
[sửa]Hệ thống y tế ở đây được xem là tốt nhất thế giới.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, New York đã chịu đựng của việc thiếu hụt giường bệnh và máy thở, khiến hệ thống y tế ở đây còn đang điêu đứng dù được xem là có một hệ thống y tế tốt nhất thế giới.
Liên lạc
[sửa]Điểm tiếp theo
[sửa]Wikipedia có sẵn bài viết về Thành phố New York |