Vị trí | |
Quốc kỳ | |
Thông tin cơ bản | |
Thủ đô | Riga |
Chính phủ | dân chủ đại nghị |
Tiền tệ | Latvian lat (LVL) |
Diện tích | 64.589 km2 |
Dân số | 2.223.000 (ước tính tháng 10/2009) |
Ngôn ngữ | Latvian (chính thức), tiếng Nga (được nói rộng khắp, đặc biệt ở Riga và Daugavpils), English (widely spoken in Riga), khác |
Tôn giáo | Lutheran, Công giáo, Hồi giáo, Chính thống giáo Nga, Do Thái giáo |
Hệ thống điện | 220V/50Hz (European plug) |
Mã số điện thoại | +371 |
Internet TLD | .lv |
Múi giờ | UTC+2 |
Latvia tên chính thức là Cộng hòa Latvia (tiếng Latvia: Latvija hay Latvijas Republika) là một quốc gia theo thế chế cộng hòa tại khu vực Châu Âu.
Tổng quan
[sửa]Latvia giáp với Estonia về phía bắc, giáp với Litva về phía nam, giáp với Nga và Belarus về phía đông và giáp biển Baltic về phía tây. Các dân tộc ở Latvia chủ yếu là người Latvia (chiếm 59%) và người Nga (chiếm 28,3%), ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác.
Latvia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại Châu Âu. Trong lịch sử, nước này đã từng bị đô hộ bởi nhiều quốc gia láng giềng. Ngày 18 tháng 11 năm 1918, nền cộng hòa của Latvia chính thức được thành lập. Nhưng đến năm 1940, Latvia bị sát nhập vào Liên Xô rồi sau đó trở thành một nước xã hội chủ nghĩa với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Latvia. Vào năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Latvia lại trở thành một quốc gia độc lập.
Ngày nay, Latvia là một thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, NATO. Ngày 1 tháng 5 năm 2004, Latvia chính thức trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu. Đất nước này đang phát triển hết sức nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Latvia trong năm 2006 đạt 11,9%, cao nhất Châu Âu. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Latvia là Riga, một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới với rất nhiều những công trình lịch sử và văn hóa.
Lịch sử
[sửa]Thời kỳ Tiền sử
[sửa]Tổ tiên của người Latvia là những bộ lạc Baltic cổ đã sống ở phía đông bờ biển Baltic từ thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Từ thời đó, Latvia đã là một nơi giao thương quan trọng để người Viking đi từ bán đảo Scandinavia qua sông Daugava đến nước Nga và Đế quốc Byzantine. Bờ biển Latvia nổi tiếng toàn châu Âu bởi mặt hàng hổ phách quý hiếm của nó. Vào thế kỉ 10, các bộ lạc Baltic bắt đầu thành lập các vương quốc tại khu vực này. Bốn nền văn hóa phát triển tại khu vực là các vương quốc của người Couronians, Latgallians, Selonians và Semigallians. Trong đó, vương quốc của người Latgallians là phát triển nhất và có ảnh hưởng sâu rộng về chính trị và xã hội. Người Couronians thì vẫn tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược và cướp bóc trong một thời gian dài. Còn người Selonians và Semgallians lại là những nông dân thịnh vượng và ít có những xung đột hay chiến tranh.
Thời kỳ thuộc Đức
[sửa]Bản đồ các bộ lạc Baltic năm 1200Do nằm ở một vị trí chiến lược, Latvia thường xuyên bị xâm chiếm bởi những quốc gia lớn hơn xung quanh. Vào cuối thế kỉ 12, Latvia được nhiều thương nhân Tây Âu ghé thăm do con sông dài nhất nước này, sông Daugava là một cửa ngõ quan trọng để sang nước Nga. Các nhà buôn và nhà truyền đạo Cơ Đốc người Đức cũng nằm trong số này. Nhưng người Baltic ngoại đạo vẫn chưa sẵn sàng theo tôn giáo mới nên họ đã nổi dậy chống lại. Giáo hoàng ở Roma đã quyết định gửi một đạo quân viễn chinh đến Latvia để gây ảnh hưởng tại vùng đất này. Sự xuất hiện của quân viễn chinh Đức đã chấm dứt sự phát triển của những bộ lạc Baltic tại Latvia.
Người Đức đã thành lập thành phố Riga vào năm 1201, và Riga đã dần dần phát triển thành đô thị rộng lớn và xinh đẹp nhất trên bờ nam biển Baltic. Vào thế kỉ 13, Liên bang Livonia bao gồm Estonia là Latvia đã phát triển mạnh mẽ dưới quyền lực của người Đức. Năm 1282, Riga rồi sau đó là Cēsis, Limbaži, Koknese và Valmiera đã nằm trong Liên minh Hanse. Từ đó, Riga trở thành một địa điểm giao thương quan trọng giữa đông và tây, trở thành trung tâm thương mại lớn ở phía đông Baltic và có những mối liên hệ văn hóa ngày càng gần gũi với Tây Âu. Đầu thế kỉ 13, dòng Hiệp sĩ Porte-Glaive và dòng Hiệp sĩ Teuton sáp nhập tạo thành Dòng Livonia. Dòng này truyền đạo và cai trị lãnh thổ Latvia cho đến khi bị giải thể năm 1561. Đất nước bị chia cắt và thuộc quyền thống trị của Ba Lan và Thụy Điển.
Thời kỳ thuộc Ba Lan và Thụy Điển
[sửa]Cuối thế kỉ 15, đầu thế kỉ 16, Liên bang Livonia bắt đầu suy tàn và tan rã. Sau cuộc chiến tranh Livonia (1558-1583), phần đất Latvia ngày nay bị đặt dưới sự cai trị của Ba Lan-Litva, trong đó có Riga. Vào thế kỉ 17, Lãnh địa Courtland, một phần của Livonia cũ đã đạt được sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và thành lập hai thuộc địa, một ở hòn đảo cửa sông Gambia (châu Phi) và đảo Tobago ở biển Caribbean.
Sau cuộc chiến tranh Ba Lan - Thụy Điển (1600-1629), Riga lại nằm dưới sự cai trị của Thụy Điển và trở thành thành phố rộng lớn và phát triển nhất trong các thành phố của đất nước này. Trong khi đó thì thành phố Vidzeme lại được biết đến với cái tên giỏ bánh mì của Thụy Điển vì nơi này cung cấp phần lớn lượng lúa mì cho vương quốc. Phần còn lại của Latvia nằm trong Ba Lan cho đến năm 1793.
Đất nước Latvia trong thế kỉ 17 đã được củng cố vững chắc. Với sự hợp nhất của các dân tộc Couronians, Latgallians, Selonians, Semgallians và Livonians, một quốc gia với nền văn hóa thống nhất và ngôn ngữ chung đã được hình thành, với tên gọi Latvia.
Thời kỳ thuộc Nga
[sửa]Năm 1700, cuộc Đại chiến Bắc Âu nổ ra và Latvia trở thành một bộ phận của Đế chế Nga. Sa hoàng đã nhanh chóng kiểm soát tất cả những thành phố giàu có của đất nước Latvia.
Giai cấp nông nô chính thức được giải phóng tại Courland vào năm 1818 và Vidzeme vào năm 1819. Một bộ luật được thông qua vào năm 1849 là tiền đề công nhận sự sở hữu đất đai của nông dân. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ đồng thời với việc dân số cũng tăng lên nhanh. Latvia trở thành một trong những vùng đất phát triển nhất của nước Nga.
Vào thế kỉ 19, Phong trào Vận động Dân tộc Latvia đầu tiên xuất hiện trong tầng lớp trí thức. Phong trào được lãnh đạo bởi nhóm Người Latvia trẻ từ thập niên 1850 đến 1880 với những cuộc vận động ngôn ngữ và văn hóa. Tuy nhiên sự bần cùng hóa ở nông thôn vẫn tiếp tục diễn ra trong hoàn cảnh các đô thị ngày càng giàu có đã dẫn đến những cuộc vận động cánh tả vào khoảng những năm 1880, lãnh đạo bởi Rainis và Pēteris Stučka, mang màu sắc của chủ nghĩa Mác và dẫn đến sự thành lập Đảng Lao động Xã hội Dân chủ Latvia.
Thời kỳ cận và hiện đại
[sửa]Năm 1918, Latvia tuyên bố độc lập, sáp nhập vào Liên Xô năm 1940, bị Đức chiếm đóng trong Thế chiến thứ II (1941-1944). Trong thời gian này có khoảng 70.000 người Do Thái sống tại Latvia, 95% trong số họ bị sát hại trong thời gian Đức quốc xã chiếm đóng nước này. Năm 1944, Latvia là nước xã hội chủ nghĩa thuộc Liên bang Xô Viết.
Năm 1991, Latvia trở thành nước cộng hòa, thành viên của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. Bởi vì tính đồng nhất của dân tộc Latvia bị hủy bỏ trong thời kì lịch sử nhà cầm quyền nước ngoài cai trị, nên chính quyền Latvia đặt ra các luật lệ về quyền công dân rất chặt chẽ, hạn chế quyền công dân cho người Latvia và những người sống trong vùng này kể từ trước khi bị sáp nhập vào Liên Xô năm 1940. Chính điều đó đã làm cho khoảng 452.000 trong số 740.000 người Nga không được thừa nhận có quyền công dân.
Năm 1995, Latvia đệ đơn xin gia nhập Liên hiệp châu Âu. Những cố gắng xin gia nhập Liên hiệp châu Âu không được chấp nhận trong các cuộc đàm phán bắt đầu từ năm 1997. Latvia đã cải thiện hệ thống quản lí hành chính, và gia tăng hợp pháp hóa vấn đề quốc tịch cho cộng đồng thiểu số các dân tộc khác đặc biệt là cộng đồng người Nga. Latvia đã phải đương đầu với cuộc suy thoái kinh tế xuất phát từ cuộc khủng hoảng của Nga năm 1998. Liên hiệp châu Âu bắt đầu các cuộc thương lượng việc xin gia nhập của Latvia từ năm 1999. Tháng 5 năm 2001, Latvia và 8 nước khác ở Trung Âu và Đông Âu xin gia nhập tổ chức NATO. Nhằm tạo điều kiện để được gia nhập vào NATO, Quốc hội Latvia năm 2002 đã thông qua luật không đòi hỏi các ứng cứ viên vào Quốc hội phải biết tiếng Latvia. Năm 2004, Latvia gia nhập Liên hiệp châu Âu.
Địa lý
[sửa]Kazakhstan là một nước cộng hoà tổng thống. Tổng thống là Nursultan Nazarbayev. Tổng thống cũng là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và có quyền phủ quyết luật. Có ba phó thủ tướng và 16 bộ trưởng. Karim Massimov đã giữa chức thủ tướng từ ngày 10 tháng 1 năm 2007. Kazakhstan có một Nghị viện lưỡng viện, gồm hạ viện (Majilis) và thượng viện (Thượng viện Kazakhstan). Các quận bầu cử riêng biệt bầu ra 67 ghế trong Majilis; cũng có 10 thành viên được bầu theo danh sách bầu cử đảng phái chứ không phải qua các quận bầu cử riêng biệt. Thượng viện có 39 thành viên. Hai thượng nghị sĩ được lựa chọn bởi mỗi nhóm bầu cử (Maslikhats) thuộc 16 đơn vị hành chính chính của Kazakhstan (14 tỉnh, cộng thêm hai thành phố Astana và Almaty). Tổng thống chỉ định bảy thượng nghị sĩ còn lại. Các đại biểu Majilis và chính phủ đều có quyền đề xuất luật Pháp, dù chính phủ đề xuất hầu hết luật Pháp được Nghị viện xem xét.
Khí hậu
[sửa]Thời gian du lịch Latvia tốt nhất từ tháng 6 đến giữa tháng 9, khi đó thời tiết ấm và có nhiều món ăn địa phương. Tháng 1 và 2 là các tháng lạnh nhất. Tháng 10 và 11 là mùa hè có mưa và ánh sáng ban ngày ngắn.
Chính trị
[sửa]Vùng
[sửa]Thành phố
[sửa]- Riga (tiếng Latvia: Rīga) là thủ đô của Latvia và là thành phố lớn nhất trong số tất cả các nước vùng Baltic, có 800 năm tuổi.
- Cesis
- Daugavpils – thành phố lớn thứ 2 Latvia, đặc trưng là các nhà máy và các ngành công nghiệp khác
- Jūrmala – khu vực resort nổi tiếng gần Riga
- Kuldīga – hòn ngọc của Kurzeme, vùng tây Latvia
- Liepaja – các bải biển cát mềm
- Madona – thành phố nhỏ ở đông Vidzeme, bao bọc xung quanh là đồi, rừng và hồ; điểm tổ chức các môn thể thao mùa đông
- Sigulda – thị trấn với các lâu đài và các địa điểm lịch sử
- Ventspils – một trong những cảng bận rộn nhất châu Âu
Đến
[sửa]Visa
[sửa]Latvia là một thành viên của Hiệp ước Schengen. Không có kiểm soát biên giới giữa các quốc gia đã ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế - Liên minh Châu Âu (ngoại trừ Bulgaria, Cyprus, Ireland, Romania và Vương quốc Anh), Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Tương tự như vậy, thị thực được cấp cho bất kỳ thành viên Schengen có giá trị trong tất cả các nước khác đã ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế. Nhưng hãy cẩn thận: không phải tất cả các thành viên EU đã ký hiệp ước Schengen, và không phải tất cả các thành viên trong khối Schengen là một phần của Liên minh Châu Âu. Điều này có nghĩa rằng có thể có vị trí kiểm tra hải quan nhưng không có kiểm tra xuất nhập cảnh (đi du lịch trong khối Schengen nhưng đến / từ một quốc gia không thuộc EU) hoặc bạn có thể phải rõ ràng nhập cư nhưng không hải quan (đi du lịch trong EU nhưng đến / từ một không Schengen nước).
Các sân bay ở Châu Âu do đó chia thành khu vực "Schengen" và "không Schengen", trong đó trên thực tế có vai trò như "nội địa" và phần "quốc tế" ở nơi khác. Nếu bạn đang bay từ bên ngoài Châu Âu thành một nước thuộc khối Schengen và tiếp tục khác, bạn sẽ rõ ràng xuất nhập cảnh và hải quan tại quốc gia đầu tiên và sau đó tiếp tục đến đích của bạn không có kiểm tra thêm. Đi lại giữa các thành viên trong khối Schengen và một nước không thuộc khối Schengen sẽ dẫn đến việc kiểm tra biên giới bình thường. Lưu ý rằng bất kể bạn đang đi du lịch trong khu vực Schengen hay không, nhiều hãng hàng không vẫn sẽ nhấn mạnh khi nhìn thấy thẻ ID của bạn hoặc hộ chiếu.
Công dân của EU và EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sĩ) nước chỉ cần một chứng minh thư quốc gia hợp lệ hoặc hộ chiếu nhập cảnh - trong trường hợp không họ sẽ cần phải có thị thực cư trú lâu lúc nào bất kỳ.
Dân của các nước không phải EU/EFTA thường sẽ cần một hộ chiếu nhập cảnh vào một nước thuộc khối Schengen và hầu hết sẽ cần visa.
Chỉ có công dân của các nước không phải EU/EFTA sau đây không cần phải có thị thực nhập cảnh vào khu vực Schengen: Albania *, Andorra, Antigua và Barbuda, Argentina, Úc, Bahamas, Barbados, Bosnia và Herzegovina *, Brazil, Brunei, Canada, Chile, Costa Rica, Croatia, El Salvador, Guatemala, Honduras, Israel, Nhật Bản, Macedonia *, Malaysia, Mauritius, Mexico, Monaco, Montenegro *, New Zealand, Nicaragua, Panama, Paraguay, Saint Kitts và Nevis, San Marino, Serbia * / **, Seychelles, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan *** (Trung Hoa Dân Quốc), Hoa Kỳ, Uruguay, Thành Vatican, Venezuela, bổ sung người có chức Quốc gia Anh (ở nước ngoài), Hồng Kông hay Macao. Những khách không thuộc quốc tịch EU/EFTA miễn thị thực có thể không được ở lại quá 90 ngày trong một khoảng thời gian 180 ngày trong khu vực Schengen tổng cộng, nói chung, không thể làm việc trong thời gian nghỉ (mặc dù một số nước trong khối Schengen không cho phép một số người có quốc tịch nhất định làm việc - xem dưới đây). Người ta tính ngày từ khi bạn nhập bất kỳ nước nào trong khu vực Schengen và không thiết lập lại bằng cách rời một nước thuộc khối Schengen cụ thể cho một nước thuộc khối Schengen, hoặc ngược lại. Tuy nhiên, công dân New Zealand có thể ở lại quá 90 ngày nếu họ chỉ thăm các nước thuộc khối Schengen đặc biệt.
Bằng đường hàng không
[sửa]Sân bay quốc tế Riga có các chuyến bay trực tiếp đến / từ các thành phố châu Âu khác nhau (London, Madrid, Frankfurt, Amsterdam, Barcelona, Oslo, vv), Trung Đông (Beirut, Tel Aviv, Dubai), CIS (Moscow, Kiev, Minsk) cũng như Bắc Mỹ (New York).
Hãng hàng không quốc gia có giá vé không tốn kém: Air Baltic [1]. Ngoài ra còn có chi phí thấp mang khác: Ryanair [2] và WizzAir [3]. Bạn có thể cũng bay cùng các chuyến bay của hãng Ryanair [4] đến Kaunas trong Lithuania nhưng nó có thể không dễ dàng như vậy để có được từ Kaunas đến London bằng giao thông công cộng.
Có xe buýt nr 22 (0.70 LVL) và taxi (<10 LVL) kết nối đến trung tâm thành phố. Xe taxi đỏ [5] chạy từ sân bay đến trung tâm thành phố. Baltic Taxi xanh hoạt động từ sân bay đến trung tâm thành phố cho một khoản phí cố định là 9 LVL nếu mua một phiếu mua hàng từ gian hàng Taxi Baltic bên trong sân bay, chứng từ cùng một chi phí 8 LVL nếu mua từ tiếp viên hàng không trên tàu Baltic chuyến bay của Air (thẻ tín dụng được chấp nhận). Thời gian hành trình phụ thuộc vào lưu lượng truy cập. Sân bay hoạt động 24h giờ.
Nếu khởi hành vào buổi sáng, bạn nên để dành nhiều thời gian để tiến hành thông qua kiểm tra hộ chiếu vì nó có thể nhận được đông người.
Bằng tàu hỏa
[sửa]Đường sắt SJSC Latvia, 67216664, 67.233.397.
- Xe lửa đến ga Riga có ở:
- Moscow hay Saint Petersburg, Nga, hàng ngày qua đêm, dừng lại ở Rezekne và Jekabpils.
- Tàu Daugavpils và Rezekne có ở:
- Saint Petersburg, Nga, hàng ngày qua đêm Saint Petersburg - Vilnius dịch vụ
- Vilnius, Lithuania, hàng ngày
Nếu bạn đi bằng tàu hỏa qua Daugavpils để kết nối với Riga bạn có thể cần phải ở lại qua đêm Daugavpils cho kết nối. Điều này cũng áp dụng nếu bạn đang đi theo hướng ngược lại.
Bằng ô-tô
[sửa]Bằng buýt
[sửa]Bằng tàu thuyền
[sửa]Đi lại
[sửa]Ngôn ngữ
[sửa]Tiếng Latvia (Latviešu valoda) là ngôn ngữ chính thức duy nhất và thuộc nhóm ngôn ngữ Baltic của ngôn ngữ Ấn-Âu và tương đối gần gũi nhất của nó chỉ là tiếng Litva, nhưng hai ngôn ngữ này lại rất khác nhau, do đó nhiều khả năng tiếng Latvia phát âm hoàn toàn xa lạ đối với bạn và nó là khó để đoán từ viết nghĩa là gì, ngay cả khi tiếng Latvia sử dụng bảng chữ cái Latin, giống như tiếng Anh. Tuy nhiên, một số từ được vay mượn từ các ngôn ngữ khác và nó không phải là khó để hiểu rằng Restorans có nghĩa là nhà hàng, nhưng Veikals là gì? Nó có nghĩa là cửa hàng. Ngôn ngữ có ngữ pháp phức tạp, đang được sử dụng phức tạp nhất của động từ tiền tố và hậu tố, có thể thay đổi ý nghĩa hoàn toàn, cũng như nhiều loại phân từ lớn trong số đó không có tương đương trong tiếng Anh. Tiếng Latvia chỉ có 1,5 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, hầu hết trong số họ tất nhiên trong Latvia, nhưng cũng ở Ireland, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Nga, Brazil, Úc.
Bên cạnh Latvia, tiếng Nga được nói trôi chảy bởi hầu hết những người (70% số người nói nó như một ngôn ngữ thứ hai theo cuộc thăm dò Eurobarometer năm 2005), do Latvia là một phần của Liên bang Xô Viết, và trong thực tế một số nơi như Daugavpils có Nga là ngôn ngữ đa số. Ngoài ra người ta cũng biết tiếng Anh, đặc biệt là ở Riga.
Mua sắm
[sửa]Chi phí
[sửa]Thức ăn
[sửa]Đồ uống
[sửa]Chỗ nghỉ
[sửa]Học
[sửa]Làm
[sửa]An toàn
[sửa]Y tế
[sửa]Tôn trọng
[sửa]Liên hệ
[sửa]