Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Kiribati
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Chính phủ Republic
Tiền tệ Australian dollar (AUD); also the Kiribati dollar (coinage only), at par with AUD
Diện tích total: 811 km2
Dân số 105,432 (July 2006 est.)
Ngôn ngữ I-Kiribati, English (official)
Tôn giáo Công giáo La Mã 52%, Tin lành (giáo đoàn) 40%, một số Cơ Đốc Phục Lâm ngày Thứ Bảy, Hồi giáo, Baha'i, Thánh Hữu Ngày Sau, và Giáo Hội của Thiên Chúa (1999)
Mã số điện thoại +686
Internet TLD .ki
Múi giờ UTC+12 to +14

Kiribati, tên chính thức là Cộng hòa Kiribati, là một quốc đảo có khí hậu nhiệt đới nằm ở vùng trung tâm Thái Bình Dương. Nước này có tổng cộng 32 đảo san hô vòng và một đảo san hô cao, chiếm tổng cộng một diện tích khoảng 3.5 triệu kilomet vuông, (1.351.000 dặm vuông) gần rải rác quanh đường xích đạo, và giáp với Đường đổi ngày Quốc tế về phía đông.

Cái tên Kiribati là phát âm địa phương của từ "Gilberts", xuất phát từ đảo chính của nước này là Quần đảo Gilbert. Kiribati giành được độc lập từ Anh Quốc vào năm 1979. Nước này là một thành viên thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, và trở thành thành viên đầy đủ của Liên hiệp Quốc vào năm 1999.

Tổng quan[sửa]

Lịch sử[sửa]

Vùng đất hiện nay được gọi với cái tên Kiribati, trước kia là nơi sinh sống của người Micronesia nói cùng tiếng Ocean vào khoảng thời gian giữa năm 3000 trước công nguyên và 1300 sau công nguyên. Khu vực này không bị cô lập về mặt địa lý; những cư dân ngoại bang đến từ Tonga, Samoa, và Fiji sai đó đã đến và du nhập các khía cạnh văn hóa Polynesia và Melanesia. Các cuộc hôn phối giữa những chủng tộc khác nhau đã làm lu mờ những khác biệt về văn hóa và đạt được một mức độ đồng nhất quan trọng ở nơi này.

Quần đảo được các tàu Anh và Hoa Kỳ phát hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Chuỗi đảo chính được đặt tên Quần đảo Gilbert vào năm 1820 bởi một Đô đốc người Nga, Adam von Krusenstern, và thuyền trưởng người Pháp Louis Duperrey, theo tên một thuyền trưởng người Anh là Thomas Gilbert, người vốn trước đó đã băng qua quần đảo vào năm 1788 khi đang đi từ Úc sang Trung Quốc.

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tấn công một boongke của Nhật trong Trận Tarawa vào tháng 11, 1943.Từ đầu thế kỷ 19, các tàu đánh cá voi, thương mại và kẻ buôn nộ lệ phương Tây đã ghé thăm hòn đảo mang theo cả các căn bệnh lạ và súng ống. Những người định cư người Anh đặt chân lên đảo lần đầu tiên vào năm 1837. Năm 1892 quần đảo Gilbert đồng ý trở thành xứ bảo hộ của Anh Quốc cùng với Quần đảo Ellice gần đó. Những khu vực này được quản lý bởi Cao Ủy Tây Thái Bình Dương đặt trụ sở chính tại Fiji. Cùng với nhau các lãnh thổ này trở thành Thuộc địa trực thuộc Anh (crown colony) của Quần đảo Gilbert và Ellice vào năm 1916. Kiritimati (Đảo Christmas) trở thành một phần của thuộc địa 1919 và Quần đảo Phoenix được thêm vào năm 1937.

Đảo san hô Tarawa và các đảo khác của nhóm đảo Gilbert bị chiếm đóng bởi quân Nhật trong suốt Thế chiến II. Tarawa là một trong những khu vực diễn ra các trận đánh đẫm máu nhất của trong lịch sử Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên Tawara vào thánh 11, 1943; theo sau đó Trận Tarawa diễn ra tại thủ đô cũ của Kiribati là Betio trên đảo san hô Tarawa.

Một số quần đảo của Kiribati, đặc biệt là các đảo xa như Quần đảo Line, trước đây được Hoa Kỳ và Anh Quốc dùng làm nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân bao gồm cả bo khinh khí vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960.

Quần đảo Gilbert và Ellice dành được quyền tự trị vào năm 1971, và tách ra vào năm 1975 rồi được trao quyền tự quản bởi Anh Quốc. Năm 1978, Quần đảo Ellice trở thành quốc gia độc lập là Tuvalu. Trong khi Quần đảo Gilbert được độc lập cùng với Kiribati vào ngày 12 tháng 7, 1979. Mặc dù cái tên theo tiếng Gilbert bản địa của Quần đảo Gilbert chính thức là "Tungaru", nhà nước mới vẫn chọn tên "Kiribati", là sự diễn tả theo tiếng Gilbert của từ "Gilbert", được mang nghĩa bao hàm cả các lãnh thổ cựu thuộc địa là Banaba, Quần đảo Line ,và Quần đảo Phoenix, vốn chưa bao giờ được coi là một phần của chuỗi đảo Gilbert. Theo Hiệp ước Tarawa, được ký kết một thời gian ngắn sau khi độc lập và thông qua vào năm 1983, Hoa Kỳ hủy bỏ tất cả các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo rải rác không có người ở thuộc Quần đảo Phoenix Islands và Quần đảo Line là một phần lãnh thổ của Kiribati.

Quá tải dân số đã đang là một vấn đề cấp thiết ở Kiribati. Năm 1988, nước này công bố rằng 4.700 cư dân của nhóm đảo chính sẽ phải tái định cư trên các đảo ít dân hơn. Chính trị gia Teburoro Tito được bầu làm tổng thống năm 1994. Theo sau đó là đạo luật năm 1995 quyết định di chuyển đường đổi ngày quốc tế xa về phía đông để nhóm Quần đảo Line sử dụng cùng thời gian với phần còn lại của đất nước. Đạo luật này đã hiện thức lời hứa của Tổng thống Tito trong chiến dịch tranh cử, dự định sẽ cho phép mọi công việc của quốc gia sẽ đực thực hiện trong cùng thời điểm. Việc này cũng tạo điều kiện cho Kiribati trở thành quốc gia đầu tiên chứng kiến buổi bình minh đầu tiên của thiên niên kỷ thức ba, một sự kiện quan trọng cho ngành du lịch nước này. Tito tái đắc cử vào năm 1998. Kiribati có được tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc năm 1999.

Năm 2002 Kiribati thông qua một đạo luật gây tranh cãi cho phép chính phủ đóng cửa báo chí. Đạo luật này được thực hiện sau khi tờ báo không điều hành bởi chính phủ đầu tiên của Kiribati được thành lập. Tổng thống Tito tái đắc cử vào năm 2003, nhưng sau đó đã buộc phải rời khỏi chức vụ vào tháng 3, 2003 thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và thay thế bởi Hội đồng Nhà nước. Chính khách Anote Tong thuộc đảo đối lập Boutokaan Te Koaua được bầu để thay thế Tito vào tháng 7, 2003. Ông này tái đắc cử vào năm 2007.

Mùa hè năm 2008, nhà chức trách Kiribati đã yêu cầu Australia và New Zealand chấp nhận các cư dân Kiribati như là những người tị nạn thường trú. Kiribati được xem là quốc gia đầu tiên mà tất cả lãnh thổ đất liền sẽ biến mất do vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Tháng 6, 2008, tổng thống Kiribati Anote Tong đã nói rằng đất nước đã chạm đến "điểm không thể quay ngược lại"; ông còn phát biểu: "Để lên kế hoạch cho một ngày mà bạn không còn một đất nước thật sự đau đớn nhưng tôi nghĩ chúng ta nên phải làm điều đó

Địa lý[sửa]

Kiribati có khoảng 32 đảo san hô vòng và một đảo biệt lập (Banaba), trải dài ở cả hai bán cầu đông và tây. Các nhóm đảo gồm:

  • Đảo Banaba: một đảo biệt lập nằm giữa Nauru và quần đảo Gilbert
  • Quần đảo Gilbert: 16 đảo san hô vòng nằm cách Fiji khoảng 930 dặm (1.500 km) về hướng bắc
  • Quần đảo Phoenix: 8 đảo san hô vòng và một đảo san hô cách quần đảo Gilbert khoảng 1.100 dặm (1.800 km) về hướng đông nam
  • Quần đảo Line: 8 đảo san hô vòng và một rặng đá ngầm, cách quần đảo Gilbert khoảng 2.050 dặm (3.300 km) về phía đông

Con kênh nằm giữa mặt tây của đảo Long và đảo Nake thuộc Đảo san hô vòng Caroline.Banaba (hay Đảo Đại Dương) là một đảo tạo bởi san hô có nguồn tài nguyên phosphate phong phú, nhưng hầu như đã bị khai thác trước khi được độc lập. Phần lãnh thổ còn lại của Kiribati bao gồm chủ yếu là các đảo cát và đá ngầm nhỏ hay các đảo san hô chỉ nằm trên mặt nước biển vài met.

Lớp đất trồng ở Kiribati mỏng và chứa nhiều canxi gây nhiều trở ngại cho hoạt động nông nghiệp. Đảo Kiritimati (Đảo Giáng sinh) thuộc Quần đảo Line là đảo san hô vòng lớn nhất thế giới. Do sự kiện định lại Đường đổi ngày quốc tế vào năm 1995, Kiribati hiện tại là quốc gia nằm về xa phía cực đông nhất của thế giới, và là quốc gia đầu tiên bước vào năm 2000 tại Đảo Caroline, vốn không phải ngẫu nhiên đã được đổi tên thành Đảo Thiên niên kỷ.[21]

Theo Chương trình Môi trường Khu vực Nam Thái Bình Dương, hai đảo nhỏ không người ở của Kiribati là Tebua Tarawa và Abanuea, đã biến mất dưới làn nước vào năm 1999.[22] Hòn đảo Tepuka Savilivili (Tuvalu; không phải là tên theo tiếng Gilbert) đã không còn cây dưa nào sinh sống do sự nhiễm mặn của nước biển.[23] Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc dự đoán mực nước biển sẽ dâng lên khoảng nửa met (20 in) vào năm 2100 do vấn đề ấm lên toàn cầu và đây là việc không thể tránh khỏi. Do đó, gần như trong vòng một thế kỷ những vùng đất trồng trọt được của nước này sẽ trở thành nạn nhân của nạn xâm nhập mặn và phần lớn sẽ bị nhận chìm dưới mực nước biển.

Tuy nhiên, mực nước biển dâng lên không có nghĩa là Kiribati sẽ biến mất. Paul Kench tại Viện Đại học Auckland ở New Zealand và Arthur Webb tại Uỷ ban Ứng dụng khoa học Địa chất ở Fiji công bố một nghiên cứu vào năm 2010 về sự đáp ứng với sự dâng nước biển của các đảo san hô ở trung tâm Thái Bình Dương. Kiribati được đề cập đến trong nghiên cứu, Webb và Kench phát hiện ra rằng ba hòn đảo có dân cư sinh sống chủ yếu của Kiribati là Betio, Bairiki và Nanikai - có diện tích tăng 30 phần trăm (36 hecta), 16,3 phần trăm (5,8 hecta) và 12,5 phần trăm (0,8 hecta), respectively. Kiribati là quốc gia duy nhất trên thế giới nằm ở cả hai bên kinh tuyến 180 của quả đất.

Con người[sửa]

Người bản địa ở Kiribati được gọi là I-Kiribati. Từ Kiribati là phát âm địa phương của từ Gilbert và tên gốc của thuộc địa Anh là Quần đảo Gilbert. Phát âm của cư dân bản địa của tên này được chấp thuận khi nước này giành được độc lập vào năm 1979.

Về mặt dân tộc học I-Kiribati là những người Micronesia. Bằng chứng khảo cổ học gần đây chỉ ra rằng những người Austronesian ban đầu đã định cư trên các hòn đảo hàng ngàn năm trước đây. Vào khoảng thế kỷ 14, những người Fijia và Tonga chiếm lấy các hòn đảo thuộc Kiribati và do đó làm phức tạp hơn nguồn gốc sắc tộc tại đây; những người có nguồn gốc Polynesian đã phân hoá thành nhiều kiểu hành khác nhau. Kết hôn giữa những nhóm sắc tộc trong quá khứ đã dẫn đến sự đồng nhất trong trang phục và văn hoá của các cư dân.

Người bản địa Kiribati nói ngôn ngữ Ocean được gọi là "tiếng Gilbert". Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, nhưng nó không được sử dụng phổ biến bên ngoài thủ đô Tarawa. Nhiều khả năng là tiếng Anh được sử dụng trộn lẫn với tiếng Gilbert. Các thế hệ người I-Kiribati lớn tuổi có xu hướng sử dụng các phiên bản phức tạp của ngôn ngữ pha trộn này.

Kitô giáo là tôn giáo chính ở nước này, vốn đã được giới thiệu bởi các nhà truyền giáo vào thế kỷ 19. Phần lớn dân số là theo Công giáo La Mã, mặc dù một phần không nhỏ là theo Hội chúng tự trị Tin lành. Nhiều giáo phái Tin lành khác, bao gồm Thuyết Phúc Âm cũng hiện diện ở Kiribati. Tôn giáo Bahá'í Faith cũng tồn tại ở Kiribati, cùng với nhân chứng Jehovah và Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô của các vị thánh ngày cuối (Mormons), có khoảng 11.511 tín đồ vào cuối năm 2005

Vùng[sửa]

Thành phố[sửa]

Các điểm đến khác[sửa]

Đến[sửa]

Các công dân của các nước sau đây được miễn xin visa trước khi vào Kiribati hợp thời gian dự định lưu trú là 30 ngày hoặc ít hơn: Belize, Liên bang Micronesia, Ma ( chỉ đối với các chủ sở hữu của Ma đặc biệt Hộ chiếu khu vực Adminisirative), Quần đảo Marshall, Palau, Cộng hòa Trung Quốc (Đài Loan), Cộng hòa Hàn Quốc.

Các công dân và công dân của các nước sau quy định được miễn xin visa trước khi vào Kiribati:

Antigua và Barbuda, Úc, Áo, Barbados, Bỉ, Bulgaria, Canada, Quần đảo Cook , Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, gi, Phần Lan, Pháp, Đức, Grenada, Hy Lạp, Hồng Kông (chỉ đối với các chủ sở hữu của Anh công dân mang hộ chiếu nước ngoài và Hồng Kông đặc biệt hộ chiếu khu hành chính), Hungary, Ai-len, Ý, Jamaica, Nhật Bản, Kenya, Latvia, Lesotho, Lithuania, Luxembourg , Malawi, Malaysia, Malta, Mauritius, Nauru, Hà Lan, New Zealand, Niue , Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Saint Kitts và Nevis, Thánh Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Samoa, Seychelles, Sierra Leone, Singapore, Slovakia, Slovenia , Quần đảo Solomon, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, The Bahamas, Tonga, Trinidad và Tobago, Tunisia, Tuvalu, Vương quốc Anh, vùng lãnh thổ Vương quốc Anh ở nước ngoài của (Bermuda, Cayman Islands, MontserratQuần đảo Turks và Caicos) , Hoa Kỳ, Vanuatu, Zambia, Zimbabwe.

Có lãnh sự danh dự trong Rose Bay (gần Sydney), NSW, Úc; Honolulu, Hawaii, Suva, Phi-gi; Hamburg, Đức; Tokyo, Nhật Bản; Seoul, Hàn Quốc, Auckland, New Zealand, và London, Vương quốc Anh. Ngoài ra, thị thực có thể thu được bằng cách viết Cán bộ xuất nhập cảnh chính, Bộ Ngoại giao, PO Hộp 68, Bairiki, Tarawa, Kiribati (Trung Thái Bình Dương). Chú ý: Không áp dụng trực tiếp đến Tarawa trong vòng một vài tháng hoặc lâu hơn của ngày khởi hành của bạn, hoặc khi bạn cần hộ chiếu của bạn ở nơi khác. Thông thường, cách tốt nhất là tìm hiểu tại lãnh sự quán gần nhất ở nước ngoài. Không có yêu cầu bạn phải là một cư dân của cùng một quốc gia mà lãnh sự quán được đặt.

Bằng đường hàng không[sửa]

Nếu vé qua là quá đắt, có thể đến Fiji sau đó đến Kribati.

Air Pacific [1] có hai chuyến bay thẳng hàng tuần (3 giờ) từ Nadi, Fuji với các kết nối từ Úc , New Zealand, Nhật Bản, CanadaHoa Kỳ bao gồm Honolulu (với mã dùng chung trên American Airlines, và các thành viên thuộc liên minh oneworld có thể khác). Nếu sử dụng hãng hàng không khác để có được đến Fiji, có thể là vùng đất nhất định trong Nadi chứ không phải Suva (trừ khi bạn đang ở trong một thời gian và có thể nhận được để phía bên kia của hòn đảo). 'Our Airline and Air Kiribati Services [2] (trước đây là 'Air Nauru) kết nối Tarawa ở Kiribati với Nauru, Honiara và Nadi. Dịch vụ này cung cấp truy cập được cải thiện đến Tarawa và quốc Thái Bình Dương. Hãng hàng không của chúng tôi chỉ khởi động lại (05 tháng ba năm 2012) các chuyến bay hàng tuần đến Tarawa từ Nadi. Không khí Thái Bình Dương đã giảm giá vé, trong khi sự vắng mặt của cạnh tranh trong năm 2011 nó đã lên đến gần USD $ 1600 một cách.

Air Pacific bắt đầu các chuyến bay vào đảo Kiritimati (Giáng sinh) vào ngày 25 Tháng Năm 2010. Các chuyến bay hàng tuần sẽ kết nối với cả hai Kiritimati Nadi (Fiji) và Honolulul (Mỹ). Kết nối có thể dễ dàng thực hiện với các chuyến bay fron New Zealand, Úc, và châu Âu với khí Thái Bình Dương.

Air Marshall Islands các chuyến bay không thường lệ mỗi 2 tuần đến Majuro Tarawa CW117 trở về cùng ngày. Các chuyến bay theo lịch trình tiếp theo là thứ hai 19 tháng 3 năm 2012 lúc 5 giờ sáng, và trở lại CW118 khởi hành lúc 10 giờ sáng Tarawa

Bằng tàu hỏa[sửa]

Bằng ô-tô[sửa]

Bằng buýt[sửa]

Bằng tàu thuyền[sửa]

Đi lại[sửa]

Ngôn ngữ[sửa]

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Kiribati cùng với mẹ đẻ I-Kiribati. Trong khi tiếng Anh được sử dụng nhiều trong Nam Tarawa các xa thủ đô thì nói tiếng I-Kiribati. Hầu hết mọi người trên đảo Kiritimati có thể nói một số tiếng Anh. Gần như tất cả dân Kiribati cũng nói được ngôn ngữ địa phương Gilbert, xuất phát từ tên của quần đảo Gilbert đặt tên sau khi Thomas Gilbert, người châu Âu đầu tiên khám phá những hòn đảo.

Mua sắm[sửa]

Chi phí[sửa]

Thức ăn[sửa]

Đồ uống[sửa]

Chỗ nghỉ[sửa]

Học[sửa]

Làm[sửa]

An toàn[sửa]

Y tế[sửa]

Tôn trọng[sửa]

Liên hệ[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!