Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Quần đảo Solomon
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Honiara
Chính phủ dân chủ nghị viện theo hướng anarchy
Tiền tệ dollar quần đảo Solomon (SBD)
Diện tích 28.450 km2
Dân số 494.786 (ước tính tháng 7/2002)
Ngôn ngữ Melanesian pidgin; English is official but spoken by only 1-2% of the population; note: 120 indigenous languages
Tôn giáo Anglican 45%, Roman Catholic 18%, United (Methodist/Presbyterian) 12%, Baptist 9%, Seventh-day Adventist 7%, other Protestant 5%, indigenous beliefs 4%
Hệ thống điện 240V/50Hz (Australian plug)
Mã số điện thoại +677
Internet TLD .sb
Múi giờ UTC +11

Quần đảo Solomon là một đảo quốc của người Melanesia, nằm ở phía Đông Papua New Guinea, bao gồm gần một ngàn đảo nhỏ trải dài trên một diện tích khoảng 28.400 km² (10.965 dặm vuông). Thủ đô của nơi đây là Honiara, tọa lạc trên đảo Guadalcanal.

Tổng quan[sửa]

Theo một số ý kiến khách quan, nhiều người cho rằng người dân đảo quốc này chính là hậu duệ của người Melanesia cổ, sinh sống từ mấy ngàn năm trước. Vào thập niên 1890, thực dân Anh đã thiết lập nền bảo hộ vùng đất này. Trong thời gian 1942-1945, đảo quốc này chịu tổn thất rất lớn trong Đệ nhị thế chiến. Nhiều trận đánh ác liệt đã diễn ra (Chiến dịch quần đảo Solomon), trong đó có Trận Guadalcanal gây thiệt hại nặng nề cho Solomon. Năm 1976, chính quyền tự trị ra đời. Hai năm sau đó, Solomon chính thức trở thành quốc gia độc lập và là một thành viên thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh.

Từ năm 1998, cuộc xung đột sắc tộc đã diễn ra trong sự bất lực của chính quyền. Đến tháng 6 năm 2003, lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia của Úc được gửi đến với "Phái bộ giúp đỡ Quần đảo Solomon" (Regional Assistance Mission to the Solomon Islands - RAMSI) nhằm thiết lập lại nền hòa bình và giải giáp các phiến quân sắc tộc vũ trang.

Ngày nay, Bắc Solomon chia thành hai vùng: Quần đảo Solomon độc lập và tỉnh Bougainville thuộc Papua New Guinea.

Lịch sử[sửa]

Mọi người tin rằng những người định cư nói tiếng Papua đã bắt đầu tới đây khoảng năm 30,000 trước Công Nguyên. Những người nói tiếng Austronesia đã tới đây khoảng năm 4,000 trước Công Nguyên và cũng mang theo các yếu tố văn hoá như canoe có mái chèo. Trong khoảng giữa năm 1,200 và 800 trước Công Nguyên những tổ tiên của người Polynesia, người Lapita tới đây từ Quần đảo Bismarck với các đồ gốm mang đặc trưng của họ.[1] Người Châu Âu đầu tiên khám phá quần đảo này là nhà hàng hải người Tây Ban Nha Álvaro de Mendaña de Neira, tới từ Peru năm 1568.

Các nhà truyền giáo bắt đầu tới Solomons hồi giữa thế kỷ 19. Ban đầu họ không đạt được nhiều thành công, bởi sự "buôn bán nô lệ da đen" (sự tuyển mộ nhân công thường mang tính bạo lực cho những nông trang mía ở Queensland và Fiji) đã dẫn tới một loạt các cuộc trả thù và thảm sát. Những hậu quả của việc buôn bán nô lệ đã buộc Anh Quốc phải tuyên bố bảo hộ với phần nam Quần đảo Solomons năm 1893. Đây là cơ bản của sự Bảo hộ Anh với Quần đảo Solomon. Năm 1898 và 1899, thêm nhiều hòn đảo khác ở xa hơn được gộp vào khu vực bảo hộ. Năm 1900 phần còn lại của quần đảo, một vùng trước kia thuộc quyền tài phán của Đức, được chuyển giao cho chính quyền Anh ngoài các đảo Buka và Bougainville vẫn thuộc quyền quản lý của Đức như một phần của New Guinea thuộc Đức (cho tới khi chúng bị Australia chiếm năm 1914, sau khi Thế chiến I bùng phát). Tuy nhiên, thương mại truyền thống và sự giao lưu xã hội giữa vùng phía tây Quần đảo Solomon Islands là Mono và Alu (the Shortlands) và các xã hội truyền thống ở phía nam vẫn tiếp tục diễn ra bình thường. Dưới chế độ bảo hộ, các nhà truyền giáo đã định cư ở Solomons, cải đạo cho hầu hết dân cư sang Thiên chúa giáo. Đầu thế kỷ 20, nhiều công ty Anh và Australia bắt đầu trồng dừa trên phạm vi rộng lớn. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp bởi người dân trên đảo ít được hưởng lợi từ đó.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đã có giao tranh ác liệt giữa người Mỹ và người Nhật Bản ở quần đảo Solomon của chiến dịch 1942-45, bao gồm cả trận Guadalcanal. Tự trị đã đạt được trong năm 1976 và độc lập hai năm sau đó. Quần đảo Solomon là một chế độ quân chủ lập hiến với Nữ hoàng của quần đảo Solomon, hiện nay Elizabeth II, là người đứng đầu nhà nước.

Trong năm 1998, bạo lực sắc tộc, hành vi sai trái của chính phủ, và tội phạm làm suy yếu sự ổn định và xã hội. Trong tháng sáu năm 2003, một lực lượng đa quốc gia Úc lãnh đạo, Phái đoàn hỗ trợ khu vực để quần đảo Solomon (RAMSI), đã đến và khôi phục hòa bình, dân quân sắc tộc giải giáp và cải thiện quản trị dân sự. Nó cũng đã dẫn đến sự phát triển của các cơ sở phục vụ cho người lao động nước ngoài.

Địa lý[sửa]

Quần đảo Solomon là một quốc đảo rộng lớn nằm ở phía đông Papua New Guinea và gồm nhiều hòn đảo: Choiseul, Đảo Shortland; Đảo New Georgia; Santa Isabel; Đảo Russell; Nggela (Đảo Florida); Malaita; Guadalcanal; Sikaiana; Maramasike; Ulawa; Uki; Makira (San Cristobal); Santa Ana; Rennell và Bellona; Quần đảo Santa Cruz và ba hòn đảo nhỏ nằm ở xa, Tikopia, Anuta, và Fatutaka. Khoảng cách giữa các đảo nằm xa nhất ở phía tây và phía đông là khoảng 1,500 kilômét (930 mi). Quần đảo Santa Cruz (Tikopia là một phần của nó), nằm ở phía bắc Vanuatu và rất cô lập với khoảng cách 200 kilômét (120 mi) từ các hòn đảo khác. Bougainville về địa lý là một phần của Quần đảo Solomon, nhưng về chính trị thuộc Papua New Guinea.

Khí hậu đại dương-xích đạo của hòn đảo này rất ẩm trong cả năm, với nhiệt độ trung bình 27 °C (80 °F). Từ tháng 6 tới tháng 8 là thời gian lạnh nhất. Dù các mùa không được phân biệt, các cơn gioá tây bắc vào tháng 11 tới tháng 4 mang lại những cơn mưa thường xuyên và thỉnh thoảng là những trận gió giật hay bão. Lượng mưa hàng năm khoảng 3050 mm (120 in).

Quần đảo Solomon là một phần của hai vùng sinh thái mặt đất riêng biệt. Đa phần các đảo là một phanà của vùng sinh thái rừng mưa nhiệt đới Quần đảo Solomon, vốn gồm các đảo Bougainville và Buka, là một phần của Papua New Guinea, những khu rừng này hiện đang gặp nguy cơ lớn từ các hoạt động khai thác. Quần đảo Santa Cruz là một phần của vùng sinh thái rừng mưa nhiệt đới Vanuatu, cùng với quần đảo Vanuatu bên cạnh. Chất lượng đất thay đổi từ rất giàu đất núi lửa (có các núi lửa ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau trên một số hòn đảo lớn) tới đá vôi cằn cỗi. Có hơn 230 loài lan và các loại hoa nhiệt đới khác trên quần đảo.

Quần đảo có nhiều núi lửa đã ngừng hoặc vẫn đang hoạt động. Núi lửa Tinakula và Kavachi là những núi lửa hoạt động mạnh nhất.

Các đảo[sửa]

Bản đồ quần đảo Solomon
Choiseul
khu vực phía Bắc; bao gồm các đảo Kho báu và quần đảo Shortland cũng như Choiseul
Florida and Russell Islands
Guadalcanal (Honiara)
hòn đảo lớn với thủ đô và sân bay chính
New Georgia Islands
New Georgia cộng một số đảo và đảo vòng nhỏ khác
Malaita
Renell và Bellona
San Cristobal
đảo này cũng có tên gọi Makira
Các đảo Santa Cruz
các hòn đảo xa xôi nhỏ bé ở phía đông nam, gần Vanuatu hơn bất cứ nơi nào khác trong Solomons
Santa Isabel
nơi mà người châu Âu đầu tiên đã tiếp xúc với quần đảo Solomon

Các thành phố[sửa]

Đến[sửa]

Mọi người đều cần một hộ chiếu, vé trở đi, và đủ tiền để trang trải thời gian nghỉ tại quần đảo Solomon.

Công dân của các nước sau đây có thể được cấp thị thực của du khách khi đến: American Samoa, Andorra, Anguilla, Antigua và Barbuda, Argentina, Aruba, Úc, Áo, Bahamas, Barbados, Belize, Bonaire, Brazil, British Virgin Islands, Brunei, Canada, Cayman Islands, Chile, Quần đảo Cook, Curaçao, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Dominica, Cộng hòa Dominica, gi, Phần Lan, Pháp, Polynesia thuộc Pháp, Đức, Hy Lạp, Grenada, Guadeloupe, Guam, Guyana, Hungary, Iceland, Ai-len, Israel, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Kuwait, Liechtenstein, Luxembourg, Malaysia, Maldives, Malta, Quần đảo Marshall, Martinique, Liên bang Micronesia, Monaco, Montserrat, Nauru, Hà Lan, New Caledonia, New Zealand, Niue, Norfolk Island, Quần đảo Bắc Mariana, Na Uy, Palau, Papua New Guinea, Paraguay, Peru, Pitcairn Islands, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Puerto Rico, Saba, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Samoa, San Marino, Singapore, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Suriname, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thái Lan, Tonga, Trinidad và Tobago, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Uruguay, Vanuatu, Wallis và Futuna.

Bằng máy bay[sửa]

Sân bay quốc tế, Henderson, là 7 dặm về phía đông của thủ đô Honiara. Các chuyến bay theo lịch trình khởi hành từ Brisbane, Úc hầu hết các ngày. Ngoài ra còn có các chuyến bay giữa Vanuatu, Fiji và New Guinea

Bằng đường biển[sửa]

Tàu du lịch thỉnh thoảng ghé thăm Honiara.

Cũng có thể đi du lịch từ miền nam Bougainville ở Papua New Guinea bằng thuyền vào quần đảo Solomon tỉnh miền Tây, như người dân địa phương thường xuyên đi lại giữa đảo Shortland của Solomons và Bougainville.

Tham quan[sửa]

Ngủ[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!